Đặc biệt, ngay trên ứng dụng ‘Bắc Trà My Smart’ cài ở điện thoại, người dân có thể phản ánh về những vấn đề trong đời sống, xã hội, giúp chính quyền nhanh chóng xử lý những tình huống xảy ra ở địa phương.
“Cánh tay” nối dài của chính quyền
Anh Nguyễn Duy Hòa (41 tuổi, trú tại huyện Bắc Trà My) cho biết đã gửi phản ánh qua điện thoại về tình trạng các xe tải làm rơi cát, sỏi trên tuyến đường của xã diễn ra hơn một tuần nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý.
“Sau khi tôi gửi ý kiến trên ứng dụng Bắc Trà My Smart, khoảng 2 ngày sau, tình trạng trên chấm dứt. Tôi cũng nhận được câu trả lời đã giải quyết xong vụ việc ngay trên phản hồi của mình. Đây là ứng dụng thiết thực giúp người dân và chính quyền gần nhau hơn, dễ dàng hơn trong việc trao đổi thông tin”, anh Hòa nói.
Ứng dụng này giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời tất cả những vấn đề gây bức xúc dư luận như giao thông, rác thải…
Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My) Trịnh Ngọc Duy cho hay, trong năm 2022, khi thử nghiệm việc phản hồi ý kiến người dân trên ứng dụng, đã có hơn 30 ý kiến chuyển về và giải quyết.
“Nhiều vấn đề được người dân gửi về cho chính quyền liên quan đến môi trường, giao thông, đất đai… Khi nhận được ý kiến của người dân, nếu nằm trong phạm vi của thị trấn, chúng tôi sẽ cử người đến giải quyết. Tùy theo từng trường hợp mà kéo dài thời gian ngắn hay dài. Ví dụ, người dân phản ánh đống rác 2,3 ngày chưa được dọn dẹp, trong vài giờ phải xử lý ngay. Sau khi xong việc, chúng tôi sẽ phản hồi lại ngay chính ý kiến của người dân trên ứng dụng”, ông Duy giải thích.
Một số vấn đề khác như loa phát thanh quá to hoặc quá nhỏ, khi người dân phản hồi sẽ được chính quyền điều chỉnh giúp mọi người dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Xử lý nhanh, gọn
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - ông Thái Hoàng Vũ chia sẻ, trong một năm thử nghiệm vận hành IOC, đặc biệt là việc phản ánh của người dân thông qua ứng dụng, huyện đã tiếp nhận gần 100 ý kiến.
"Nếu như trước đây chúng tôi phải xuống địa bàn khảo sát, xử lý thì nay tiết kiệm được thời gian đi lại và phối hợp nhanh gọn hơn… Cụ thể, khi nhận được phản ánh của người dân trên ứng dụng, chúng tôi sẽ phân loại xem nội dung đó nằm ở phòng ban nào rồi chuyển dữ liệu đến bộ phận có chuyên môn xử lý triệt để. Tiếp đó, chúng tôi sẽ phản hồi lại ý kiến của người dân rằng đã xử lý đến đâu, xử lý như thế nào. Người dân dễ dàng phản hồi nếu như chưa hài lòng hoặc hài lòng với câu trả lời của chính quyền ngay trên chiếc điện thoại của mình”, ông Vũ nói.
Mặt khác, nhờ những phản hồi này mà chính quyền cũng như người dân nắm bắt được thông tin các địa điểm sạt lở, những cây cầu ngầm thường xuyên ngập nước trong những tháng mưa lũ.
Theo ông Vũ, có rất nhiều vấn đề được người dân phản ánh đến chính quyền, nổi bật là môi trường đô thị và giao thông. Những phản hồi vẫn chỉ tập trung nhiều tại thị trấn Trà My, những xã liền kề hoặc vùng sâu vùng xa còn hạn chế.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My giải thích: “Vì là huyện miền núi nên nhiều điểm chưa có sóng điện thoại bao phủ. Đây là một khó khăn mà chính quyền đang gặp phải khiến việc phản hồi của người dân chưa tăng cao”.
Cũng theo ông Thái Hoàng Vũ, sắp tới chính quyền sẽ thông tin đến người dân về ứng dụng và việc phản hồi thông qua tổ công nghệ cộng đồng của từng thôn. Các tổ hướng dẫn người dân cài đặt, cách phản ánh vấn đề đang gặp phải để tăng hiệu quả trong công tác quản lý.
" alt=""/>Ứng dụng Bắc Trà My Smart giúp người dân miền núi Quảng Nam xử lý bất cập nhanhTọa lạc tại tầng 24, Flemington Tower (Cao ốc Gia Bảo) số 184 Lê Đại Hành, quận 11, văn phòng đại diện Imexpharm với diện tích 600m2 được thiết kế theo xu hướng không gian mở, hiện đại và sang trọng. Với màu xanh dương chủ đạo của thương hiệu, văn phòng được trang bị hệ thống CNTT hiện đại, các phòng làm việc có tính tương tác cao nhằm tạo ra một môi trường làm việc năng động và gắn kết giữa các nhân viên. Khu vực tiếp tân cũng được thiết kế mang lại sự thân thiện cho khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
Phát biểu tại lễ khánh thành văn phòng đại diện TP.HCM, Thầy thuốc nhân dân, dược sĩ Trần Thị Đào - Tổng Giám đốc Imexpharm cho biết: “Là doanh nghiệp có lịch sử gắn bó và phát triển hơn 45 năm qua tại tỉnh Đồng Tháp, ngày nay Imexpharm tự hào trở thành doanh nghiệp sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Với chiến lược phát triển và mở rộng mạng lưới, Imexpharm khánh thành văn phòng tại TP.HCM nhằm gia tăng sự hiện diện thương hiệu tại các thành phố lớn và phục vụ khách hàng, đối tác và nhà đầu tư ngày một tốt hơn”.
“Trong thời gian tới, Imexpharm sẽ mở rộng mạng lưới ra khu vực phía Bắc giúp cung cấp sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao với chi phí hợp lý cho các bệnh viện, nhà thuốc và người dân ngày một tốt hơn. Không chỉ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong nước, Imexpharm còn đặt mục tiêu xa hơn là thâm nhập các thị trường tiềm năng khác. Ngay từ tháng 1/2024, chúng tôi đã xuất khẩu thành công lô hàng thuốc kháng sinh đầu tiên sang Mông Cổ qua đường hàng không”, bà Đào chia sẻ thêm.
Tính đến nay Imexpharm đã xây dựng được một mạng lưới rộng khắp Bắc - Trung - Nam với 20 chi nhánh bán hàng, 2 văn phòng chi nhánh tại TP.HCM và 2 tổng kho tại TP.HCM và Đồng Tháp. Hiện, Imexpharm có 4 cụm nhà máy, trong đó có 3 cụm nhà máy sở hữu 11 dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP.
Kết thúc năm 2023, Imexpharm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số với tổng doanh thu gộp đạt 2.113 tỷ; tăng trưởng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường 8%. Doanh thu thuần đạt 1.994 tỷ tăng trưởng 21% so với cùng kỳ. Imexpharm là doanh nghiệp hàng đầu sản xuất kháng sinh tại thị trường Việt Nam. Năm 2023, Imexpharm đã đăng ký thêm 11 MA EU (số đăng ký sản phẩm tại châu Âu) được cấp cho 6 sản phẩm, trong đó có những sản phẩm khó như Ampicillin/Sulbactam, nâng tổng số MA EU lên con số 27 cho 11 sản phẩm.
Về kế hoạch của năm 2024, đại diện Imexpharm cho biết doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư và thực hiện các sáng kiến nhằm tăng năng suất của các dây chuyền, nhà máy hiện hữu. Ngoài ra, công ty cũng đang nghiên cứu đánh giá khả thi một số dự án đầu tư nhà máy, dây chuyền mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.
Thành lập từ năm 1977 tại tỉnh Đồng Tháp, Imexpharm luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu, mục tiêu cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người bệnh và cộng đồng. Hiện, Imexpharm là đối tác sản xuất nhượng quyền của nhiều tập đoàn dược đa quốc gia hàng đầu thế giới như: Sandoz, DP Pharma, Galien, Pharmacience Canada, Sanofi - Aventis. Theo công bố của doanh nghiệp, tính đến hết năm 2022, Imexpharm đã có 12 số đăng ký cho 7 sản phẩm tại châu Âu. Thông tin chi tiết, xem tại: https://imexpharm.com/ |
Lệ Thanh
" alt=""/>Imexpharm khánh thành văn phòng đại diện tại TP.HCMCác bác sĩ cho biết, bệnh võng mạc trẻ sinh non là sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc, xảy ra ở trẻ sinh non, nhẹ cân và thường ở hai mắt. Nếu bệnh nhẹ, trẻ chỉ cần theo dõi sẽ tự thoái triển. Trường hợp bệnh nặng, tiến triển nhanh đòi hỏi phải can thiệp kịp thời, tránh biến chứng gây bong võng mạc.
Ngoài ra, trẻ cần phải theo dõi lâu dài sau điều trị (3 tháng, 6 tháng và hàng năm) để phát hiện các biến chứng muộn như: tật khúc xạ, nhược thị, lé, tăng nhãn áp, bong võng mạc…
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Danh, Trưởng đơn vị Mắt, Bệnh viện Nhi đồng 2, bong võng mạc trẻ sinh non rất nguy hiểm, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây giảm thị lực và mù lòa nếu không điều trị kịp thời.
Bác sĩ Danh lý giải, ở trẻ sinh non, các mạch máu nuôi mắt có thể gián đoạn hoặc ngừng phát triển, chưa tiếp cận được võng mạc, mạch máu mỏng manh dễ vỡ, gây xuất huyết võng mạc. Các mạch máu bị vỡ còn hình thành mô sẹo, khi co lại sẽ kéo võng mạc rời khỏi phần sau của mắt dẫn đến nhãn cầu bị thiếu máu nuôi. Từ đó, gây bong võng mạc.
Trong nhiều trường hợp, bệnh diễn tiến rất nhanh, cha mẹ cần kiên trì đưa trẻ đến bệnh tầm soát mắt cho đến khi mạch máu nuôi võng mạc trưởng thành hoàn toàn (trung bình từ 40-42 tuần) hoặc đến khi được điều trị dứt điểm.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, giai đoạn sau Covid-19 có khoảng 20% trẻ sinh non bỏ ngang tầm soát mắt, đã có trẻ bị mù vĩnh viễn do cha mẹ đưa đến quá muộn.
Một số phụ huynh chia sẻ với bác sĩ, do gia đình ở xa, tần suất tái khám từ 1-2 tuần/lần nên gặp nhiều bất tiện. Ngoài ra, cha mẹ cũng lo ngại trẻ sinh non yếu ớt, dễ lây bệnh khác trong viện nên chần chừ tái khám mắt.
“Mặc dù thông cảm với phụ huynh nhưng tầm soát mắt rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ. Hiện nay, có ít địa phương triển khai khám bong võng mạc cho trẻ nên cha mẹ cần cố gắng thu xếp công việc, duy trì việc thăm khám cho con”, bác sĩ Danh nói.
Ngoạn mục cứu bé sinh non trong nhà vệ sinh bệnh viện, vừa chào đời đã ngừng timVừa được điều dưỡng dìu vào nhà vệ sinh, chị Thuỷ 41 tuổi ở Hà Nội bất ngờ chuyển dạ, sổ con ra rất nhanh. Em bé nặng 1.500gr chào đời ở tuần thai thứ 31, bị tím tái toàn thân, ngừng tim, không thở." alt=""/>Trẻ sinh non bị bong võng mạc do cha mẹ ngại khám tầm soát