Niêm phong ở mọi nơi. Trong khu vực in sao đề thi, không được sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 1 điện thoại cố định có loa ngoài SP-phone đặt tại vòng 2 được cán bộ công an kiểm soát 24/24 giờ; mọi cuộc liên lạc đều phải bật loa ngoài, phải ghi biên bản hoặc ghi âm. |
Ban In sao đề thi chuyển giao các bì đề thi đã niêm phong cho Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi. Tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương án và thời gian giao đề thi cho các Điểm thi, trên cơ sở đảm an toàn và bảo mật. |
Trong những ngày in sao đầu tiên, các cán bộ gần như phải làm việc từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối. Tiến độ làm việc phải cực kỳ khẩn trương nhưng cũng hết sức cẩn thận, không được phép sai sót. Công việc không có gì căng thẳng, nhưng khá nhàm chán, ví dụ như cứ phải ngồi một chỗ dập ghim liên tục. |
| ||
Tất cả các hoạt động ăn, ngủ, nghỉ của 33 cán bộ đều diễn ra trong hội trường này. Tính cả “vùng lõi” và các vòng ngoài, tổng số cán bộ phục vụ công tác in sao, giám sát, bảo vệ, phục vụ là khoảng 100 người. 33 cán bộ “vùng lõi” không được phép bước chân ra khỏi phòng trong bất cứ trường hợp nào, trừ khi phải cấp cứu vì vấn đề sức khỏe. Nếu có trường hợp phải đi cấp cứu, các cán bộ công an sẽ được cử đến túc trực ở bệnh viện 24/24. |
Đến giờ ăn, thức ăn được đội phục vụ ở các vòng ngoài đưa vào. Ăn xong, chỉ có bát đĩa và thức ăn thừa được đưa ra. TNhà trường đã tạo điều kiện hết sức về cơ sở vật chất, phục vụ việc ăn ngủ nghỉ của cán bộ. Ngoài 3 bữa chính, những hôm nào làm đêm đều có đồ ăn nhẹ. Giữa giờ nghỉ có các món ăn vặt như sữa chua, chè. Các món đủ chất, đủ lượng, thay đổi thường xuyên, hài hòa. Ăn xong, ngoài bát đĩa và thức ăn thừa thì không có gì được chuyển ra ngoài. Những thiết bị phát một chiều như tivi, sách báo cũng được phép mang vào khu vực cách ly để phục vụ nhu cầu giải trí của các thầy cô. |
Phòng in sao đề là một hội trường rộng, có khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh riêng và nằm khép kín trong hội trường. |
Hệ thống điện ở đây cũng được trang bị đặc biệt đề phòng trường hợp mất điện |
Toàn bộ rác thải như giấy ăn, hộp sữa cũng phải để lại thùng rác lưu trữ trong suốt 14 ngày làm việc của cán bộ. |
Khu vực của cán bộ nữ. Một nữ cán bộ từng nhiều năm phục vụ công tác in sao đề cho biết, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác in sao đề của trường ngày một tốt hơn, giảm nhẹ sự căng thẳng, bất tiện của các cán bộ khi phải ở trong phòng thi tới 14 ngày. |
Nghiêm cẩn ở nơi chứa 600.000 đề thi THPT quốc gia |
Trước khi các cán bộ ra khỏi phòng cách ly, ban in sao đề của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã lập biên bản trả lại đề thi dự phòng cho Sở GD&ĐT Hà Nội. |
Sau khi công tác in sao đề hoàn thành, các thầy cô tổ chức các hoạt động vui vẻ như thi hát, đánh bài, các hoạt động văn hóa đúng với tinh thần của Bách khoa. Một cán bộ trong phòng in sao đề cho biết, tâm lý vui sướng khi được ra ngoài sau 14 ngày hoàn toàn cách ly là có thật. Tuy nhiên, niềm vui lớn nhất vẫn là đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sai sót xảy ra rất ít. |
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tại các điểm in sao đề thi, hầu hết BCĐ thi các tỉnh đều chọn địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian in sao đề cho đến hết thời gian thi môn cuối cùng của kỳ thi, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy; nhiều cụm thi đã phối hợp với công an tỉnh triển khai máy phá sóng để nâng cao độ bảo mật của khu vực in, sao đề thi. Qua kiểm tra cho thấy khu vực in sao đề thi đều thực hiện nghiêm túc yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập, những người làm việc trong khu vực in sao đề thi chỉ được hoạt động trong phạm vi không gian cho phép; Có đủ các photo máy siêu tốc, máy photo dự phòng; Các máy móc, thiết bị không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng Internet; Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao dù bị hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn thi cuối cùng của kỳ thi. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019
|
Phạm Hải - Nguyễn Thảo
Sáng nay, 21/6, hàng nghìn giảng viên tại TP.HCM đã lên đường đi các tỉnh coi thi THPT quốc gia 2019.
" alt=""/>Nghiêm cẩn ở nơi chứa 600.000 đề thi THPT quốc giaÔng Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã xác định, nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 - 10 năm tới. Đồng thời, Bộ TT&TT cũng xác định nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng số cho phát Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. “Đây là một trong những định hướng chủ lực của quốc gia cần tập trung phát triển trong thời gian tới”, ông Lịch nhấn mạnh.
Theo dự báo, đến năm 2025 thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam sẽ đạt 500 triệu USD và tốc độ tăng trưởng khoảng 30 - 40%. Đặc biệt, trong năm 2020 này, dịch Covid-19 đã tạo “cú hích” thúc đẩy phát triển thị trường điện toán đám mây, nhờ đó tốc độ tăng trưởng của thị trường đạt tới 40%.
Như vậy, về mặt thị trường thì điện toán đám mây là một "miếng bánh" tương đối lớn cho các doanh nghiệp. Còn ở góc độ quốc gia, với tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông thế hệ mới, hạ tầng số, đồng thời thực hiện chủ trương Make in Vietnam, các doanh nghiệp trong nước phải phát triển, làm chủ nền tảng hạ tầng này.
Ông Lịch nhấn mạnh, để phát triển các nền tảng điện toán đám mây Việt Nam theo đúng định hướng và bài bản, Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia đã ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây này gồm tổng cộng 153 tiêu chí. Trong đó có 84 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về tính năng mà nền tảng điện toán đám mây cần đáp ứng; 69 chỉ tiêu, tiêu chí về an toàn, an ninh thông tin. “Một nền tảng điện toán đám mây đạt 153 tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật này thì đó thực sự là một nền tảng cung cấp dịch vụ hiện đại và an toàn”.
Sau khi Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật về giải pháp nền tảng điện toán đám mây, thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục ATTT, Bộ TT&TT đang triển khai đánh giá và sắp tới sẽ có một số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn.
Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Viettel IDC cho biết: với dịch vụ điện toán đám mây, thị trường phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Riêng Viettel, tốc độ phát triển gấp đôi bình thường từ 60 đến 80%. Thị trường đầy tiềm năng trong khi doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm dưới 20% con số mà người dùng đang chi trả. Như vậy, chúng ta còn khoảng khai thác rộng về thị trường.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Nam cho rằng, câu chuyện bảo mật ATTT cho điện toán đám mây không phải chỉ của riêng Việt Nam mà trên thế giới cũng rất quan tâm. Lĩnh vực này tại Việt Nam còn mới nên mọi người lo lắng nhiều nhưng không phải không có cơ sở. Trong 2 năm trở lại đây, phỏng vấn khách hàng Viettel IDC về chuyển đổi ứng dụng lên cloud thấy họ dần quen với môi trường mới; đội ngũ chuyên gia đã thay đổi cách nhìn nhận, ý niệm về công nghệ mới và giảm thiểu lo lắng.
Thực tế đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết. ATTT trên đám mây là nút thắt cần giải quyết nhưng hiện nay đã có lớp khách hàng đi trước là case study để khách hàng đi sau học tập và cảm nhận, mạnh dạn đưa ứng dụng lên đám mây. Đánh giá sự bền vững, dịch vụ vẫn có lúc "chết" ở Mỹ. Nếu data center chỉ có 1 thì sẽ rủi ro nhưng nếu có 2 thì có khả năng backup, 70 đến 80% dịch vụ có thể khôi phục ngay. Ngoài ra, còn tùy thuộc nhà cung cấp đầu tư cho data center thuộc cấp độ mấy. Ví dụ, Viettel IDC có hai data center ở Hà Nội và Bình Dương đạt cấp độ ba, 99,98% available… Viettel vận hành hầu như chưa thất bại. Tuy nhiên, ngoài đầu tư về tiền còn cần hệ thống đội ngũ kỹ thuật vì công nghệ luôn thay đổi và mọi chứng chỉ khách hàng yêu cầu liên tục phải cập nhật. Với các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VNPT và Viettel, độ bền vững của hạ tầng cung cấp dịch vụ sẽ được đảm bảo.
Ông Bùi Hoàng Anh. Giám đốc Kinh doanh CMC Cloud cho rằng, khách hàng cũng băn khoăn về tính bảo mật của CMC. Có nhiều yếu tố cấu thành như data center, đội ngũ kỹ thuật xử lý sự cố. Ví dụ, trong một bộ phận kinh doanh của CMC Cloud, tỉ lệ sự cố gần như không có và tỉ lệ khách hàng hài lòng 99%, hơn 200 success story vận hành trơn tru.
Còn theo ông Tống Mạnh Cường Giám đốc sản phẩm, Công ty VNPT IT, có 2 vấn đề, đó là người dùng có trả tiền để sử dụng dịch vụ thực sự an toàn không và yếu tố lòng tin. Việt Nam là một hạt nhân của thế giới, chính phủ Mỹ dùng dịch vụ đám mây của Mỹ, là cuộc đấu giữa Microsoft và AWS. Chính phủ Mỹ cũng dùng thì không có lý do gì chúng ta không dùng.
Các doanh nghiệp cho rằng, để kích cầu dịch vụ điện toán đám mây, Chính phủ nên có hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số thực sự. Đó là cái cầu để đơn vị cung cấp dịch vụ vào. Ví dụ, nếu Chính phủ thực hiện công tác cung cấp Cổng dịch công quốc gia, sẽ có đơn vị cung ứng. Cloud có các hình thức: hạ tầng để cõng ứng dụng, dữ liệu… Chính phủ cũng phải xây dựng hạ tầng đám mây của Chính phủ để đưa tất cả dịch vụ lên. Đó là cơ hội của các doanh nghiệp, khi có người dùng, khi có cầu thì cung mới lên được. Cầu chưa có thì cung phải loay hoay. Chính phủ, các bộ ban ngành cần thúc đẩy cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khối đơn vị hành chính sự nghiệp công. Ví dụ, các Sở TT&TT là những đơn vị đi đầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin triển khai đám mây công cộng. Như thế, doanh nghiệp mới có đất để diễn.
PV
Công nghệ mở sẽ là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp sở hữu những nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” mở rộng thị trường, hướng tới mục tiêu nắm giữ 50% “miếng bánh” dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
" alt=""/>Đảm bảo an toàn cho điện toán đám mây là đảm bảo cho hạ tầng số