Ngày 22/11/2017, Hiệp hội Internet sẽ tổ chức kỷ niệm 20 năm Internet tại Việt Nam. Những câu chuyện hơn 20 năm về trước để thuyết phục đưa Internet vào Việt Nam là câu chuyện dài. Ở cương vị bộ trưởng Bộ KHCN, đầu năm 1994, Giáo sư Đặng Hữu đã ủng hộ để NetNam xây dựng hệ thống email liên lạc giữa Thủ tưỡng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Thụy Điển. Giáo sư Đặng Hữu là người ủng hộ sớm mở Internet tại Việt Nam và cũng là người có uy tín để thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho mở Internet.
Giáo sư Đặng Hữu nhớ lại: “Tôi là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Vì vậy, tôi đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở Internet. Những người thời đó tích cực thuyết phục mở Internet cùng tôi gồm; anh Phan Đình Diệu, anh Nguyễn Đình Ngọc, anh Chu Hảo, anh Mai Liêm Trực… Ngay tại thời kỳ đó, chúng tôi nhận thấy nếu không có Internet rất khó làm việc vì chúng tôi bắt buộc phải liên hệ với nước ngoài, trong khi đó liên hệ qua điện thoại hay fax thời kỳ đó còn quá đắt đỏ. Hơn nữa, nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu trên Internet. Thời kỳ đó, chưa có Internet nên chúng tôi sử dụng gần như là “chui” để liên hệ ra bên ngoài qua mạng Internet. Càng dùng Internet thì càng thấy không thể thiếu được. Hồi đó chúng tôi có đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức”, lúc đó nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được. Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu như chúng tôi, ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet thì chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mua 2 máy tính và hàng ngày truy cập Internet tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình. Giáo sư Đăng Hữu cũng khẳng định, về mặt kỹ thuật, chúng ta đã có thể mở Internet sớm hơn, nhưng những lo ngại về vấn đề an ninh nên việc này đã được xem xét một cách thận trọng hơn.
" alt=""/>Giáo sư Đặng Hữu: “Chúng tôi gần như làm “chui” để liên hệ ra bên ngoài qua mạng Internet”Cụ thể, trong 13 tiếng bán hàng đầu tiên, Alibaba thu hơn 18 tỉ USD, vượt mốc kỷ lục 17,8 tỉ USD thiết lập trong 24 giờ năm 2014. Đến cuối Ngày Độc thân năm nay, Alibaba bán được hơn 25 tỉ USD tiền hàng, tăng 40% so với tổng doanh số của cả năm ngoái.
Con số này cho thấy mức độ mua sắm trực tuyến của người dân Trung Quốc ngày càng tăng cao. Không riêng gì Alibaba, đối thủ JD.com cũng bán được 19,11 tỉ USD trong Ngày Độc thân. Tính chung cho ngày đặc biệt này, dân mạng Trung Quốc đã chi 1 tỉ USD chỉ trong 120 giây bán hàng đầu tiên.
11/11 được giới trẻ Trung Quốc gọi là Ngày Độc thân. Nhân dịp này, các trang bán hàng trực tuyến giảm giá hàng loạt sản phẩm.
Ngày 11/11 cũng được Lazada, chi nhánh của Alibaba, triển khai tại Philippines, Zalora triển khai tại Singapore và Shopee triển khai tại Malaysia. Còn tại Mỹ có ngày Thứ sáu Đen (Black Friday) dành cho dân nghiện mua sắm.
Tỷ phú số 1 Trung Quốc - Jack Ma đã chia sẻ nhiều điều mà ông tâm đắc khi đặt chân đến Việt Nam.
" alt=""/>Alibaba bán được 25 tỉ USD tiền hàng chỉ trong một ngàyNgày 9/11, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 117 phiên họp thường kỳ tháng 10/2017. Tại Nghị quyết, Chính phủ thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm nay tiếp tục chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công đã được chú trọng triển khai; môi trường kinh doanh của Việt Nam có tiến bộ, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 14 bậc, từ vị trí thứ 82 lên vị trí 68/192 nền kinh tế; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng khá…
Trong 2 tháng cuối năm 2017, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không chủ quan, bằng lòng; phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, chủ động theo dõi sát tình hình trong nước và quốc tế; quyết liệt hành động, thúc đẩy thực hiện động bộ hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm 2017.
Đáng chú ý, đối với Bộ TT&TT, Chính phủ yêu cầu Bộ tập trung chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, niềm tin trong Nhân dân để cùng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017; tích cực tuyên truyền kỷ cương, phép nước, văn hóa, đạo lý. Kiểm tra, ngăn chặn, phản bác kịp thời các thông tin sai sự thật gây phương hại đến an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Riêng về tình hình triển khai thực hiện các kênh đối thoại, tiếp nhận và xử lý thông tin kiến nghị của người dân và doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2017 nêu rõ, công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ thời gian qua đã được đông đảo người dân và doanh nghiệp đánh giá tích cực.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế như: việc trả lời phản ánh kiến nghị của một số bộ, ngành, địa phương còn chậm hoặc trả lời chưa được thấu đáo; bên cạnh đó có nhiều nội dung phản ánh, kiến nghị không phù hợp, có tính chất tiêu cực.
" alt=""/>Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử