Nhắc đến lịch sử Việt Nam không thể không nhắc đến cội nguồn của chúng ta,ữngbộtrangphụccủacácvịtướngthíchhợpđểlàmskinđậmchấtViệford territory con cháu Lạc Hồng. Vì vậy một bộ skin mang phong cách này sẽ không thể thiếu nếu có quyền lựa chọn đúng không nào? Pantheon Lạc Hồng do một fan Liên minh huyền thoại thiết kế dưới đây đã thể hiện được phần nào nét đặc trưng của văn hóa cổ xưa của chúng ta.
Leona - Diana: Sơn Tinh - Thủy Tinh
Tuy theo truyền thuyết, Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai chàng trai, đúng hơn nữa là hai vị thần, nhưng cuộc đối đầu lâu dài của họ khiến chúng ta có thể liên tưởng đến cuộc đối đầu của Leona và Diana trong truyền thuyết của Liên Minh Huyền Thoại. Và sẽ rất thú vị nếu như Riot Games sẵn sàng bỏ thời gian và công sức để thiết kế nên cặp trang phục đáng chú ý này.
Sona Áo Dài
Vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng được thể hiện rất rõ qua bộ trang phục truyền thống này, và hẳn là không ít người từng nghĩ tới một ngày, vị nữ tướng xinh đẹp Sona sẽ được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống của người Phụ Nữ Việt Nam đúng không nào.
Teemo - Tristana - Lulu - Annie Thần Đồng Đất Việt
Chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với 4 nhân vật dưới đây trong bộ truyện Thần Đồng Đất Việt. Và trong LMHT chúng ta cũng có thể chọn ra 4 vị tướng rất dễ thương tương tự để tạo nên hẳn một bộ trang phục Thần Đồng Đất Việt. Nếu điều đó xảy ra, thì đây sẽ là một trong những bộ trang phục dễ thương nhất mà LMHT từng có được.
Và còn nhiều ý tưởng nữa. Tuy nhiên, để những điều này có cơ hội thành sự thật, thì chính những Game thủ mới là những người có thể tác động đến Riot Games. Bằng việc chinh phục những giải đấu lớn của thế giới, các bạn hãy cố gắng để chúng ta, đất nước Việt Nam, người chơi Việt Nam được để ý tới nhiều hơn, và cuối cùng, những bộ trang phục dành riêng cho chúng ta được ra mắt. Mong rằng, một ngày nào đó những bộ skin trên đây sẽ trở thành sự thật.
Khi diễn tập phòng cháy hoặc khi nghe chuông báo cháy, giáo viên sẽ đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, để thùng rác của lớp ra ngoài cửa coi như báo hiệu lớp mình không còn ở trong phòng. Sau đó, dẫn các em xếp hàng trật tự ra ngoài, đến địa điểm tập kết cách trường ít nhất 300m.
Thường mỗi trường có 3-4 địa điểm tập kết khác nhau xung quanh, tùy quy mô và địa hình của trường. Các em luôn luôn được nhắc phải đi nhanh nhưng vẫn theo hàng lối, không chạy xô đẩy nhau.
Khi dắt lớp ra ngoài, giáo viên mang theo một bao/tệp thư mục giấy trong đó có một tờ giấy/biển báo màu xanh, một tờ giấy/biển báo màu đỏ, danh sách lớp, tờ hướng dẫn thủ tục diễn tập phòng cháy, sơ đồ thoát hiểm.
Khi ra đến chỗ tập kết, cả lớp sẽ quay đầu lại, mặt hướng về phía trường. Giáo viên đếm xem có đủ học sinh không. Nếu đủ sẽ giơ biển màu xanh. Nếu thiếu giơ biển màu đỏ.
Thường sẽ thiếu trong trường hợp học sinh đi học theo nhóm ở lớp khác hoặc đang ở trong thư viện, phòng y tá, nhà vệ sinh. Cũng có trường hợp thiếu do cán bộ văn phòng trường cố tình giữ lại để xem giáo viên chủ nhiệm có sát sao nắm tình hình và sĩ số lớp trong trường hợp khẩn cấp hay không.
Giáo viên giao biển cho bạn đứng đầu hàng giơ lên. Nếu có biển màu đỏ, cô giáo phụ trách khu vực tập kết đó sẽ gọi điện đàm báo cho văn phòng/cô hiệu trưởng/hiệu phó. Người nghe điện đàm sẽ báo lại là học sinh đó đang ở khu vực nào, với ai.
Mỗi cuộc diễn tập kéo dài 5-7 phút. Phải đợi có tín hiệu tất cả an toàn (all clear) mới được vào lại trường.
Trường nào cũng bắt buộc phải diễn tập mỗi tháng một lần. Các em bé ở độ tuổi nhà trẻ trở lên, ngoài biết phải làm theo quy định, thủ tục diễn tập phòng cháy thế nào, các em còn thuộc nằm lòng câu "Stop, drop and roll" - tức là khi có cháy phải "Dừng ngay mọi hoạt động, nằm xuống và lăn".
Các em còn có cơ hội học kỹ về phòng cháy chữa cháy qua những chuyến tham quan đến trạm cứu hỏa trong vùng, qua các buổi nói chuyện; và nhất là ngày hội nghề nghiệp - khi có xe cứu hỏa và lính cứu hỏa (và cảnh sát cùng nhiều người làm những nghề khác) đến thăm trường, giới thiệu về nghề nghiệp cho các em.
Các em còn biết ở nhà phải có những biện pháp phòng cháy chữa cháy thế nào, có thiết bị gì, hỏi ai, liên hệ ai khi thiết bị hỏng.
Khóa chặt (Lockdown drill)
Tình huống khóa chặt này có 3 mức độ. Trường học chỉ diễn tập cấp độ 3, cấp độ nguy hiểm nhất, 3 tháng một lần.
Khi có tình huống xảy ra ở cấp độ 1 và 2, chủ yếu chỉ có ban giám hiệu tham gia xử lý. Nếu tình huống thay đổi thành cấp độ 3, sẽ có chuông báo (từng hồi ngắn, ngắt quãng, khác với chuông báo cháy hồi dài vang liên tục) rồi thầy trò cứ theo nội quy mà tiến hành.
Cấp độ 1: khóa cửa, theo dõi việc di chuyển của học sinh. Học sinh và cô giáo ở trong khu vực trường, vẫn dạy và học như bình thường. Che rèm để hạn chế tầm nhìn từ bên ngoài. Những tình huống cần khóa chặt cấp độ 1 là khi có mối đe dọa ở phía ngoài trường, như tội phạm trốn chạy chẳng hạn.
Cấp độ 2: khóa cửa, mở rèm, ở nguyên trong lớp. Vẫn tiến hành dạy và học. Không gọi lên văn phòng, trừ trường hợp khẩn cấp. Đây là khi có tình huống đe dọa ở trong trường, như học sinh hay phụ huynh cáu giận quá mức.
Cấp độ 3: ngay lập tức khóa cửa ra vào, tắt đèn, mở rèm cửa sổ để có tầm nhìn ra ngoài. Giữ im lặng tuyệt đối, giáo viên cùng học sinh đi xa khỏi cửa sổ và cửa ra vào. Thường cô trò ngồi áp vào phía trong tường hoặc chui dưới gầm bàn to, trốn sau dãy bàn, ghế, tránh tầm nhìn từ bên ngoài vào. Trường hợp này là khi mối đe dọa ở phía trong trường, có vũ khí.
Lốc xoáy (Tornado drill)
Đóng tất cả cửa sổ, dẫn các em ra hành lang, cách xa cửa sổ và cửa ra vào. Xếp hàng ngang theo từng lớp, các em nằm gập người, lấy tay che đầu . Cô giáo đi lại giám sát các em. Có tín hiệu người thông báo an toàn mới vào lại lớp.
Học sinh diễn tập lốc xoáy
Động đất (Earthquake drill)
Khi diễn tập động đất, các em tuân theo nguyên tắc drop, cover and hold on - thụp, che, và đợi. Thu mình xuống thấp, nhỏ lại, thấp dưới mặt bàn; che đầu, cổ và mặt, quay lưng lại cửa sổ. Đợi ít nhất sau một phút mới có thể có tín hiệu báo an toàn.
Những tình huống khẩn cấp khác (Other evacuations and emergencies)
Những trường hợp khác có thể là trẻ mất tích, bị bắt cóc, có người lạ đột nhập... Những tình huống này các em không diễn tập mà cô giáo chủ động giúp các em phòng chống bằng cách dạy nội quy, dạy những nguyên tắc an toàn như không đưa thông tin cá nhân cho người lạ, biết chỉ đường về nhà.
Khi học về kỹ năng bản đồ, tôi dạy các em kỹ năng đọc và vẽ bản đồ, chỉ đường, miêu tả đường đi... Các em cũng phải thuộc số điện thoại của bố me, ông bà, thuộc địa chỉ nhà.
Những năm qua, các loại diễn tập mà tôi cùng học sinh làm thường xuyên nhất là phòng cháy, khóa kín và lốc xoáy. Cũng có khi phải thực hành các tình huống ấy thật rồi, nhưng rất hãn hữu, chỉ hai ba lần trong vòng 5 năm qua.
Bài viết được trích trong cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà của Thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng.
Chị Đinh Thu Hồng hiện định cư và làm giáo viên tại Mỹ. Cuối năm 2015, chị đã lập page Học kiểu Mỹ tại nhà, với mong mỏi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm, phương pháp của một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới tới các phụ huynh 4.0 của Việt Nam.
Cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà là tập hợp tương đối đầy đủ, hệ thống về các mảng của giáo dục tiểu học Hoa Kỳ. Mỗi mảng đều có giải thích cặn kẽ kèm ví dụ minh họa sinh động cũng như nguồn tài liệu dồi dào để giáo viên, phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình. Cuốn sách cũng mang đến cho độc giả cái nhìn trực quan về nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục tại nhà và ở trường.
Đinh Thu Hồng
Chánh án Toà tối cao Mỹ mong các con "gặp xui xẻo và đau khổ"
Ông John Roberts, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nói đau khổ có thể khiến con người trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta giữ được bình tĩnh.
" alt="Người Mỹ dạy học sinh tiểu học ứng phó tình huống khẩn cấp như thế nào?"/>
Cán bộ kiểm lâm 37 tuổi Hồ Văn Nhuận lần đầu dự thi THPT quốc gia
Trong đó, anh Hồ Văn Nhuận (37 tuổi, trú thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, TT-Huế) là một trong những thí sinh được xem là “đặc biệt”. Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên người đàn ông 37 tuổi này đi tham dự kỳ thi THPT quốc gia sau 15 năm nghỉ học phổ thông.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nhuận cho biết, năm 2005, do điều kiện gia đình khó khăn, anh không hoàn thành chương trình lớp 12 nên không thể thi tốt nghiệp THPT. Năm 2008, anh đăng ký đi học trung cấp kiểm lâm tại Trường CĐ Nông lâm Đông Bắc (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
“Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận về công tác tại Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) TT-Huế, rồi chuyển sang làm kiểm lâm tại khu Bảo tồn Sao La thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế. Trạm kiểm lâm nơi tôi công tác nằm sâu trong khu bảo tồn, cách trung tâm huyện A Lưới gần 60 km”, anh Nhuận chia sẻ.
Các thí sinh làm thủ tục dự thi tại một điểm thi trên địa bàn TP Huế chiều ngày 24/6
Gần 10 năm gắn bó với công tác bảo vệ rừng, anh Nhuận vẫn mơ ước lấy được tấm bằng tốt nghiệp phổ thông. Năm 2018, biết có lớp học bổ túc tại Trường THCS A Roàng, anh đăng ký theo học để lấy lại kiến thức căn bản, hoàn thành bậc học phổ thông.
Chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia 2019, anh Nhuận cho biết:
“Tôi có hai con, con trai lớn sang năm sẽ thi THPT quốc gia. Năm nay, tôi đăng ký đi thi vừa phục vụ công việc sau này, nhưng cũng để con tôi nhìn gương mà cố gắng học tập. Tôi tự tin sẽ thành công vì đã chuẩn bị kỹ kiến thức cho các môn thi”.
Năm 2019, tỉnh TT-Huế có 12.410 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia với 31 điểm thi và 519 phòng thi. Trong khi đó, thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, kỳ thi THPT năm nay toàn tỉnh có 7.915 thí sinh đăng kí dự thi. Để đáp ứng tốt công tác kỳ thi, Sở GS-ĐT tỉnh Quảng Trị bố trí 25 điểm thi với 333 phòng thi phục vụ thí sinh.
Quang Thành
Đắk Lắk "mặc" túi nilon cho bài thi
Hơn 20 nghìn thí sinh tại Đắk Lắk sẵn sàng bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019 và mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
" alt="Con học lớp 11, cha lần đầu dự thi THPT quốc gia tại TT"/>