
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề về Chiến lược phát triển KT-XH hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025. Ảnh VGPĐây là thông tin được nêu trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2021-2025)” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sáng nay (28/3). Hội nghị được tổ chức qua hình thức trực tuyến tới nhiều điểm cầu và hàng triệu Đảng viên tham gia.
Theo thông tin trên công thông tin Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn; thế và lực mạnh hơn, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro; trình độ khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu.
Đặc biệt, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược phát triển KT-XH đất nước.
Đổi mới tư duy phát triển
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm. Theo đó, cần đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Đồng thời, phải phát huy mạnh mẽ vai trò của của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa. Từng bước hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ 3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đó là động lực và tinh thần quyết tâm: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại.
 |
Hội nghị trực tuyến được tổ chức tại nhiều điểm cầu (Ảnh: VGP) |
Cách thức và phương tiện chủ yếu là huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Cuối cùng là mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Năm 2030 Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số
Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bảo đảm an ninh lương thực; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu.
Phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu. Khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn.
Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, đảm đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại.
Ưu tiên chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục đào tạo, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất công nghiệp.
Phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, doanh nghiệp số chủ lực thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ số, làm nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số.
Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới....
D.V

Định hướng tầm nhìn doanh nghiệp thời chuyển đổi số
Tầm nhìn và hướng đi tương lai quan trọng hơn khi doanh nghiệp đối mặt với các thách thức chưa từng có, như các công nghệ số mang tính sáng tạo phá hủy.
" alt="Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng"/>
Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng
 lần thứ V nhiệm kỳ 2021 - 2025 vừa được tổ chức ngày 19/3.</p><table class=)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ đánh giá rất cao việc VINASA tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước để thúc đẩy phát triển, ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực, sự sáng tạo của cộng đồng phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với vai trò nòng cốt quy tụ của VINASA, cũng như nỗ lực của Bộ TT&TT, đặc biệt trong nhiệm kỳ này, đã đóng góp chung vào những thành tựu phát triển của đất nước.
VINASA không chỉ góp phần vào gia tăng doanh số của ngành công nghiệp CNTT, ngành phần mềm Việt Nam mà còn tham gia hoạch định các chính sách của nhà nước để đẩy mạnh phát triển, ứng dụng CNTT và thực hiện chuyển đổi số.
Chia sẻ với Đại hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã lớn mạnh, trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh với hơn 400 doanh nghiệp thành viên.
 |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen cho các doanh nghiệp hội viên VINASA đã có đóng góp vào sự phát triển của ngành CNTT-TT Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua. |
Qua gần 20 năm hoạt động, hiện VINASA đã hoàn thiện được hệ sinh thái toàn diện.
Trong nhiệm kỳ IV của Ban chấp hành VINASA, ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tiếp tục là ngành có tốc độ phát triển cao, dẫn đầu và đóng góp quan trọng vào sự phát triển, hiện đại hóa của các ngành kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.
Cụ thể, ngành công nghiệp ICT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng trung bình 26,1%/năm, trở thành một trong những ngành kinh tế có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Năm 2020, doanh thu ước đạt 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt trên 6 tỷ USD, gấp 2 lần so với doanh thu năm 2015. Năng suất và giá trị sản lượng lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành kinh tế khác từ 3 – 10 lần, mức cao nhất đạt trên 20.000 USD/người/năm. Tỷ lệ hàm lượng giá trị Việt Nam trong doanh thu của ngành đạt tới 90 – 95%.
Đội ngũ doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT đã lớn mạnh nhanh chóng. Những công ty lớn với quy mô trên dưới 1.000 lao động được bổ sung nhiều tên tuổi mới.
Trẻ hóa nhân sự, 4 định hướng lớn
Ban chấp hành và Ban lãnh đạo VINASA đã có sự trẻ hóa toàn diện, với sự tham gia của nhiều doanh nhân trẻ đang dẫn dắt các doanh nghiệp ICT hàng đầu Việt Nam. Trọng trách Chủ tịch VINASA nhiệm kỳ mới được trao cho Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa.
 |
Cùng với việc thành lập Hội đồng sáng lập VINASA, Hiệp hội này cũng vừa thực hiện trẻ hóa Ban lãnh đạo. |
Ông Khoa cho biết, Hiệp hội sẽ tập trung vào 4 định hướng lớn: Xây dựng các hệ sinh thái công nghệ; Phát triển các nền tảng (Platform); Chú trọng chiến lược AI; Tham gia phát triển nguồn nhân lực CNTT, thông qua việc triển khai 3 lĩnh vực đào tạo chính gồm công nghệ, chuyển đổi số, smartcity.
Ban lãnh đạo VINASA đã vạch rõ 12 hoạt động trọng tâm thời gian tới, bao gồm: Chính sách; Chính phủ số; Thành phố thông minh; Thúc đẩy startup công nghệ; Công nghệ AI; Chuyển đổi số doanh nghiệp; Chuyển đổi số nông nghiệp; Chuyển đổi số du lịch; Đào tạo chuyển đổi số, thành phố thông minh, AI…; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng vị thế trên trường quốc tế; Phát triển Hiệp hội trong và ngoài nước; Truyền thông, marketing cho ngành và doanh nghiệp.
 |
Tân Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa chia sẻ về định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của Hiệp hội trong chặng đường mới. |
Nhắn nhủ với Ban chấp hành mới của VINASA, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Bằng các công cụ CNTT, Ban Chấp hành mới cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quy tụ những trí thức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tham gia tư vấn hoạch định chính sách cho Chính phủ trong thời kỳ mới.
Nhắc lại vai trò, sứ mệnh tiên phong đổi mới của ngành Bưu điện 30 năm trước, Phó Thủ tướng nhận định hiện nay là thời điểm ngành TT&TT được trao lại sứ mệnh tiên phong đổi mới để nắm bắt cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, VINASA, cộng đồng doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT phải nhận trọng trách tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số với tư duy mới, cách làm mới.
Phó Thủ tướng dẫn chứng, trước đây, nói đến ứng dụng CNTT chúng ta thường làm từ chỗ hiện đại như các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay những ngành như tài chính, ngân hàng làm xuống, nhưng thực tiễn vừa qua cho thấy cách làm mới hiệu quả hơn. Đó là, làm hai mũi từ trên xuống và từ chỗ khó nhất lên giống như một bản nhạc cần người lĩnh xướng nhưng có lúc cần tất cả cùng hát theo. Và khi làm đồng loạt sẽ tạo sức mạnh đoàn kết lớn nhất, cùng ngồi lại với nhau tìm giải pháp để đạt được mục tiêu phấn đấu thật cao trong khoảng thời gian thật ngắn.
“Bằng cách đấy chúng ta có thể thực hiện được những việc vốn hoạch định trong 10 năm thì rút xuống 5 năm, trong 5 năm xuống 2 năm và 2 năm xuống 1 năm. Thậm chí, thực tiễn thời gian qua ở một số nơi khi làm theo cách này thì từ 5 năm rút xuống chỉ còn 1 năm”.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị, trong nhiệm kỳ này, bên cạnh việc hướng ra thị trường nước ngoài, VINASA và các doanh nghiệp thành viên cần có nhiều giải pháp thiết thực, dễ sử dụng, hướng đến số đông để giải những bài toán đặt ra trong thực tế nhằm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, ứng dụng CNTT đem lại tác động, thay đổi tích cực trong xã hội.
Tiếp nối khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ
Phát biểu tại Đại hội, người đứng đầu ngành TT&TT đặt nhiều kỳ vọng với Hiệp hội, mong muốn VINASA và cộng đồng doanh nghiệp tự nhận lãnh sứ mệnh đóng góp quan trọng vào công cuộc thay đổi thứ hạng quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vào mục tiêu biến Việt Nam thành quốc gia thông minh nhất thế giới, đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao sau 25 năm tới…
 |
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, ngọn cờ mà thế hệ lãnh đạo mới của VINASA vừa nhận không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia, khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. |
Đề cập đến sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo VINASA, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Lại có một người mới 45 tuổi nhận ngọn cờ để đi tiếp. Ngọn cờ ấy không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia, khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. Nhưng sẽ là sứ mệnh mới, sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia, sứ mệnh Make in Vietnam, sứ mệnh biến Việt Nam thành quốc gia số, quốc gia thông minh nhất, sứ mệnh đi ra toàn cầu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, sứ mệnh tạo lên những tên tuổi lớn ảnh hưởng toàn cầu, sứ mệnh Việt Nam hùng cường thịnh vượng để không kẻ thù nào dám đến xâm phạm, để Việt Nam luôn có hoà bình.
“VINASA khởi đầu một chặng đường mới sau 20 năm, nhưng hãy giữ lấy triết lý ban đầu của những người sinh ra nó, đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, nhưng cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi”, Bộ trưởng nhắn nhủ.
Bộ trưởng cũng khẳng định, trong chặng đường sắp tới, VINASA luôn có Bộ TT&TT bên cạnh, vừa là người dẫn dắt, tạo ra không gian mới, môi trường mới để phát triển, tạo điều kiện cho phát triển, là chỗ dựa và là người đồng hành tin cậy.
Ra mắt Ban lãnh đạo VINASA nhiệm kỳ mới
Ban chấp hành và Ban lãnh đạo mới của VINASA nhiệm kỳ V (2021-2025) vừa được bầu và chính thức ra mắt. Ban lãnh đạo VINASA gồm có Chủ tịch là ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần FPT; cùng 8 Phó Chủ tịch: ông Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA; ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA; ông Lâm Nguyễn Hải Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung; bà Nguyễn Thị Thu Giang - Tổng Thư ký VINASA; ông Mai Duy Quang - Giám đốc TFI Accelerator; ông Ngô Diên Hy, Tổng Giám đốc Công ty CNTT VNPT; ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ BKAV; ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel TS) ." alt="Chuyển giao thế hệ lãnh đạo, VINASA nhận nhiều sứ mệnh mới"/>
Chuyển giao thế hệ lãnh đạo, VINASA nhận nhiều sứ mệnh mới