NFT - một loại tài sản ảo được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain đang ngày càng phổ biến. Ảnh: Trọng ĐạtĐể thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi khối, Việt Nam sẽ lựa chọn tối thiểu một trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về công nghệ này nhằm hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối, ưu tiên triển khai tại các đơn vị đã có kinh nghiệm về mạng lưới chuỗi khối của địa phương.
Hình thành hệ sinh thái "Blockchain+" thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
Mục tiêu đến năm 2030, nước ta sẽ củng cố và mở rộng hạ tầng chuỗi khối quốc gia cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước; ban hành tiêu chuẩn về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối tại Việt Nam.
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối. Xây dựng được 20 thương hiệu Blockchain uy tín về nền tảng, sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ chuỗi khối trong khu vực.
Duy trì vận hành tối thiểu 3 trung tâm/đặc khu thử nghiệm về công nghệ chuỗi khối tại các thành phố lớn để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối.
Việt Nam cũng kỳ vọng có đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu về chuỗi khối dẫn đầu trong khu vực châu Á.
Đáng chú ý, bên cạnh các Bộ, Ngành, các hội, hiệp hội nghề nghiệp được giao chủ trì việc phát triển các nền tảng Blockchain Make in Viet Nam.
Các đơn vị này còn có vai trò tập hợp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng Blockchain, thúc đẩy chia sẻ thông tin, nâng cao nội lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược Blockchain Quốc gia là văn bản có tính pháp lý cao nhất, thể hiện mục tiêu và quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuỗi khối, tận dụng ưu thế của công nghệ tiên tiến này nhằm tạo điều kiện hiện thực hóa các mục tiêu đề ra của nền kinh tế số, xã hội số.
Trước đó, ngày 8/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Đây là lần đầu tiên "tài sản số" được nhắc đến.
Theo dự luật, tài sản số là loại tài sản vô hình, được pháp luật bảo hộ như quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan.
Muốn lương cao, người trẻ phải có kiến thức AI, Blockchain, lập trìnhKỹ năng sử dụng AI, Blockchain và khả năng lập trình sẽ tạo ra lợi thế trên thị trường lao động hiện nay, giống với kỹ năng tiếng Anh, tin học văn phòng ở thời điểm 10-20 năm trước.">