Theo Đông y, chuối tiêu vị ngọt, tính lạnh; vào vị, đại tràng. Có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc. Dùng cho các trường hợp táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, an thai. Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tính ôn; có tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. Củ chuối: vị ngọt, lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối: vị ngọt, chát, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc. Hằng ngày có thể ăn 1 - 5 quả; 20 - 30g vỏ chuối; 60 - 120g tươi củ chuối.
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh:
Chữa đái ra máu: củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày.
Chữa trĩ ra máu: chuối 2 quả, để cả vỏ, nấu chín, ăn trong ngày, dùng nhiều lần.
Chữa phế nhiệt, đàm suyễn: củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Giã nát ép lấy nước, đun âm ấm để uống.
Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ: củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau.
Chữa trúng độc do ăn uống: củ chuối tiêu 200g - 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát. Cho uống để gây nôn.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: chuối tiêu xanh thái lát, phơi hay sấy ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 20 - 30g.
Chuối luộc: chuối chín 2 - 3 quả, để cả vỏ luộc chín, cho ăn cả vỏ. Dùng cho các trường hợp táo bón, trĩ nội, ngoại xuất huyết.
Chuối hấp đường phèn: chuối chín 2 - 3 quả, đường phèn 100g. Chuối cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón.
Kiêng kỵ: Không dùng nhiều khi bị tiêu chảy, đầy bụng trướng hơi.
(Theo SK&ĐS)" alt=""/>Thuốc hay từ chuốiKết quả chụp CT động mạch có cản quang sau đó đã xác định chẩn đoán ban đầu này. |
Chứng bệnh khó phát hiện
Bệnh viêm động mạch Takayasu là một loại bệnh hiếm gặp. Bệnh nhân bị viêm mạch máu thâm nhiễm bạch cầu hạt mạn tính gây tổn thương lan tỏa động mạch chủ - động mạch phân nhánh mang máu từ tim tới phần còn lại của cơ thể, tạo thành hẹp hoặc phá hủy lớp áo giữa gây phình động mạch.
Bệnh viêm động mạch Takayasu không có triệu chứng rõ ràng, có thể dẫn đến yếu hoặc đau cánh tay, chân khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi, chóng mặt và đau đầu, mạch yếu , khó thở và mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi đêm, mờ mắt… đặc biệt là tăng huyết áp và đau ngực kéo dài, và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời. Với rất nhiều triệu chứng tổng hợp và dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh phổ biến khác, bệnh Takayasu thường bị bỏ sót nếu không chủ ý kiểm tra và chẩn đoán.
Trong trường hợp bệnh nhân V.V.A, do đặc điểm cao huyết áp người trẻ, đau 2 chân khi hay gắng sức, kèm theo âm thổi động mạch thận 2 bên, kết hợp nhiều triệu chứng gợi ý khác nên các bác sĩ đã chủ động chẩn đoán chứng bệnh Takayasu và kết quả là chính xác với hình ảnh tổn thương lan tỏa động mạch chủ và động mạch thận 2 bên trên CTscan mạch máu có thuốc cản quang.
“Bệnh này chủ yếu xảy ra trẻ em gái và phụ nữ(80%); thường ở châu Á trong độ tuổi dưới 40, các tổn thương thường kéo dài nhiều năm trước khi có triệu chứng nặng để bệnh nhân tìm đến bác sĩ” - BS. Nguyễn Thanh Nhân - khoa Tim Mạch - cho biết thêm.
Hình ảnh tổn thương lan tỏa động mạch chủ với rất nhiều chỗ phình và hẹp được ghi nhận. |
Động mạch thận 2 bên bị tổn thương nghiêm trọng |
Nhiều biến chứng nguy hiểm
Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm động mạch Takayasu, theo BS Nhân, không thua kém gì những bệnh nan y khác bởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch chủ, hoặc động mạch giãn nở bất thường, gọi là chứng phình động mạch chủ.
- Huyết áp cao, thường là do hẹp động mạch thận.
- Suy tim do hẹp động mạch vành hay tăng huyết áp.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra bởi việc bị hẹp hoặc tắc động mạch dẫn máu lên não.
- Nhồi máu cơ tim do giảm lưu lượng máu đến tim khi hẹp hay tắc động mạch vành.
- Hẹp động mạch phổi, tổn thương mắt…
“Ở bệnh nhân V.V.A, bệnh đã gây biến chứng đến thận khiến em bị cao huyết áp kéo dài, động mạch chủ bụng cũng bị hẹp nên thường đau chân khi đi bộ lâu. Đồng thời, tình trạng suy tim nặng khiến em mệt mỏi, khó thở khi gắng sức” - BS. Nhân cho biết thêm về ca bệnh mình vừa phát hiện.
Khó điều trị dứt điểm
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Nhân, đến nay, ngay cả tại các nước có nền y học tiên tiến, mục tiêu của điều trị là làm giảm viêm động mạch và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. “Bệnh Takayasu rất khó điều trị dứt điểm bởi ngay cả khi đã thuyên giảm, bệnh có thể vẫn tiếp tục hoạt động âm thầm. Ngoài ra, một số bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh, các biến chứng với tổn thương đã trầm trọng, khó có thể đảo ngược kết quả.
Điều trị thường bao gồm phối hợp nhiều loại thuốc, và trong một số trường hợp phải phẫu thuật hay đặt stent. Như trường hợp bệnh nhân V.V.A, chúng tôi đã tiến hành thủ thuật can thiệp đặt Stent vào động mạch thận 2 bên. Từ đó, cải thiện các triệu chứng như huyết áp cao và khó thở... của bệnh nhân. Đồng thời, một số loại thuốc ức chế tình trạng viêm như corticoide hay các thuốc độc tế bào được chỉ định sử dụng lâu dài, tuy nhiên tác dụng phụ là không thể tránh khỏi” - BS. Nguyễn Thanh Nhân cho biết.
Thực tế, khi bệnh viêm động mạch Takayasu được xác định và điều trị sớm, tiên lượng thường là tốt. Do đó, theo lời khuyên của bác sĩ, với những người trẻ tuổi, khi thấy có những biểu hiện bất thường với sức khỏe cần đến ngay những cơ sở y tế lớn để kiểm tra thăm khám.
Quang Trung
" alt=""/>Bệnh nhân 16 tuổi mắc bệnh viêm động mạch Takayasu hiếm gặp