Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Beijing Guoan, 18h35 ngày 15/4: Buồn cho chủ nhà
本文地址:http://tw.tour-time.com/news/76d594316.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Maccabi Netanya vs Hapoel Haifa, 23h00 ngày 14/4: Đối thủ kỵ giơ
Nhà chồng chết điếng sau câu nói của nàng dâu ngoan hiền
Đưa chồng đi họp lớp, vợ chứng kiến cảnh khó tin
Sau lễ cưới hoành tráng, cô dâu bỏ về nhà mẹ đẻ vì lý do bất ngờ
Tôi 30 tuổi mới về làm dâu trong gia đình khá giả. Bố mẹ chồng là dân kinh doanh buôn bán nên rất khéo léo, sắc sảo. Ông bà sinh mỗi chồng tôi nên bao nhiêu tình cảm, vật chất vun vén hết cho anh.
Công việc của tôi không vất vả nhưng thỉnh thoảng hay phải đi công tác xa nhà vài ngày. Mẹ chồng tỏ ý không hài lòng. Bà muốn con dâu nghỉ làm, về phụ giúp mình kinh doanh.
"Con làm văn phòng, lương ba cọc ba đồng, bao giờ mới khá được. Bố mẹ có mỗi thằng Khải, sau này cơ ngơi cũng là của hai vợ chồng. Giờ con học dần đi là vừa", mẹ chồng tôi nói.
Hai tháng sau tôi có bầu. Cả nhà mừng như vớ được vàng. Mẹ chồng nhân cơ hội này, bảo tôi xin nghỉ việc, ở nhà dưỡng thai. Trước sự hối thúc của mẹ chồng, hơn nữa sức khỏe có phần giảm sút nên tôi làm đơn, xin nghỉ việc.
Thời gian đó tôi không phải lo nghĩ gì, chỉ ăn uống điều độ, mua sắm và khám thai. Mẹ chồng ngày nào cũng ra chợ mua đồ tươi ngon, nấu nướng cho con dâu tẩm bổ.
Được yêu thương, chăm sóc như vậy nên giai đoạn nghén ngẩm, mệt mỏi của tôi trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Khi thai được 14 tuần, tôi đến bệnh viện của cô bạn thân khám. Nghe tin em bé trong bụng có thể là con gái, tôi vui lắm, hăm hở về báo cho chồng và mọi người.
Thế nhưng khi nói với mẹ chồng, bà bỗng sa sầm mặt, thay đổi thái độ. Từ hôm đó, bà bắt tôi xuống bếp chuẩn bị ngày 3 bữa cho cả nhà. Đến cuối tháng bà yêu cầu hai vợ chồng đóng góp tiền ăn.
Chồng tôi làm cùng bố mẹ, tiền chi tiêu phụ thuộc ông bà. Tôi lại đang nghỉ việc, có chút tiết kiệm tiêu pha cũng gần hết. Giờ mẹ chồng bảo nộp tiền, chẳng khác nào bắt bí.
Tôi bực nhưng không dám phản ứng, chỉ biết khóc với chồng. Anh kể với mẹ thì tôi bị bà lôi ra mắng mỏ, chì chiết cả ngày, khiến hàng xóm xung quanh cũng nghe thấy.
Hàng xóm rỉ tai, mẹ chồng tôi nói với họ, bà chỉ thích cháu trai. Bà bảo đứa đầu còn chấp nhận con gái nhưng lần sau cũng vậy bà cho mẹ con tôi ra đường.
Thất vọng, nhiều lúc tôi muốn ly hôn, bỏ về nhà ngoại nhưng nghĩ đến đứa con trong bụng, sinh ra vắng cha, tôi lại nhẫn nhịn chịu đựng.
Tôi gần như bị bố mẹ chồng ghẻ lạnh. Lúc này, tôi mới nhận ra rằng chồng mình là người nhu nhược.
Bố mẹ có đối xử tệ bạc với con dâu, anh ngó lơ, coi như không biết. Tôi trách cứ, anh chỉ phân bua: “Anh phận làm con, đâu hỗn láo với bố mẹ được. Em thương anh thì nhịn đi. Mình sống với nhau cả đời, đâu phải ngày 1, ngày 2”.
Mấy tháng cuối, tôi ăn uống kém, thiếu chất, bác sĩ kê thêm vitamin, mẹ chồng kêu tốn kém, không cho uống. Tôi phải gọi cho mẹ đẻ, nhờ bà mua giúp.
Ngày trở dạ, tôi sinh được cô công chúa đáng yêu, bụ bẫm. Ai cũng khen tôi khéo đẻ, con toàn lấy nét đẹp của bố và mẹ. Vậy mà bà nội chẳng thèm ngó ngàng cháu một lần.
Con gái được 1 năm, tôi chẳng may vỡ kế hoạch, dính bầu lần 2. Biết tin con dâu có bầu tiếp, mẹ chồng tôi đi khắp nơi cầu cúng, xin cháu trai. Chồng tôi sốt ruột, giục vợ đi khám.
Tuy nhiên lần này, đứa bé vẫn là con gái. Chồng tỏ ra thất vọng não nề. Tối đi ngủ, anh ấy thở dài: “Đẻ toàn con gái thế này, vợ chồng khó ở với nhau lâu”.
Đêm đó, chồng tôi và mẹ bí mật ra phòng khách thì thầm to nhỏ với nhau. Tôi chết điếng khi bà khuyên chồng đưa tôi đến bệnh viện phá thai.
Vài năm nữa, hai vợ chồng tính toán, cố đẻ đứa con trai. Không kìm được lòng mình, tôi lao vào, thét lên đầy giận dữ, kiên quyết phản đối.
Chồng bắt đầu quay sang dằn hắt tôi. Tôi nghén ngẩm, nôn ọe, anh nói đầy bạc bẽo: “Tự nhiên chửa làm gì không biết, phải biết kiêng cữ, tránh thai chứ”.
Tôi tủi thân, sụt sịt khóc, anh ta kêu: “Khóc xong thì ngủ đi cho người khác ngủ”. Cực chẳng đã, tôi than thở: “Anh làm khổ em quá”. Chồng tôi nói: “Muốn hết khổ thì em biết mình phải làm gì”.
Giờ tôi rối ren, tuyệt vọng quá, mong độc giả cho tôi lời khuyên.
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn (email ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!">Tâm sự: Chỉ thích cháu trai, mẹ chồng ép con dâu làm việc tàn nhẫn
Thế giới thu nhỏ bằng đúng chiếc bàn uống cà phê
Sáng 26/10, quán cafe hiện đại Synary Smart Hub khai trương tại khuôn viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Synary Smart Hub không phải là một quán cafe bình thường, mà đúng với tên gọi của nó đây là một quán cafe 4.0.
Bà Lê Thị Loan và Nguyễn Thị Thu, 2 người đồng sáng lập Synary Smart Hub |
Điểm nhấn dễ nhận thấy nhất và cũng nổi bật của Synary Smart Hub là những màn hình cảm ứng lớn được sử dụng thay thế cho những mặt bàn. Khi đến với Synary Smart Hub, bạn không chỉ được thưởng thức những ly cafe ngon đúng điệu, hay những ly nước tuyệt hảo, mà còn có thể thoải mái thư giãn với chính những màn hình cảm ứng được sử dụng thay thế cho mặt bàn.
Thay vì phải cầm khư khư những chiếc điện thoại, ngay trên mặt bàn chỗ bạn ngồi, Synary Smart Hub đã trang bị một thiết bị cảm ứng, ở đó bạn có thể chơi game, lướt web, nhắn tin nói chuyện, hay thậm chí là cả xem những bộ phim yêu thích ngay trên mặt bàn. Cũng chính từ những màn hình này bạn còn có thể order đồ uống một cách nhanh chóng thay vì phải gọi với cho những nhân viên.
![]() |
GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá rất cao sự ra đời của Synary Smart Hub trong khuôn viên nhà trường. |
Bà Lê Thị Loan người đồng sáng lập Synary Smart Hub cho hay: “Synary Smart Hub mong muốn góp phần cùng nhà trường hoàn thành sứ mệnh trở thành ngôi trường trọng điểm về việc đi đầu trong thời hội nhập công nghệ 4.0, xứng đáng với lòng tin của ban giám hiệu nhà trường”.
Cà phê kết hợp với giáo dục, tại sao không?
Trong khi đó, GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá rất cao sự ra đời của Synary Smart Hub trong khuôn viên nhà trường. “Sau một thời gian mong chờ, một dịch vụ mới đã xuất hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dưới cái tên Synary Smart Hub.
Đây không phải là một quán cafe bình thường, đây là một quán café mang thương hiệu và tầm vóc Việt.
Đồng thời đây cũng là một trong số hiếm những quán cafe công nghệ mà tại đó có những bàn tương tác để cho cán bộ, giáo viên, sinh viên có thể thảo luận.
Đây cũng không phải là một quán cafe công nghệ bình thường, mà còn là sự kết hợp giữa cafe và giáo dục, là sự cộng hưởng của những ý tưởng sáng tạo”, ông Trần Thọ Đạt nói.
![]() |
Không chỉ dừng lại là cafe phục vụ, Synary Smart Hub còn là một tổ chức đào tạo, huấn luyện sinh viên, học sinh có các kỹ năng, kiến thức thực tiễn nhằm trang bị cho các em hành trang cho bước tiến sự nghiệp |
Có thể nói, Synary Smart Hub là mô hình cafe đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đầu tư màn hình tương tác thông minh thay thế máy tính, laptop, điện thoại thuận tiện cho việc nghiên cứu, hội họp, học tập, thư giãn.
Với không gian rộng, đầy đủ vật chất và được thiết kế thành hai khu vực: Khu vực dành cho quan khách, cán bộ, giảng viên và khu vực sinh viên riêng biệt, cùng sân khấu hiện đại, Synary Smart Hub là nơi lý tưởng để tổ chức các hội thảo mang tính giao lưu trao đổi, là nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ, tổ chức sinh nhật hay các sự kiện phù hợp với sức chứa gần 200 người.
Không chỉ dừng lại là cafe phục vụ, Synary Smart Hub còn là một tổ chức đào tạo, huấn luyện sinh viên, học sinh có các kỹ năng, kiến thức thực tiễn nhằm trang bị cho các em hành trang cho bước tiến sự nghiệp. Việc huấn luyện đào tạo sẽ dựa trên tiêu chí nền tảng gốc rễ như phát hiện các tài nâng bẩm sinh khoa học của từng cá nhân để được hướng dẫn phù hợp.
“Học tập và giúp sinh viên tiếp cận công nghệ trong thời đại 4.0 là thứ quan trọng nhưng không vì thế mà cà phê ở Cafe Synary bị coi là thứ yếu. Cà phê ở đây nguyên chất. An toàn cho sức khỏe. Ngoài sản phẩm truyền thống còn có sản phẩm khác biệt dành cho cả chị em phụ nữ. Một trong những sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay Cafe Synary sẽ mang đến cho khách hàng những cách uống độc đáo và đa dạng”, bà Nguyễn Thị Thu người đồng sáng lập Synary Smart Hub cho hay.
PV
">Cafe 4.0 đầu tiên đốn tim sinh viên kinh tế
Đặt camera trong phòng ngủ con trai, mẹ trẻ chứng kiến cảnh giật mình
Cô dâu, chú rể thót tim trong đám cưới chạy bão ở Vũng Tàu
Nam bác sĩ bắt vợ cũ sống chung với vợ mới
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản.
Tại buổi lễ, các đơn vị tài trợ đã trao tặng đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt cho học sinh và nhà trường gồm: Bàn ghế, dụng cụ học tập, sách vở, đồ chơi, bồn chứa nước, áo ấm... Tổng giá trị tài trợ khoảng 500 triệu.
Đây là hoạt động thường niên của Công đoàn Thanh tra Chính phủ và Công đoàn Báo Thanh tra nhằm chia sẻ và giảm bớt những khó khăn của bà con vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
Công trình có quy mô gồm 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 phòng bếp, nhà vệ sinh và khuôn viên rộng gần 500m2 đáp ứng nhu cầu học tập, ăn ở của 45 trẻ em trong bản. |
Ka Lăng là xã vùng biên đặc biệt khó khăn của huyện Mường Tè, Lai Châu. Nơi đây, chủ yếu là bà con các dân tộc Lã Ú, Hà Nhì, sinh sống. Do địa hình đồi núi, dân cư thưa thớt, nên các điểm trường cho học sinh chủ yếu được dựng từ tranh tre, nứa lá tạm bợ.
Đợt mưa lũ tháng 7/2018 vừa qua, huyện Mường Tè thiệt hại hàng chục tỷ đồng, khiến 1 người chết, 2 người mất tích, 3 người bị thương, ngoài ra, các công trình hạ tầng bị sạt lở nghiêm trọng.
Với tấm lòng tương thân, tương ái, Công đoàn Thanh tra Chính phủ, Báo Thanh tra và Nhóm Cầu Giấy yêu thương đồng hành cùng huyện Ka Lăng xây dựng điểm trường cho các em thuộc khối mầm non, tiểu học.
Qua đó, góp phần giúp các em có điều kiện được học tập trong những điểm trường đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết. Ông Vũ Hồng Khánh, Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ gửi lời cảm các nhà hảo tâm và đặc biệt nhóm thiện nguyện Cầu Giấy yêu thương đã đồng hành cùng Công đoàn Báo Thanh tra trong chương trình này.
![]() |
Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường. |
Việc đưa điểm Trường Mầm non La Ú Cò đi vào hoạt động vừa giúp trẻ em trong bản có điều kiện tới lớp, tới trường, vừa giảm bớt khó khăn, thiếu thốn về vật chất cho nhà trường ở vùng khó khăn.
2 năm trôi qua nhưng nữ nhân viên vẫn nhớ như in câu chuyện nhói lòng phía sau cọc tiền 20 triệu đồng bị bỏ quên ở nhà vệ sinh công cộng do mình quản lý.
">Khánh thành điểm trường ở xã vùng biên Ka Lăng
Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
![]() |
Không chỉ có lòng rán, bạn có thể thưởng thức lòng non luộc chấm mắm tôm thơm lừng hay cả nhóm có thể gọi thêm đĩa dồi luộc, rán bùi bùi nóng hổi cùng một đĩa nộm lòng là đủ để no căng bụng, tiếp sức sau những giờ "đi bão" nhiệt tình mừng đội tuyển Việt Nam. Giờ mở cửa: 18h-24h. Địa chỉ: Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm. Ảnh:Lylychuu. |
![]() |
Phở gà trộn: Các tín đồ yêu món gà nếu "đi bão" đêm cổ vũ đội tuyển Việt Nam chắc hẳn không thể bỏ qua món gà trộn bắt mắt, ngon miệng. Đêm trời rét sẽ ấm lại khi bạn thưởng thức bát phở gà trộn với sợi phở mềm, cùng thịt gà xé phay ngọt thịt, thêm ít thịt mọc viên cùng gia vị, rau thơm các loại. Bạn có thể chọn phở gà nước tùy sở thích. Giờ mở cửa: 18h-1h sáng. Địa chỉ: Phủ Doãn, Hoàn Kiếm. Ảnh: Thuyseatbook. |
![]() |
Bún cá: Thêm một lựa chọn nữa cho người hâm mộ bóng đá đi ăn mừng vào buổi đêm, đó là bún cá nóng hổi. Ngoài bún còn có bánh đa cua, bạn có thể lựa chọn tùy ý thích. Bát bún cá đầy đặn gồm cá sắt miếng, chả cá, rau, gia vị các loại, chắc chắn sẽ là lựa chọn hợp lý cho những chiếc bụng đói meo sau nhiều giờ hò reo cổ vũ đội tuyển nhà. Giờ mở cửa: 24/24. Địa chỉ: Ngõ Hồng Phúc, Hàng Đậu. Ảnh:Justvuvu, Nglam711. |
![]() |
Nem nướng: Nếu không muốn ăn quá nhiều vào buổi đêm, nem nướng là lựa chọn hợp lý cho bạn. Sau buổi "đi bão" mệt nhoài vì hò reo, kẹt xe, khói bụi, bạn cùng bạn bè có thể nghỉ chân ở quán ven đường, thưởng thức đĩa nem nướng nóng hổi, cùng vài cốc trà chanh và trò chuyện rôm rả. Giờ mở cửa: 16-23h. Địa chỉ: Ấu Triệu, Hoàn Kiếm. Ảnh: Maiikuns, Tramdaya. |
![]() |
Xôi thập cẩm: Một trong các loại đồ ăn đêm quen thuộc không thể không nhắc tới là món xôi. Xôi thập cẩm với đủ loại topping hấp dẫn như lạp xưởng, pate, trứng rán, thịt kho, chả cá, gà nấm, giò chả... cùng cơm nếp dẻo mềm, chắc hẳn sẽ là món ngon ấm bụng tiếp sức người hâm mộ "đi bão" đêm mừng đội bóng Việt Nam. Giờ mở cửa: 16-24h. Địa chỉ: Lò Đúc, Hai Bà Trưng. Ảnh: Littlequanzz, Justvuvu. |
![]() |
Phở bò: Phở bò là món ngon có thể thưởng thức vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nếu không muốn phải đắn đo lựa chọn xem ăn gì sau buổi hòa mình dưới đường cổ vũ đội tuyển Việt Nam, các cổ động viên có thể ghé ngay quán ven đường thưởng thức một bát phở bò thơm lừng, ấm bụng. Sợi phở mềm, nước phở ngọt, thịt bò thơm ăn cùng chút quẩy chắc hẳn sẽ là món ngon không thể bỏ qua vào buổi đêm. Giờ mở cửa: 18h-4h sáng. Địa chỉ: Trần Phú, Hoàn Kiếm. Ảnh: Eatenbylong. |
![]() |
Cháo sườn: Cháo sườn chợ Đồng Xuân hẳn là món ăn không còn xa lạ với những tín đồ ăn đêm ở Hà Nội. Bát cháo sườn nóng, khói nghi ngút, ăn kèm chút ruốc, đậm đà nước thịt, ngậy vị quẩy, sẽ làm ấm bụng cho buổi đêm lạnh sau những giờ cuồng nhiệt cổ vũ đội bóng quốc gia. Giờ mở cửa: 14-2h sáng. Địa chỉ: Chợ Đồng Xuân.Ảnh: Iamfoodtester, Tastydarling. |
Sau rất nhiều khó khăn mới đến được với nhau, Thành quyết định chi gần 3 tỷ trang trí tiệc cưới. Nào ngờ, khi hôn lễ chuẩn bị bắt đầu thì trời bất ngờ nổi cơn dông...
">Địa chỉ ăn đêm Hà Nội tiếp sức cổ động viên xem AFF Cup 2018
Đám cưới của Anusha Kumari (quận Bhagalpur, bang Bihar, miền đông Ấn Độ) với chàng cảnh sát địa phương Uday Rajak phải ngưng lại vì chú rể bị áp giải về đồn cảnh sát.
Tối ngày 17/1, đoàn rước dâu của nhà trai đến nhà gái theo đúng dự kiến. Lúc này, chú rể trong tình trạng say xỉn bắt đầu gây gổ với khách dự, dẫn đến xích mích và đánh nhau.
Ngay khi biết được tin, cô dâu tức giận, đòi huỷ hôn ngay lập tức. Dù gia đình nhà trai cố gắng thuyết phục và hình hình dần ổn thoả, cô vẫn kiên quyết gọi cảnh sát tới bắt chồng sắp cưới.
Thông báo với truyền thông vào thứ 7 (ngày 19/1), cảnh sát cho biết đã bắt giữ chú rể say rượu sau khi nhận được thông báo từ cô dâu. Họ chia sẻ rằng chưa từng gặp bất kỳ trường hợp tương tự nào.
Về phần Anusha, cô giải thích: “Đến một cảnh sát mà còn phạm pháp thì làm sao anh ta mong đợi người khác tuân theo luật lệ. Vậy nên tôi nghĩ anh ta nên ngồi trong tù thay vì ở đây tổ chức đám cưới”.
Cô dâu sắp tốt nghiệp một trường đại học địa phương nói thêm rằng mình thà độc thân còn hơn cưới một kẻ nghiện rượu.
1 ngày trước khi chương trình Bạn muốn hẹn hò phát sóng, cặp đôi đã chính thức tổ chức lễ cưới.
">Cô dâu gọi cảnh sát bắt chú rể ngay trong đám cưới vì say rượu
LTS: Việt Nam đang hội nhập và phát triển, Việt Nam đang thay đổi, đầy thông tin và cơ hội mới; nhưng Việt Nam đang thiếu điều gì đó. Những câu chuyện về một bài hát mới, làn điệu dân ca ngọt ngào hay một vở kịch hay, hoặc những buổi hòa nhạc đẳng cấp không có trong danh sách truyện trò của người Việt. Thay vào đó, có quá nhiều quán nhậu, người nhậu, nhà xe, điện thoại, tranh giành... Không còn chỗ cho văn hóa nghệ thuật, tâm hồn người Việt đang bị sa mạc hóa. Tuần Việt Nam giới thiệu loạt bài viết của họa sĩ, nhà văn hóa Lê Thiết Cương.
Giả sử vào một buổi tối của năm 1986, có một cô gái ở ngoại ô Hà Nội, sau khi đi chơi về, đi ngủ và giấc ngủ của cô ấy liền một mạch 30 năm mới tỉnh dậy…
Sáng nay một buổi sáng 2016, cô gái đi vào thành phố thì chắc chắn cô sẽ bị lạc. Đương nhiên, vì cảnh xưa người cũ đâu còn như trước, ba chục năm rồi chứ ít gì.
Quá nhiều đường sá mới, phố phường mới, nhiều cầu to cầu bé, nhiều khu đô thị tên nước ngoài, nhiều chung cư lênh khênh. Đã vậy lại còn bị hoa mắt vì quá nhiều xe cộ, chả thiếu thương hiệu gì Âu, Mỹ, Nhật xe nào cũng đẹp, cũng bóng nhoáng.
![]() |
Chương trình hòa nhạc Điều Còn Mãi tại Nhà hát lớn Hà Nội. |
Quá nhiều quần áo, váy xanh đỏ hàng hiệu nõn nà, thơm phức. Quá nhiều biển quảng cáo ngang dọc, quá nhiều đèn đóm lập lòe nhấp nháy, giăng mắc khắp phố phường. Quá nhiều đình chùa, mới toe, rối rắm cầu kỳ và những pho tượng tạc đẽo bôi chát bằng sơn công nghiệp kệch cỡm, dị hợm, lòe loẹt.
Thế thì làm gì cô gái ấy chả lạc. Tuy nhiên lạc đường thì chả sợ, cô ấy sẽ dừng lại mua bản đồ hoặc hỏi đường, sẽ vẫn đi đến nơi về đến chốn nhưng lạc lõng thì chịu chết, chả ai giúp cô ấy được đâu. Con tàu tốc hành của đời sống hôm nay không còn chỗ cho những người vẫn giữ nếp sống cũ. Hành khách của chuyến tàu hôm nay phần đông là những người “nhanh nhẹn”, “năng động”, quyết liệt, thực tế, toan tính…họ có cùng chí hướng lao đến cái ga vật chất, bất chất một đời sống tinh thần ngày càng nghèo nàn.
Lật lại xấp ảnh cũ, chân dung người Việt cách đây ba chục năm khác xa bây giờ, họ lành hiền, chất phác, họ cũng nhanh nhẹn cũng quyết liệt chứ, nếu không thì họ đi qua hai cuộc chiến để đến ngày thống nhất sao được. Những người Việt hôm nay cũng là người Việt, họ chính là con cháu của người Việt 30 năm trước nhưng tôi thấy họ hình như không còn là người Việt nữa.
Người Việt hôm nay dữ tợn quá, bạn có đi đường trường mới cảm nhận rõ: mạnh ai nấy đi, ai cũng mạnh, cũng khỏe, cũng hừng hực, lạng lách đánh võng, vượt ẩu, đua chen bằng mọi cách, bất chấp tính mạng của mình và người khác, coi thường luật lệ giao thông. Số lượng người chết vì tai nạn giao thông ngày càng tăng, hễ va chạm xe cộ thì sẵn sàng ẩu đả. Vô số vụ đánh nhau, chửi nhau, đâm chém chỉ vì những nguyên nhân rất bình thường, chỉ vì một câu nói, một ánh nhìn… Một bộ phận không nhỏ người Việt hôm nay coi đánh đấm là phương cách duy nhất để “nói chuyện phải trái” thì phải?
Nguyên nhân sâu xa của mọi câu chuyện trên là ở văn hóa. So với thời điểm cách đây vài thập kỷ thì văn hóa nền của người Việt hôm nay đã tụt xuống một bước.
Đổi mới và phát triển kinh tế là hoàn toàn đúng nhưng giá như nên chú trọng phát triển song song cả văn hóa và kinh tế. Thậm chí phát triển văn hóa trước đã rồi hãy phát triển kinh tế, văn hóa phải đi trước thì đó mới là phát triển đúng nghĩa, đó mới là phát triển bền vững. Chính vì không coi trọng văn hóa nên cái lối sống chạy đua theo vật chất, coi vật chất là giá trị sống, là giá trị duy nhất đang ngày càng phổ biến, lấn át và thắng thế.
Tinh thần trọc phú đang áp đảo và ngự trị ở mọi ngóc ngách đời sống từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn. Sự nguy hiểm là nông thôn, làng xã nơi sinh ra, nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị căn cốt của tinh thần Việt, văn hóa truyền thống Việt (cái lũy tre văn hóa của làng) tưởng như không bao giờ bị vỡ bởi vì đã được thử thách qua bao thăng trầm của lịch sử nay bắt đầu vỡ nát. Tại sao hơn 2.500 năm không vỡ, không mất, nay phát triển có mấy chục năm đã vỡ ?
Văn hóa vừa trừu tượng vừa cụ thể, nó ẩn hiện, nó có có không không mà bao trùm lên toàn bộ đời sống, chi phối mọi mặt của đời sống, đời sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội. Tất cả những nhếch nhác hôm nay đều có nguyên nhân từ sự xuống cấp văn hóa. Lạ là ở chỗ thời chiến tranh gian khổ, thời hậu chiến đói nghèo văn hóa nền của xã hội lại cao hơn bây giờ, khi mà cuộc sống đã no đủ hơn, bát cơm đầy hơn, miếng thịt to hơn, quần áo lành lặn hơn, nhà cửa xe cộ bóng nhoáng hơn. Tiếc là chỉ có mấy chục năm mà văn hóa lại xuống cấp nhanh như thế.
Nếu muốn đắp lại để cái nền (văn hóa) bằng với cái nền cũ thì không thể mấy chục năm là xong bởi vì phá thì dễ thì nhanh, xây thì khó và tốn thời gian hơn nhiều. Chưa kể chả nhẽ chỉ nỗ lực để bằng cái cũ. Thế mới thấy cái giá để có được thành tựu kinh tế hôm nay là quá đắt. Thậm chí không bõ, thêm được tí GDP, tí tiền mà mất văn hóa như vậy thì đúng là được không bõ với mất.
(Còn nữa)
Lê Thiết Cương
Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Trong suốt 7 năm bền bỉ đến với công chúng yêu nhạc, dù một năm duy nhất (năm 2014) bị gián đoạn, "Điều còn mãi" sẽ lại tiếp tục đến với công chúng yêu nhạc thông qua các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc của các nhạc sỹ gạo cội trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Trở lại năm 2016, hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi, người nhiều năm qua sống và chỉ huy dàn nhạc tại Macedonia. Các ca sĩ như Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016". Các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn trong chương trình bao gồm: Quốc ca Việt Nam (Tác giả: Văn Cao; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào mừng (Tác giả Trọng Bằng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; Đàn bầu: Bùi Lệ Chi); Người là niềm tin tất thắng (Tác giả Chu Minh; Biểu diễn: Tùng Dương); Cảm xúc Tháng Mười (Tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; Biểu diễn: NSƯT Hồng Vy); Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (Tác giả Bùi Đức Hạnh; Biểu diễn: Lê Anh Dũng); Hồ trên núi (Tác giả Phó Đức Phương; Biểu diễn Tùng Dương); Bạch Đằng Giang (Tác giả Trần Mạnh Hùng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (Tác giả Xuân Giao; Biểu diễn: Đăng Dương); Quảng Bình quê ta ơi ( Tác giả Hoàng Vân; Biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (Tác giả Phú Quang; Biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Dáng đứng Việt Nam (Tác giả Nguyễn Chí Vũ; Biểu diễn: Lê Anh Dũng). Kết thúc chương trình sẽ là bài Đất nước trọn niềm vui (tác giả Hoàng Hà), Dàn hợp xướng ĐHSPNT TW – các Ca sỹ và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. |
Người Việt ưa giao lưu bằng nắm đấm?
友情链接