Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs UTA Arad, 22h00 ngày 31/1:
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Baniyas Club, 23h00 ngày 31/1: Chiến thắng thuyết phục
Bà Hoàng Thị Xuân, tổ dân phố Mã Tuyển, thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) thức khuya, dậy sớm để bán bánh, chưa từng nghĩ tới việc có ngày dùng điện thoại di động phát trực tiếp việc bán hàng của mình, quảng cáo món ăn hay giới thiệu cây bơ của gia đình đã vào mùa thu hoạch quả.
Dù phạm vi lan tỏa chỉ quẩn quanh hàng xóm, họ hàng sống cùng vị trí địa lý nhưng vẫn có thêm người biết tới thông điệp mà mình đã chia sẻ, bà Xuân vui lắm. Bà Xuân cho biết: "Từng trải qua thời mua nhu yếu phẩm bằng tem phiếu, tiêu tiền xu, đi bộ hàng chục cây số mới có thể tới chợ trung tâm huyện để mua một chiếc ra-đi-ô, tôi chưa từng nghĩ tới việc có ngày công nghệ phát triển đến mức có thể mua bán mà không cần gặp nhau, không cần đưa tiền mặt như bây giờ".
Thế nhưng, để có thể tiếp cận với công nghệ mới, bà Xuân phải mò mẫm, “hỏi lên hỏi xuống” những phụ nữ cùng tổ dân phố, ban đầu bấm từng đầu ngón tay trên màn hình máy tính và điện thoại... Những ngày đầu tiếp cận, công nghệ mới là rào cản đối với bà và người cùng thế hệ vốn quen với giấy bút hơn là bàn phím, màn hình.
Đối với nhiều người như bà Xuân, điện thoại thông minh hay máy tính không chỉ là công cụ giao tiếp mà trở thành cánh cửa dẫn đến tri thức mới, cảm giác háo hức giống như lần đầu bà đi từ làng ra chợ huyện mua ra-đi-ô cách đây mấy chục năm trời.
Để giúp những phụ nữ vốn chỉ quen với công việc nương đồi, tiếp cận công nghệ số, chị Sin Hoài Thu, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Mường Khương làm việc không tính ngày, giờ. Trưởng thành từ phong trào đoàn, từng là “chiến sĩ” sôi nổi trên mặt trận thông tin, người tiên phong trong tổ công nghệ số cộng đồng, hơn ai hết, chị Thu hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc lan tỏa “kỹ năng số”.
Thị trấn Mường Khương là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vẫn có khoảng cách lớn với các đô thị miền xuôi. Phụ nữ dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ trung niên hoặc cao tuổi gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận tiện ích mới từ công nghệ số.
“17 tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương đều có các thành viên là chi hội trưởng, hội viên của Hội Phụ nữ thị trấn. Chúng tôi luôn đồng hành, cầm tay chỉ việc, làm một lần không được thì nhiều lần, người biết nhiều hướng dẫn người chưa biết, có thể đi chậm một chút nhưng sẽ không để ai bị bỏ lại” - chị Thu chia sẻ.
Với đặc thù tỉnh miền núi, biên giới, trẻ em ở vùng xa cũng đối diện nguy cơ bỏ lại phía sau khi hạ tầng internet chưa đồng bộ. Hiện nhiều học sinh tại một số khu vực còn chưa biết đến máy tính, trong khi những bạn cùng trang lứa ở thành phố đã thành thạo kỹ năng lập trình.
Hay với người cao tuổi sống ở những thôn, bản xa, việc mò mẫm ấn nút bấm trên điện thoại “cục gạch” vẫn “nhầm lên nhầm xuống” thì việc sinh trắc học nếu không có người hỗ trợ, chẳng khác gì bắt họ “lên trời” khi chưa hề được trang bị một đôi cánh phía sau.
Với những người đã “biết chút ít” về công nghệ số thì việc làm sao để biến công nghệ đó trở thành tiện ích phục vụ cuộc sống vẫn là hành trình dài.
Dù đã được hỗ trợ lập tài khoản VNeID, thậm chí đã nâng cấp mức độ 2, vậy nhưng chị Giàng Thị Chứ ở thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) vẫn chưa biết cách sử dụng ứng dụng này như thế nào.
Sau khi được công chức ở bộ phận “một cửa” tư vấn, hướng dẫn lấy lại mật khẩu, chỉ từng thao tác, chị Chứ đã biết cách khai thác, sử dụng tiện ích từ ứng dụng này.
Chị Chứ chia sẻ: Tôi đến đây để làm giấy khai sinh cho con. Nghe mọi người nói có thể làm trực tuyến trên điện thoại tiện lắm nhưng tôi chỉ biết dùng điện thoại xem video, mạng xã hội, gọi điện, chat với bạn bè, chưa biết dùng tính năng này.
Đến UBND xã, tôi được cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ cài lại mật khẩu tài khoản định danh mức độ 2 và làm hồ sơ rất nhanh gọn. Nếu sau này sinh thêm bé nữa, tôi nhất định sẽ tự làm tại nhà.
Trên thực tế, thách thức về công nghệ số không chỉ riêng của một nhóm người mà của toàn xã hội. Mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân đều có khó khăn riêng, tổ chức lớn thì khó khăn lớn, cá thể nhỏ có khó khăn của cá thể nhỏ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các tổ chức xã hội đã có những hướng đi tích cực để khắc phục tình trạng này.
Các chương trình đào tạo kỹ năng số cho người lớn tuổi, cải thiện hạ tầng công nghệ ở vùng xa; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp được triển khai trên cả nước. Nỗ lực này có từ sự hướng dẫn sử dụng mạng xã hội, đặt hàng, thanh toán trực tuyến, sử dụng ngân hàng số; trong cuộc đua công nghệ, cuộc đua sử dụng trí tuệ nhân tạo; việc ứng dụng từng sản phẩm, ứng dụng nhỏ, từng nền tảng chung mà các nhóm dân cư đang cùng tiếp cận... Tất cả cùng hướng đến mục tiêu mang lại trải nghiệm thực tế, tiện ích hơn cho cuộc sống của con người.
Trong kỷ nguyên số, khi công nghệ mang đến cơ hội chưa từng có, xã hội phải nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau. Cơ hội phát triển là của tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa lý hay hoàn cảnh sống. Có thể nói, kỷ nguyên số chỉ thực sự thành công khi mọi người đều có quyền tiếp cận và cùng tiến bước, từng bước hình thành công dân số, xã hội số.
Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Làng Đào 2, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng thành lập từ đầu năm 2023 với 5 thành viên. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, tổ trở thành lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số ngay từ cơ sở.
Trong thời gian đầu mới thành lập, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Làng Đào 2 gặp không ít khó khăn. Dân cư trong thôn chủ yếu là người dân tộc thiểu số, quanh năm chỉ làm vườn, bám ruộng nên khả năng tiếp cận công nghệ còn hạn chế.
Vì vậy, tổ đã chia nhỏ thành các nhóm, phụ trách từng hộ để “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt, nắm kỹ năng sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống phát thanh; lồng ghép họp thôn để bà con hiểu rõ mục đích, tiện ích của chuyển đổi số mang lại trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bước đầu, người dân trong thôn đã làm quen với khái niệm chuyển đổi số, từng bước cài đặt, sử dụng các ứng dụng thông minh phục vụ công việc và cuộc sống hằng ngày.
Ngay từ khi thành lập, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Làng Đào 2 luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số.
Sau hơn 1 năm hoạt động, tổ đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, do đặc thù là thôn vùng sâu nên vẫn còn nhiều khó khăn, do độ phủ sóng viễn thông thấp, trình độ giữa các thành viên trong tổ không đồng đều, khả năng tiếp cận công nghệ của bà con còn hạn chế…
Thời gian tới, các thành viên sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức, có thêm sáng kiến, phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền về chuyển đổi số.
Đồng thời, tham mưu với lãnh đạo xã tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ để Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Làng Đào 2 thực sự là “cánh tay nối dài” của ban chỉ đạo chuyển đổi số, phát huy sức mạnh toàn dân tham gia quá trình chuyển đổi số.
Thời gian qua, Trường Tiểu học số 1 thị trấn Mường Khương đã được quan tâm đầu tư trang - thiết bị phục vụ chuyển đổi số, đưa kỹ thuật số vào các giờ giảng, tiết học của thầy giáo, cô giáo và học sinh. Việc chuyển đổi số đã giúp việc dạy và học thuận lợi hơn.
Hiện, 100% cán bộ, giáo viên của trường đã được trang bị, máy tính xách tay để soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng, khai thác nội dung học tập trên các phần mềm, kho học liệu, đầy đủ hình ảnh minh họa về lịch sử, bản đồ địa lý… để minh chứng thêm cho các bài học trong sách giáo khoa.
100% lớp học đã được trang bị ti vi thông minh kết nối internet, để kết nối giữa giáo viên và học sinh, kết nối các tiết học trực tuyến, kết nối với các trường học khác trong và ngoài tỉnh, qua đó giúp học sinh giao lưu trực tuyến, mở rộng kiến thức.
Ngoài ra, trường cũng được trang bị 2 phòng tin học với 40 máy tính để phục vụ việc học của học sinh. Năm học 2024 - 2025, nhà trường thí điểm học bạ số đối với học sinh, giúp ích rất nhiều trong quản lý học sinh về hồ sơ, thành tích, kết quả học tập của từng năm học cho đến khi học sinh ra trường.
Chuyển đổi số đã tác động tích cực tới giáo dục, mang lại lợi ích, hiệu quả thiết thực đối với Trường Tiểu học số 1 thị trấn Mường Khương cũng như nhiều trường học khác.
Chuyển đổi số đang là xu thế mới để nâng cao chất lượng trong giáo dục. Tuy nhiên, đối với huyện nghèo như Mường Khương, chuyển đổi số trong trường học, khó khăn nhất vẫn là cơ sở vật chất, điều kiện về internet cũng như phần mềm sẽ chậm hơn so với các khu vực trung tâm phát triển khác.
Thực tiễn cho thấy, chuyển đổi số có vai trò quan trọng đối với chính quyền cơ sở. Bởi đây là giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng không gian, cơ hội phát triển.
Đặc biệt hơn, chuyển đổi số sẽ rút ngắn khoảng cách, tạo kết nối linh hoạt giữa chính quyền với người dân cả về không gian lẫn thời gian; tạo cho diện mạo mới cho nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tuy nhiên, hiện nay, ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trở ngại lớn nhất là việc giúp người dân tiếp cận công nghệ số, các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính. Cùng với đó, hạ tầng internet cũng chưa đồng bộ.
Nhiều hộ dân chưa được phủ sóng internet, sóng 3G, 4G, nên hạn chế tham gia các hoạt động chuyển đổi số, nhất là việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ công trực tuyến.
Người dân vùng cao còn e dè trong thao tác khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến do kỹ năng, thông tin hạn chế...
Để “chuyển đổi số” đi vào cuộc sống, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần thay đổi tư duy lãnh đạo, thay đổi cách nhìn nhận, ứng dụng của cán bộ, đảng viên rồi mới đến Nhân dân.
Tập trung hoàn thiện 3 yếu tố quan trọng: hạ tầng số, con người, cơ chế... gắn với tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số cho người dân.
Tiếp tục củng cố hoạt động tổ công nghệ số cộng đồng ở thôn, bản và xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao; tiếp cận và phát huy thương mại điện tử, tạo cơ hội phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động công vụ đang trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt ở cấp xã, nơi người dân tiếp xúc trực tiếp với chính quyền cơ sở.
Với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng, như cổng thông tin điện tử, di động và hệ thống quản lý hành chính công trực tuyến đang giúp công chức cấp xã cải thiện đáng kể chất lượng phục vụ người dân.
Đầu tiên, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp đơn giản hóa quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Thay vì phải đến trụ sở xã để nộp hồ sơ, người dân có thể sử dụng các ứng dụng trực tuyến để đăng ký các dịch vụ công: thủ tục cấp giấy khai sinh, thủ tục đăng ký thường trú, thủ tục cấp giấy phép xây dựng...
Thủ tục hành chính trực tuyến không chỉ giảm thời gian đi lại, còn giúp người dân dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ. Khi đó, người dân chỉ cần vài thao tác trên điện thoại hoặc máy tính là có thể tra cứu thông tin cần thiết; tăng tính minh bạch và nâng cao niềm tin của người dân đối với chính quyền.
Ứng dụng công nghệ số hỗ trợ nhiều cho cán bộ, công chức xã trong việc quản lý dữ liệu và xử lý công việc hằng ngày.
Thông qua hệ thống quản lý điện tử, dữ liệu của người dân được lưu trữ và truy xuất nhanh chóng, giảm bớt tình trạng thất lạc giấy tờ hoặc sai sót thông tin.
Việc số hóa tài liệu còn giảm chi phí in ấn, lưu trữ tài liệu, tạo môi trường làm việc hiện đại và chuyên nghiệp hơn.
Với tôi, các ứng dụng công nghệ số đã cải thiện khả năng giao tiếp, phản hồi với người dân. Mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin hiện nay đều được sử dụng như một công cụ để cung cấp thông tin chính thức, cảnh báo và thông báo kịp thời tới người dân, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh.
Qua đó, giúp cán bộ phụ trách địa bàn nắm bắt nhanh chóng ý kiến, phản hồi của người dân, từ đó xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời và hiệu quả hơn.
Theo Vũ Sơn - Thuý Phượng - Lê Nam(Báo Lào cai)
" alt="Để “không ai bị bỏ lại phía sau' trong kỷ nguyên số" />Tại Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của thủ đô năm 2016
Mặc dù vậy, với bài thi xuất sắc trong kì tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội vừa qua, Hà Linh đạt 8,5 điểm môn Ngữ Văn, giúp em giành tấm vé thủ khoa vào lớp chuyên Văn, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Hà Linh kể lại, với thí sinh thi chuyên, hầu như ai cũng làm bài điên cuồng để giành một suất vào trường. Bản thân em cũng vậy, chỉ 30 phút đầu tiên sau khi bóc đề, em lên xin giấy lần 1. Giám thị hỏi em “Viết sai à?”. Em chỉ cười, không nói gì. Cả buổi, giám thị cứ đứng kè kè cạnh em vì có lẽ thầy nghĩ, em chép tài liệu. Khi em lên xin giấy lần thứ 4 ở phút cuối để làm nốt kết bài, giám thị ngỡ ngàng vì trong 150 phút, em viết kín 14 trang giấy.
Tuy nhiên, đây chưa phải là bài thi dài nhất của Linh. Trong một bài tập tháng về nhà, môn Ngữ Văn năm lớp 9, với đề bài: “Hãy tượng tưởng 30 năm sau, em và các bạn trở về trường cũ để dự Đại lễ mừng ngôi trường tròn 60 năm, hãy kể lại sự kiện ấy bằng bài văn có sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn...”. Trong vòng 4 giờ đồng hồ ngồi lì trong phòng học, Hà Linh đã viết liền tù tì 33 trang giấy. Em đặt mình vào hoàn cảnh sau 30 năm đã trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Khi trở về trường, em gặp lại thầy cô, bạn cũ và cả mối tình đầu trong veo như buổi sáng.
Bài văn được 9 điểm với lời phê của cô giáo dạy Văn: “Cô rất bất ngờ trước khả năng tưởng tượng của Hà Linh và rất cảm động vì con đã viết say mê bài văn dài tới 33 trang”...
“Nhiều bạn hiện nay vẫn có thói quen chép tài liệu trên mạng hoặc coppy những bài văn hay. Em thấy mình không thể viết điều gì nếu nó không xuất phát từ giọng thật, như thế “phô” quá. Vì vậy, lúc nào em cũng ngồi cặm cụi tự viết để có giọng văn không “chạm” ai, kể cả là bài tập được giao về nhà”, Linh nói.
Được biết, ngoài môn Ngữ Văn, trong kì thi vào lớp 10 THPT vừa qua, Linh còn giành tấm vé thủ khoa vào lớp 10 chuyên Hóa, Trường Amsterdam với số điểm khá ấn tượng: 8,5 điểm.
Thích Văn nhưng chọn Hóa
Được biết, ngoài việc giành 2 tấm vé thủ khoa “kép” hai môn chuyên Văn và Hóa trong kì tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam vừa qua, từ khi còn trên ghế nhà trường, Linh liên tục đạt học sinh giỏi trong 4 năm và 3 năm liền được nhận học bổng của trường.
Năm 2015, Linh từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi cấp Quận môn Hóa học. Năm 2016, Linh đoạt giải nhất cuộc thi HS giỏi môn Hóa học cấp thành phố với 50/60 điểm và được tuyển thẳng vào Trường ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội).
Trong “Lễ tri ân và trưởng thành giành cho học sinh khối 9 - Nineternal” năm 2016 của Trường Amsterdam, Linh được chọn để thay mặt cho 200 học sinh khối 9 phát biểu. Em cũng vinh dự được dự “Lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi của thủ đô năm 2016”.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Linh hài hước cho biết, có lẽ sau 8h30 tối, đầu óc em mới hoạt động được. Vì vậy, trước giờ đó, em vẫn loanh quanh giải trí một chút, sau đó mới học bài đến khoảng 11h hơn và đi ngủ.
Hà Linh trong phòng đọc sách của ông nội
Linh tâm sự, mỗi lần đến nhà ông nội chơi, căn phòng em thích nhất là phòng đọc sách. Em có thể đọc ngấu nghiến những cuốn sách kinh điển của ông. Ngoài ra, em còn thích tác giả Nguyễn Nhật Ánh của Việt Nam, thích cả truyện tranh và nhiều tác giả nước ngoài khác. Cứ mỗi độ hè đến, Linh và ông nội - vốn cũng là một nhà báo, nhà thơ... thường mang những cuốn sách quý giá về quê hương Hà Nam để tặng thôn, tặng cho tủ sách dòng họ và cho xã.
Cô giáo Nguyệt Anh - giáo viên bộ môn Ngữ Văn của lớp em cho biết: "Trong lớp còn một số bạn xuất sắc. Tuy nhiên, để có những bài văn dài, sâu sắc, hành văn tốt như Hà Linh, không phải học sinh nào cũng làm được. Mặc dù Linh chưa nói với cô giáo bao giờ, nhưng tôi tin, em đã đọc rất nhiều sách".
“Tôi từng dạy Hà Linh 2 năm (lớp 8 và lớp 9). Em là học sinh ngoan, học đều cả môn tự nhiên và xã hội. Em yêu thích môn Hóa và từng có nhiều giải thưởng môn này nhưng ngược lại, Linh học rất tốt môn Văn. Điểm kiểm tra Văn của em hầu như rất hiếm điểm 8.
Tôi từng nhắc nhủ em, bài văn hay không liên quan đến độ dài nên con phải tiết chế số chữ bởi nhiều khi không đủ thời gian trong các cuộc thi. Chằng hạn với bài văn dài 33 trang, tôi thật sự ngạc nhiên khi một học sinh 15 tuổi lại có thể đặt mình vào ngôn ngữ của phụ nữ thành đạt hơn tuổi hơn 40 già dặn thế. Nếu so sánh lực học trong lớp, Linh nằm trong nhóm 3-5 học sinh có điểm Văn cao nhất”, cô Nguyệt Anh chia sẻ.
Nói về ước mơ sau này khi lớn lên, Hà Linh cho biết, mặc dù rất thích Văn và được tuyển thẳng vào Trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên nhưng em chọn học chuyên Hóa của THPT Hà Nội - Amsterdam bởi niềm say mê không ngừng với môn Hóa.
Theo Mỹ Hà(Dân Trí)
" alt="Thủ khoa “kép” chuyên Ams và bài thi văn 14 trang trong 150 phút" />- - Một chế độ ăn kiêng dựa trên khoa học và nghiên cứu của các chuyên gia có thể rất thành công trong việc giúp một số người đạt được mục tiêu giảm cân của họ.Những thay đổi bạn cần có cho một kế hoạch giảm cân hoàn hảo" alt="8 câu hỏi bạn nên tự hỏi bản thân trước khi quyết định ăn kiêng" />
Nguyễn Thị Thanh Tâm (SBD 323) sinh năm 1998. Cô cao 1,73 m, gây ấn tượng với khuôn mặt xinh đẹp, thánh thiện, là cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân. TN - Thắm Nguyễn
'Top 3 Người đẹp Biển' Bé Quyên gây chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2022Bé Quyên là một trong những thí sinh có gương mặt khả ái nhất Hoa hậu Việt Nam 2022." alt="Những người đẹp có học vấn nổi bật tại Hoa hậu Việt Nam 2022" />- - Hoàng Đình Quang (Thái Bình) đỗ á khoa Trường ĐH Ngoại thương năm 2012 với 29,5 điểm. Hiện tại Quang là sinh viên có điểm tích lũy cao nhất trong 50 năm qua ở Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 3,98/4,0 ngành Kinh tế đối ngoại và 3,6/4,0 điểm ngành Luật thương mại quốc tế.
Tuổi thơ đặc biệt
Quang chia sẻ, việc phát hiện ra mình có thể học rất giỏi cứ tưởng như một lời nói đùa. Thế nhưng, điều đó là sự thật...
Hoàng Đình Quang Gia đình không hạnh phúc. Quang tự nhận mình không được bố mẹ dạy dỗ nhiều. Phác họa về Quang thời cấp 1, cấp 2 là một cậu học sinh cá biệt, không có bạn bè, thường xuyên bị bắt nạt vì sự yếu đuối, nhút nhát, học lực lại nằm trong nhóm yếu kém, lúc nào cũng mờ nhạt như không hiện hữu trong lớp, chẳng có điểm gì nổi trội.
Hội tụ đủ những yếu thế về mình, tuổi thơ, tuổi học trò của Quang trôi qua trong sự khó nhọc về tâm lý của một học sinh cá biệt.
Quang tâm sự về tuổi học trò: “Ngày ấy, học sinh được xếp vào các lớp đã được lựa chọn, phân loại như lớp A, lớp B, lớp C. Học sinh nào bị xếp lớp C - đồng nghĩa với suy nghĩ mặc định: Đã bị xếp vào lớp C thì cho dù bạn có cố gắng học bao nhiêu chăng nữa cũng không thể giỏi được như các bạn lớp A”.
Chính những mặc định, chấp nhận đó của Quang và bố mẹ, thầy cô đã khiến toàn bộ tuổi học trò của cậu trôi qua trong mặc cảm, tự ti cho đến năm lớp 8.
Lời khen thay đổi cuộc đời
Ai biết về Quang đều từng nghe câu chuyện về “lời khen của thầy giáo dạy Hóa” lớp 8 khi Quang làm tốt bài tập. Thật không ngờ, lời khen đó đã tạo nên bước ngoặt thay đổi toàn bộ cuộc đời của Hoàng Đình Quang. Đó là lần đầu tiên trong đời, chàng trai cảm nhận cảm giác tuyệt vời khi được nghe lời khen ngợi, khi phát hiện ra mình có thể học rất tốt.
Khi được thầy khen, Quang mới nhận ra rằng, chính sự mặc cảm, thiếu tự tin vào bản thân mới là lý do chính khiến Quang tự chấp nhận việc mình học kém bao năm qua. Thay đổi bản thân mình và học lực của mình không hề là một ảo tưởng như Quang vẫn nghĩ. Khao khát cháy bỏng được khẳng định bản thân, trở thành một người có giá trị đã khiến Quang nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện bản thân.
Từ đó, Quang dần dần chinh phục vị trí nhất lớp, nhất trường và thi đỗ ĐH (Trường ĐH Ngoại thương) với điểm số cao.
Vào ĐH, vượt qua những choáng ngợp ban đầu của một thanh niên nông thôn, Quang trở thành một sinh viên hoạt bát, năng nổ trong mọi hoạt động. Không chỉ như vậy, Quang năng động tìm hiểu mọi mặt của đời sống, trải nghiệm và đúc rút ra những hiểu biết quan trọng để chia sẻ cùng bạn bè vàđặc biệt là học sinh khóa sau mình.
Đặc biệt, nếu nhiều sinh viên đến trường để điểm danh và coi việc học như trả bài để lấy bằng thì Quang lại luôn chủ động làm cho việc học trở nên đầy hứng thú. Quang luôn đọc giáo trình trước và chắt lọc những phần “tinh túy” (theo cách nói của cậu), tìm mối liên kết giữa kiến thức và thực tế.
Trên giảng đường, chàng sinh viên đầy cá tính này luôn sẵn sàng đối thoại với giảng viên để hiểu kiến thức sâu sắc nhất. Sự cởi mở của giảng viên ở trường khiến cậu càng tự tin với phương pháp học của mình.
Những dự định
Hoàng Đình Quang chia sẻ về những dự định: “Mình viết sách, giảng dạy miễn phí, tư vấn mùa thi cho các em học sinh. Lập web dạy tiếng Anh, pháp luật , kỹ năng mềm để giúp các bạn trẻ có những kiến thức trước khi rời ghế giảng đường.... Đồng thời, tìm học bổng du học Luật ở nước ngoài để tương lai sẽ tham gia bảo vệ các đối tượng yếu thế trong xã hội.”
Một chàng sinh viên năm cuối đầy ắp những dự định hướng đến cộng đồng. Còn bản thân mình thì sao? “Thời gian trước lúc nào mình cũng thấy một ngày có 24h là không đủ. Mình luôn sống gấp, sống vội vã chỉ sợ thời gian trôi đi nhanh quá, mình chưa làm được gì có ích cho mọi người" - Quang chia sẻ. Thế nhưng năm cuối, Quang phải gác lại nhiều dự định để tập trung tốt nghiệp và chỉ nhận dạy miễn phí cho các em học sinh chuẩn bị thi ĐH.
Trong suốt cuộc trò chuyện, Quang không ngừng nhắc đến các em học sinh với đủ những suy nghĩ làm sao để có thể giúp các em tự tin vào chính mình, hiểu giá trị bản thân và hiểu được giảng đường ĐH, cuộc sống thực tế đang đòi hỏi, chờ đợi ở các em những gì.
Quang bảo, những trải nghiệm không may mắn ở tuổi thơ, việc là một sinh viên từ quê lên thành phố, hành trình vượt qua những giới hạn của chính mình, và nhiều nữa, đã cho Quang một cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu đối với các bạn trẻ. Quang luôn dùng chính những câu chuyện của mình, đôi khi là chuyện cậu ít chia sẻ ra bên ngoài, để đồng cảm và động viên tinh thần của các bạn trẻ.
Mới đây, Quang đã tự bỏ tiền túi xây dựng trang web riêng là nơi Quang kỳ vọng sẽ chia sẻ kiến thức cần thiết cho các em học sinh, sinh viên, bạn trẻ về thi cử, ngoại ngữ, pháp luật, kỹ năng mềm. Đó là cách làm trong hầu hết các hoạt động hướng đến cộng đồng của Quang.
Các hoạt động Quang hướng đến đều miễn phí. Quang tự bỏ tiền thuê địa điểm, trả công cho người được mời hợp tác nhưng không kêu gọi sự ủng hộ.
Tương lai, Quang cho biết sẽ luôn dành một phần thời gian, công sức của mình để thực hiện những hoạt động cho người trẻ....
Nhã Uyên
" alt="Gặp nam sinh có điểm tích lũy cao nhất trong 50 năm ở ĐH Ngoại thương" /> Học sinh TPHCM. Ảnh: Nguyễn Huế Ở các năm trước, học sinh TPHCM thường được nghỉ Tết từ 15-16 ngày. Cụ thể, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, các em được nghỉ từ ngày 5/2/2024, tức ngày 26 tháng Chạp âm lịch đến hết ngày 18/2/2024, tức mùng 9 tháng Giêng. Tổng số ngày nghỉ là 16 bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần trước và sau thời gian quy định.
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM từng chia sẻ, sở dĩ thời gian nghỉ Tết của học sinh TPHCM thường dài vì thành phố có nhiều học sinh ở xa đến học tập, để các em chủ động tàu xe, đi lại trong dịp Tết.
Hiện Bộ Nội vụ đã thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Nguyên đán 2025 (Ất Tỵ). Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 9 ngày liên tục, từ ngày 25/1 đến 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
" alt="Lịch nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh TPHCM" />
- ·Siêu máy tính dự đoán FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·Sinh viên Trung Quốc bắt giữ viện trưởng đại học làm con tin
- ·Phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng về chuyển đổi số
- ·Thi hát bài 'Đất nước lời ru', học sinh An Giang bị... trừ điểm
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Western Sydney, 15h35 ngày 31/1: Khó cho chiếu trên
- ·Vui lên nào anh em ơi tập 2: Thắng vay đồng nghiệp 20 triệu để giúp Hưng
- ·Tặng máy giặt và thùng đựng rác y tế cho cô trò điểm cách ly Covid
- ·Thủ khoa kép đầu vào – đầu ra: “Em vẫn làm “thợ đụng””
- ·Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- ·Du học sinh Hà Lan 8.0 IELTS, giỏi tiếng Tây Ban Nha vào chung kết HHVN 2022
Nghề điệp viên được coi là một trong những nghề bí ẩn nhất thế giới. Và những người làm công việc này cũng thường xuyên phải "đi mây về gió", hay thậm chí là mai danh ẩn tích trong mọi hoàn cảnh để bảo mật thông tin cá nhân.
Nhưng có lẽ đội điệp viên trẻ tuổi dưới đây lại chẳng mấy quan tâm tới vấn đề sống còn của nghề nghiệp thì phải. Thử nhìn mà xem, họ đang "quẩy" tưng bừng khắp phố phường trên những chiếc "siêu xe" bóng loáng kia kìa!
Theo đó, nhóm điệp viên mới ra trường thuộc chuyên ngành Tình báo quốc tế của Học viện FSB - trực thuộc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã quyết định "diễu hành" khắp thủ đô Moscow bằng dàn xe Mercedes Gelandewagens chuyên dụng để ăn mừng ngày lễ tốt nghiệp của mình.
Không những thế, đoàn xe "không muốn chú ý cũng khó" này còn liên tục bấm còi inh ỏi khiến hàng trăm con mắt xung quanh buộc phải ngước nhìn. Ngoài ra, hội "điệp viên tương lai" cũng không quên thò hẳn đầu ra khỏi cửa sổ và nóc xế hộp rồi thi nhau hò hét ầm ĩ .
Tồi tệ hơn, nhóm điệp viên trẻ đã mải vui mà vội quên mất nguyên tắc nghề nghiệp nên vẫn vô tư chụp hàng loạt bức hình tập thể và đăng tải lên các trang mạng xã hội. Thậm chí, họ cũng đính kèm thông tin cá nhân của các thành viên đang tham gia cuộc vui "nổ trời" nói trên ở chế độ công khai cho bàn dân thiên hạ cùng chiêm ngưỡng.
Dàn xe "diễu phố" nhằm ăn mừng ngày lễ tốt nghiệp của hội điệp viên trẻ
Trả lời giới báo chí Nga, thiếu tướng Alexander Mikhailov - cựu nhân viên FSB đã phải thốt lên trong giận dữ rằng: "Đây là phản quốc. Một sự phản bội trắng trợn đối với đất mẹ Nga."
Trước vụ việc đáng xấu hổ này, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã từ chối cung cấp ý kiến cá nhân của mình. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã chính thức yêu cầu các lãnh đạo của Học viện FSB cũng như chính FSB phải nhanh chóng điều tra làm rõ và tiến hành xử lý các cá nhân có liên quan.
Những điệp viên mới ra trường thi nhau hò hét ầm ĩ trên những chiếc xe chuyên dụng.
Được biết, học viện FSB nằm trên đường Michurinsky, thủ đô Moscow, Nga với tiền thân là Trường Cao học KGB.
Học viện FSB là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu do nhà nước quản lý. Nơi đây có trách nhiệm chuẩn bị cho các nhân viên tình báo Nga những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phục vụ cho Tổng cục An ninh Liên bang Nga nói riêng và toàn bộ các cơ quan tình báo Nga nói chung.
Đội điệp viên tương lai vẫn vô tư tung ảnh chụp chung và còn đưa luôn thông tin cá nhân của từng người một lên các trang mạng xã hội.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="Ăn mừng tốt nghiệp, điệp viên mới ra trường đăng ảnh tập thể kèm danh tính lên mạng" />- Bài 1: Quy định mới về quảng cáo xuyên biên giới và người có tầm ảnh hưởng
- Bài 2: Người quảng cáo 'có ảnh hưởng' phải có tài khoản 500 nghìn người theo dõi
Hãng tin RT cho biết, Lễ hội bia quốc tế Thanh Đảo là lễ hội bia lớn nhất ở châu Á và là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất Trung Quốc hiện nay, khi có hàng trăm nghìn người đến vui chơi ở sự kiện này.
Ảnh: THX |
Dù số ca nhiễm Covid-19 mới trong thời gian gần đây ở Trung Quốc có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, nhưng nhiều khách du lịch vẫn cảm thấy vui vẻ và lạc quan khi tham dự lễ hội.
“Cuộc sống trong thời dịch bệnh không khác so với trước kia là mấy. Tôi làm việc vào ngày thường và đi chơi vào cuối tuần, cuộc sống vẫn tiếp diễn như thế. Dù vậy, tôi hiện cảm thấy tinh thần của bản thân rất tốt và cuộc sống có nhiều hy vọng hơn”, cô Han Yan, một khách du lịch cho biết.
Ảnh: THX |
“Không có gì khác biệt so với trước đây, chỉ có điều khi vào siêu thị thì chúng tôi cần quét mã QR. Tôi nghĩ rằng với nhiều người tham dự lễ hội lần này đã được tiêm chủng, thì mọi hoạt động sẽ an toàn hơn và thoải mái hơn”, du khách Xie Wei Yang nói.
Số liệu từ các cơ quan y tế Trung Quốc công bố sáng 19/7 cho thấy, nước này đã ghi nhận thêm 31 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca dương tính lên 92.277.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tuấn Trần
WHO kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về thông tin Covid-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm nay (15/7) nói, Trung Quốc nên cung cấp dữ liệu chưa xử lý để hỗ trợ cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19.
" alt="Bất chấp dịch bệnh, Trung Quốc tổ chức lễ hội bia lớn nhất châu Á" />Nhắc đến bán dẫn là một lĩnh vực then chốt và cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi thế giới, ông Yoon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố và hỗ trợ ngành công nghiệp chip quốc gia.
"Số phận của các quốc gia hiện tại phụ thuộc vào việc ai là người đầu tiên có thể sản xuất chất bán dẫn hiện đại với khả năng xử lý thông tin tiên tiến. Hàn Quốc nên hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp bán dẫn để đảm bảo rằng chúng ta không tụt hậu so với các nước đối thủ khác trong phát triển chip", Tổng thống Hàn Quốc nói trong cuộc họp.
Trong 26.000 tỷ won, chính phủ dự định phân bổ 17.000 tỷ won hỗ trợ các công ty thiết lập cơ sở hạ tầng chip quy mô lớn. Ông Yoon giải thích quỹ này sẽ giảm bớt những hạn chế về thanh khoản mà những người chơi trong ngành gặp phải, xét đến cần phải đầu tư đáng kể để xây dựng các cơ sở sản xuất chip mới.
Hơn nữa, chính phủ sẽ thực hiện các ưu đãi thuế khác nhau, thông qua đó một phần chi phí R&D và đầu tư cơ sở sẽ được hoàn trả cho các công ty.
Theo Tổng thống Hàn Quốc, hơn 70% lợi ích từ chương trình hỗ trợ toàn diện sẽ hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Yoon cũng cam kết chính phủ và khu vực công sẽ chịu trách nhiệm cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cần thiết cho sự tiến bộ hơn nữa của ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm điện, nước và mạng lưới đường bộ.
Ông chỉ ra yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất chất bán dẫn là nguồn cung điện ổn định và chất lượng cao. Ông kêu gọi quốc hội nhanh chóng thông qua đạo luật đặc biệt về lưới điện quốc gia để đẩy nhanh việc xây dựng các đường dây truyền tải.
Tổng thống cũng hứa sẽ đẩy nhanh việc xây dựng cụm bán dẫn tại Yongin, dự kiến hoàn thành vào năm 2047 với tổng số vốn đầu tư 622 nghìn tỷ won từ các công ty như Samsung Electronics, SK hynix... để xây dựng 16 nhà máy mới.
Một quỹ hệ sinh thái bán dẫn, trị giá 1 nghìn tỷ won, sẽ được mở để hỗ trợ cho xưởng đúc (fabless) triển vọng, cũng như các nhà sản xuất vật liệu, phụ tùng và thiết bị, để họ tiến xa trên sân chơi toàn cầu.
Tổng thống kêu gọi các bộ liên quan đưa ra các kế hoạch chiến lược để tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia của chất bán dẫn hệ thống – những con chip kiểm soát logic, tính toán và các chức năng khác để xử lý dữ liệu số hóa.
Theo ông Yoon, một điều vô cùng quan trọng là phải chủ động ứng phó với những thay đổi của thị trường toàn cầu và mở ra một tương lai mới cho ngành công nghiệp bán dẫn.
"Ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc đã thống trị thị trường toàn cầu trong lĩnh vực bộ nhớ trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, sự thành công của ngành công nghiệp bán dẫn trong tương lai sẽ được quyết định trong lĩnh vực bán dẫn hệ thống, vốn chiếm hơn 2/3 thị trường chip nói chung. Do đó, Hàn Quốc phải phát triển hơn nữa lĩnh vực bán dẫn hệ thống, vốn đang liên tục mở rộng từ CPU và GPU sang chip AI", ông Yoon nhấn mạnh.
(Theo Korea Times)
Hàn Quốc và câu chuyện nắm bắt cơ hội thị trường bán dẫnTrong khi Nhật Bản hứng chịu "đòn" thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc chip nhớ hàng đầu thế giới." alt="Hàn Quốc công bố gói tài trợ 19 tỷ USD cho ngành bán dẫn" />- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
- ·Chánh án Tối cao Hoa Kỳ mong con 'gặp xui xẻo và đau khổ'
- ·Viettel Money không hợp tác với bất kỳ sàn, đối tác nào để mua tiền mã hoá
- ·Xu hướng tìm “bố nuôi” hấp dẫn nữ sinh Nhật
- ·Nhận định, soi kèo Central Cordoba vs Atletico Tucuman, 07h30 ngày 31/1
- ·Người trẻ Việt mong đợi gì ở buổi gặp với ông Obama
- ·8 mẹo thông minh giúp bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong mỗi buổi tập
- ·60 ngàn sinh viên ra quân tình nguyện hè 2016 tại Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1: Khách chiếm ưu thế
- ·Tim Cook mang theo dự định gì khi sang Việt Nam?