Khi Dan Ashworth bắt đầu xuất hiện ở Carrington để chính thức đảm nhận vai trò GĐTT của MU, một trong những việc ông phải đối mặt là giải quyết tương lai Marcus Rashford.
Trong những ngày chuyển nhượng mùa hè 2024, Rashford nhiều lần được cho là có khả năng phải rời MU.
Rashford được chính MU đào tạo, niềm tự hào của CLB trong giai đoạn hậu Sir Alex Ferguson. Tuy nhiên, anh chưa bao giờ đạt đến tầm vóc một tiền đạo lớn.
Ở Rashford là phong độ thất thường và tâm lý không vững vàng. Mùa trước, cầu thủ 26 tuổi gây thất vọng khi chỉ ghi 7 bàn tại Ngoại hạng Anh.
Đóng góp hạn chế của Rashford, dù luôn được Erik ten Hag ưu ái, là nguyên nhân khiến MU có mùa giải kém nhất trong kỷ nguyên Premier League(từ 1992).
Ông chủ mới Sir Jim Ratcliffe đã làm viêc với Dan Ashworth để quyết định tiếp tục giữ Rashford ở lại. Đồng thời, CLB thông qua Ineos Sport để giúp cải thiện hiệu suất của cầu thủ này.
Sau 2 vòng Ngoại hạng Anh 2024-25, hiệu suất của Rashford gần như chưa có bất kỳ cải thiện như mong đợi của Sir Ratcliffe hay HLV Erik ten Hag. Anh vẫn rất kém, với những bước chân nặng nề, thiếu cảm giác bóng và tâm lý không tốt.
Rashford vẫn chưa hoàn thành được pha dứt điểm nào (không tính cú sút bị hậu vệ đối phương chặn), sau khi đá chính cả 2 trận vừa qua.
Ngoài ra, trong trận Siêu cúp Anh thua Man City trên loạt luân lưu, anh tung ra 3 pha dứt điểm nhưng không chính xác.
Màn trình diễn của Rashford kém hơn nhiều so với Amad Diallo hay tân binh Joshua Zirkzee - những người ghi bàn cho "Quỷ đỏ" tính đến thời điểm này. Anh cũng không có sự năng nổ như Garnacho.
Đánh thức bản năng
Phong độ kém trong mùa giải trước khiến Rashford bị Gareth Southgate gạt khỏi danh sách đội tuyển Anh tham dự EURO 2024.
Southgate đã rời tuyển Anh. Mặc dù vậy, HLV tạm quyền Lee Carsley cũng không quan tâm đến Rashfordkhi chuẩn bị cho các trận đấu UEFA Nations League 2024-25.
Lee Carsley đang có ý định thử nghiệm Noni Madueke trên hàng công, đồng nghĩa tương lai Rashford với "Tam sư" càng mờ mịt.
Không ai giúp Rashford, ngoại trừ chính anh tự mở cánh cửa trở lại tuyển Anh. Để làm được điều đó, trước hết cầu thủ người gốc Manchester phải vượt qua chính mình trong màu áo MU.
Trận đấu với Liverpool là cơ hội để Rashford thức tỉnh. Người hâm mộ MU đang chờ đợi bản lĩnh của "sát thủ" trong những trận cầu lớn.
Rashford thường có thói quen ghi bàn trong các trận đấu lớn, với những đối thủ nằm trong nhóm "Big 6".
Cho đến nay, Liverpool là đối thủ yêu thích thứ 2 của anh trên mọi mặt trận, với 7 bàn. Chỉ có Leicester nhận nhiều bàn thua hơn (8).
Tính riêng mặt trận Premier League, Rashford có 5 bàn vào lưới Liverpool, ngang với Man City. Tottenham và Arsenal bị anh làm tung lưới 6 lần.
Chelsea cũng thường chịu tổn thương khi gặp Rashford. The Blues nhận 4 bàn thua ở Ngoại hạng Anh, trên mọi mặt trận là 6.
Đến lúc Rashford phải thức tỉnh bản năng của chính mình. Nếu không, sau giai đoạn nghỉ FIFA Days, anh có thể ngồi dự bị cho bộ ba Garnacho, Zirkzee và Amad Diallo.
Số khác bày tỏ lo lắng về cơ hội vào lớp 6 của chính con em mình. Đặc biệt các gia đình, phụ huynh đầu tư cho con ôn luyện để tranh suất vào trường năm nay.
Chị Nguyễn Hương cho rằng, nếu dừng tuyển sinh lớp không chuyên trong trường chuyên, đồng nghĩa không còn tuyển sinh hệ THCS của Trường Amsterdam, câu chuyện tuyển sinh đầu vào lớp 6 ở Hà Nội đã nóng sẽ thêm nóng hơn. Bởi đơn giản số học sinh ngày một đông, nhu cầu lớn, trong khi bớt trường. “Nếu vậy, các trường công lập khác liệu có được tăng quy mô tuyển sinh lớp 6 không? Bởi dù chỉ tiêu khối 6 của trường Ams cũng là 200 học sinh rồi”.
Một phụ huynh trú quận Cầu Giấy thành thật bởi hiểu rõ năng lực của con mình: “Hy vọng có cách nào đó để được xem xét và tiếp tục tuyển sinh hệ THCS của Amsterdam. Như vậy, các học sinh xuất sắc có được môi trường học xứng đáng. Sức học khoảng như con tôi có thêm cơ hội vào các trường như THCS Thanh Xuân, THCS Cầu Giấy... Giờ nếu không còn tuyển sinh lớp 6 vào Trường Amsterdam, các trường như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ngôi sao lại thêm hot, cơ hội vào các trường top của con tôi càng ít ỏi. Trong khi đó, nhiều năm qua, chúng tôi đã dốc sức cho con học thêm các lò luyện với các thầy cô uy tín...”.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến ủng hộ việc không có hệ “cận chuyên” trong các trường chuyên.
Trên một diễn đàn, một phụ huynh bày tỏ: “Ở cấp THCS không nên tổ chức lớp chuyên hoặc định hướng chuyên, theo tôi là đúng. Bởi lứa tuổi này, các em cần được bổ sung không chỉ kiến thức văn hóa mà còn cả thể chất và tinh thần để phát triển toàn diện”.
Một phụ huynh khác chia sẻ: “Mọi người cứ nói rằng chất lượng học sinh của hệ này rất tốt. Nhưng có lẽ chúng ta cần nhìn nhận một cách công bằng và thấu đáo hơn. Cả xã hội “chạy đua” vào một vài chỗ thì vậy thôi. Chất lượng học sinh tốt là là do đầu vào vốn đã tốt, chứ chưa chắc là do chất lượng đào tạo”.
Phụ huynh Tuấn Anh bình luận: “Tốt có lẽ là điều tất nhiên vì tuyển toàn học sinh giỏi vào học nhưng hệ luỵ cho xã hội mới là điều đáng quan tâm. Tôi nghĩ những mô hình này cũng góp phần đã tạo áp lực cho học sinh lẫn phụ huynh ngay từ cấp tiểu học, để luyện thi vào chuyên chọn”.
Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sau khi nhận công văn từ Bộ GD-ĐT, Sở sẽ tiếp tục đề xuất về việc tiếp tục tuyển sinh lớp 6 bậc THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam theo cơ chế đặc thù, đặc biệt.
“Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có truyền thống dạy học với bề dày thành tích, là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ học sinh đoạt các giải thưởng quốc gia, quốc tế. Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá đây là mô hình tốt để đào tạo nguồn học sinh có chất lượng và cần có cơ chế đặc biệt. Thật sự chúng tôi rất lấy làm tiếc nếu không còn mô hình này”, vị này nói.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho hay, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ tham mưu UBND thành phố xây dựng cơ chế đặc thù với những giải pháp phù hợp trong tuyển sinh vào các trường chuyên trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của phụ huynh, học sinh và đảm bảo công tác đào tạo mũi nhọn của Thủ đô.
Về vấn đề này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,cho rằng, cần tôn trọng và góp phần thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi loại hình trường.
“Từ lâu, Việt Nam đã có chủ trương xã hội hoá giáo dục, đa dạng loại hình trường lớp để tạo điều kiện cho đáp ứng nhu cầu rất khác nhau về mục đích giáo dục của người dân. Với loại hình trường chuyên, được xác định là trường THPT, dành cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, được mỗi tỉnh/thành phố đầu tư xây dựng hoặc trực thuộc một cơ sở giáo dục đại học.
Chúng ta cũng có nhiều loại hình trường khác, để đáp ứng những yêu cầu giáo dục, đảm bảo chất lượng. Vì thế, tôi cho rằng, nên để các trường chuyên tập trung vào nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Việc không có các lớp không chuyên sẽ giúp các trường này tập trung vào chuyên môn, và sẽ có các trường khác thực hiện chức năng giáo dục với các mô hình dịch vụ khác”.
Nhiều phụ huynh bày tỏ tiếc nuối nếu mô hình này không còn tồn tại hay dừng tuyển sinh bởi cho rằng khối THCS của Trường Amsterdam đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh chất lượng; phân tải chỉ tiêu, số lượng cho tuyển sinh đầu vào các trường THCS công lập ở Hà Nội.
Tuy nhiên, theo bà Thơ, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. “Hiện tại, riêng ở Hà Nội, có rất nhiều trường chất lượng cao, chưa kể nhiều trường học khác cũng đang trong tiến trình thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng. Những trường học đó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu giáo dục của người dân. Tuy nhiên, về khách quan, chúng ta không thể không tiếc nuối những giá trị đã và đang được làm tốt, nay phải có sự thay đổi”.
Công văn gửi Hà Nội của Bộ GD-ĐT đề nghị thành phố chỉ đạo tuyển sinh vào trường THPT chuyên đúng quy định thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Quý độc giả có ý kiến vấn đề này có thể gửi về địa chỉ Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được chọn đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Phụ huynh nháo nhác tin dừng tuyển sinh lớp không chuyên trong trường chuyên