PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, Điều khiển - Tự động hóa là một lĩnh vực hot nằm trong danh mục các lĩnh vực cần ưu tiên trong nền công nghiệp 4.0.
“Tất cả những sản phẩm nào em nhìn thấy hiện tại đều có bóng dáng của điều khiển- tự động hóa. Ngành học này ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng như các trường khác, chủ yếu là trong sản xuất công nghiệp”.
Ảnh: Nguyễn Tôn. |
Ông Điền lưu ý thí sinh, đây là ngành học nhiều thách thức.
“Bởi nếu em làm một kỹ sư thực thụ liên quan đến Điều khiển – Tự động hóa thì chắc chắn cỡ 2 năm phải cập nhật những tri thức mới một lần, thậm chí còn phải dày hơn thế và sự thay đổi của lĩnh vực này cũng nhanh không kém lĩnh vực Công nghệ thông tin”, ông Điền nói.
“Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, để trúng tuyển, thí sinh phải có trong tay điểm thi tốt nghiệp THPT 3 điểm 9 trở lên thì hẵng tính toán đăng ký xét tuyển”.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Em Lê Duy Quang, học sinh Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) cho hay, em có nguyện vọng đăng ký ngành Công nghệ thông tin và muốn vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Quang cho hay, năm ngoái, em thấy điểm trúng tuyển vào ngành Công nghệ thông tin khá cao, khoảng hơn 29 điểm, em muốn tìm hiểu thêm về cơ hội vào ngành học này khi bản thân giành được giải Ba học sinh giỏi cấp thành phố môn Tin học.
Trả lời băn khoăn của học sinh, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho hay, theo dự báo, trong vòng 5 năm cần tới 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin cho sự phát triển kinh tế xã hội.
“Càng chuyên gia trình độ cao càng tốt. Công nghệ thông tin đã len lỏi vào mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta và được xem là giải pháp căn bản. Thời gian gần đây chúng ta nghe nhiều đến chuyện chuyển đổi số. Công nghệ thông tin thực sự là một lĩnh vực hot”, ông Điền nói.
Ảnh: Nguyễn Tôn. |
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tập trung vào 3 lĩnh vực của lĩnh vực Công nghệ thông tin là Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin truyền thống.
“Riêng đối với ngành Khoa học máy tính thì năm ngoái, nếu như các em ra khỏi phòng thi mà chắc chắn 3 môn đều 10 thì hẵng nghĩ đến trúng tuyển. Do đó, thí sinh cần cân bằng giữa mong muốn và năng lực thực sự của bản thân”, ông Điền nói.
Ông Điền cũng cho hay, hầu hết các trường kỹ thuật ở Việt Nam đều đào tạo về ngành Công nghệ thông tin, chứ không phải chỉ riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Do đó, theo ông Điền, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội để chọn lựa.
Thanh Hùng - Nguyễn Tôn
Chiều 4/10, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm trúng tuyển vào trường năm 2020.
" alt=""/>30 điểm hẵng nghĩ tới ngành CNTT của ĐH Bách khoa8 tháng trước, do cuộc sống gặp nhiều khó khăn, chị Trang quyết định vay mượn gần 200 triệu đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Lúc chị ra đi, hai con Khánh Toàn và Đại Tiến mới hơn 5 tuổi gửi gắm ông bà nội chăm sóc. Chồng chị, anh Nguyễn Công Tuấn (SN 1984) vào Bình Dương làm thuê.
Toàn và Tiến mới 6 tuổi, chưa thấu hết được nỗi đau mất mẹ |
Tiến sức khỏe yếu, em ngơ ngác bên di ảnh mẹ |
Những tưởng cuộc sống sẽ bước sang trang mới, kinh tế gia đình sẽ khấm khá hơn, nhưng nào ngờ, hoàn cảnh lại càng thêm bế tắc. Sang Nhật đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công việc làm ăn không thuận lợi, số tiền vay mượn chưa trả hết thì chị Trang gặp tai nạn tử vong.
"Tôi đang thất nghiệp tại Bình Dương thì nhận tin vợ mất. Sự ra đi đột ngột của cô ấy khiến tôi suy sụp, hai đứa trẻ ngơ ngác chưa hiểu chuyện. Bạn bè bên ấy nói Trang có dấu hiệu trầm cảm, rồi bị tàu hỏa ở Nhật cán tử vong nhưng trước đó một ngày, Trang có gọi cho tôi nói chuyện, kể công việc bên đó áp lực, sang Nhật trùng vào thời điểm dịch bệnh nên không có nhiều việc để làm”, anh Tuấn buồn lòng nói.
![]() |
Ba bố con mượn tạm căn nhà tranh của ông bà nội để lại làm nơi tá túc |
Khó khăn chồng chất khó khăn, vợ mất nhưng không có tiền để đưa tro cốt của vợ về quê hương, anh Tuấn phải nhờ đến anh em bạn bè kêu gọi hỗ trợ. Hai đứa con Tiến và Toàn còn nhỏ dại, mẹ mất nhưng hễ ai hỏi đến mẹ thì hai đứa chỉ biết nhắc: “Mẹ đang ở Nhật kiếm tiền mua sách vở cho con”.
“Sau khi được mọi người giúp đỡ và gia đình vay mượn thêm thì tôi cũng đã đưa được tro cốt của Trang từ Nhật Bản về. Lúc đi chúng tôi vay mượn hết gần 200 triệu đồng nhưng đến nay chưa có khả năng chi trả.
Nhận được thông tin vợ mất, tôi bắt xe từ Bình Dương về quê, cách ly 7 ngày và đưa tro cốt đi an táng. Nhìn hai đứa con ngơ ngác trước nỗi đau mất mẹ, tôi lại càng đau lòng hơn.”, anh Tuấn tâm sự.
Đứng bên bàn thờ nghi ngút khói hương, hai đứa trẻ quấn trên mình bộ áo xô màu trắng cúi lạy, thế nhưng các con không hiểu được rằng, từ nay mình đã vĩnh viễn mất mẹ, mất đi bàn tay chăm sóc, mất đi chỗ dựa lớn của cuộc đời.
Ông Phan Tố Hoài, Chủ tịch UBND xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hoàn cảnh của gia đình các cháu Toàn và Tiến rất đỗi bi thương.
“Hai đứa trẻ song sinh vừa mất mẹ, gia cảnh nghèo khó. Nợ vay mượn cho chị Trang đi lao động xuất khẩu chưa trả được. Hiện ba bố con chưa có nhà riêng, ở nhờ ông bà nội trong căn nhà tranh tồi tàn. Ông nội là thương binh, bà nội tàn tật, rất mong các nhà hảo tâm thương giúp để ba bố con sớm ổn định cuộc sống", ông Hoài nói.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:TIN BÀI KHÁC
Con riêng của bố có được hưởng tài sản thừa kế của mẹ tôi?" alt=""/>Chỉ để lại di chúc miệng nên các con khó nghe lời