Tôi nghĩ người dân sẽ hoàn toàn ủng hộ việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng và cũng sẽ rất ủng hộ việc bán túi rác tiêu chuẩn để thu trước (nó lợi cho địa phương chủ động ngân sách xử lý môi trường,írácthảimấybănkhoăngửiBộtrưởngTrầnHồngHàbảng niêm yết giá vàng hôm nay thì cũng tốt, không sao cả).
Tôi đọc báo điện tử cũng thấy rất nhiều dẫn chứng thực tế hay, đáng phải suy nghĩ, học hỏi mà các nhà quản lý, các nhà khoa học và cán bộ nhà trường đã dầy công tham quan, khảo sát ở các nước tiên tiến mang về để nâng cao nhận thức cho người dân.
Tuy vậy, tôi vẫn còn băn khoăn mấy điều sau:
1) Phân loại rác từ nguồn không đồng nghĩa với giảm thiểu.
Mục tiêu đầu tiên của 3R trong chính sách quản lý môi trường của Nhà nước là giảm thiểu, chẳng hiểu từ lúc nào giảm thiểu khó hiểu, khó làm quá hay sao đã biến thành phân loại rác từ nguồn cho dễ hiểu, dễ thực hiện.
Rồi quen mồm, từ cao đến thấp đều quên mất phải suy nghĩ, chăm lo cho giảm thiểu, chỉ còn nhăm nhăm vào phân loại rác từ nguồn, để rồi hết thí điểm này đến thí điểm khác đều thất bại, mà chẳng rút ra được bài học gì, ngoài vẫn tiếp tục “bài ca” đó.
Vậy phân loại rác từ nguồn có giảm thiểu được rác thải không ? Chắc chắn là không. Vì thấy ngay trước đấy nó chỉ là 1 túi bây giờ thành nhiều túi, mà tổng trọng lượng của nó còn bị tăng thêm trọng lượng của túi.
Túi bây giờ chỉ là bọc màng mỏng nilon, trọng lượng không đáng kể. Nhưng túi tiêu chuẩn, rồi các bạn sẽ thấy, chắc chắn nó phải dầy, phải nặng hơn xưa và với cả triệu, chục triệu túi mỗi ngày, thì hóa ra là quá lớn! Thế là lại phải tăng chi phí vận chuyển.
Chí phí đó lại phải phân bổ vào giá thành túi và trút sang người dân chịu. Chắc chắn là thế, vì phải tính đúng tính đủ giá thành túi để bán cho người dân mà.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kêu gọi 'chống ô nhiễm môi trường như chống giặc'
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, vấn đề môi trường hiện nay ô nhiễm là kẻ thù, phải có quan điểm đảm bảo môi trường và "chống ô nhiễm môi trường như chống giặc".