Nguyễn Ngọc Long giành được huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng.
Cách đây 3 năm, Long từng được biết tới là thủ khoa đầu vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn và Á khoa Trường THPT Chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Nhưng rồi, em đã quyết định theo học dưới mái trường THPT Chuyên Lam Sơn ở quê nhà.
Trước tấm Huy chương Vàng quốc tế, em cũng từng giành được Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý trong năm học lớp 12.
Biết tin con giành được huy chương Vàng, sáng nay, anh Nguyễn Ngọc Tuyên (bố của Long) đã dậy từ 2 giờ sáng để chuẩn bị lên sân bay Nội Bài ở Hà Nội đón con trai trở về.
Ngày cả gia đình anh nghe tin con đạt giải là khi đang chuẩn bị ăn bữa cơm chiều. Bữa cơm khi ấy cũng bị ngưng lại vì cảm xúc mừng vui vỡ òa. Hai vợ chồng anh chỉ còn biết gọi điện để báo tin vui cho bạn bè và người thân.
“Trong cuộc thi này, ngay sau khi ban tổ chức trả lại điện thoại, con đã nhắn về rằng khả năng có thể được giải Vàng. Vì thế gia đình cũng tự tin chờ kết quả. Mặc dù rất tin tưởng con nhưng khi nghe kết quả của con chúng tôi vẫn rất bất ngờ và vô cùng hạnh phúc”, anh Long kể.
Chia sẻ về những thành tích con trai đạt được, anh Tuyên cho rằng kết quả đó là nhờ vào sự tự giác, chịu khó mày mò và nghiên cứu của con.
“Ngay từ khi mới chỉ học lớp 1 con đã rất ham học. Có những hôm ốm sốt con cũng quyết không chịu nghỉ học mà bắt bố mẹ cắt thuốc bỏ vào túi, khi nào sốt cao thì uống”.
Anh Nguyễn Ngọc Tuyên, bố của nam sinh Nguyễn Ngọc Long.
Ngọc Long là con út trong gia đình mà bố là công chức, mẹ là giáo viên. Ngay từ nhỏ em đã được lớn lên trong môi trường có truyền thống học tập.
Mẹ của Long, chị Nguyễn Thị Nghiêm, vốn là giáo viên dạy Toán của Trường THCS Trần Mai Ninh. Chị cho biết, do mẹ là giáo viên nên có thể hỗ trợ con trong cách học và phương pháp. Nhưng đạt được thành tích này chủ yếu là nhờ vào khả năng tự học của con, cộng với sự đồng hành của các thầy cô giáo trong suốt thời gian tập huấn. Ngoài ra, con cũng luôn tự giác tìm tòi thêm tài liệu, sách vở trên mạng để mở rộng kiến thức.
Nói về cậu con trai, chị Nghiêm nhận xét: “Long là một cậu bé tự giác, nhanh nhẹn và mạnh mẽ. Từ năm học cấp 2, cháu đã học đều các môn, nhưng quyết định chọn thi chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Thời điểm đó cũng là một khó khăn cho con khi phải lựa chọn giữa 2 trường. Tuy nhiên, gia đình chỉ phân tích và luôn tôn trọng quyết định của con”.
Long được mọi người nhận xét là chàng trai tự lập và có cá tính mạnh mẽ.
Ngoài việc học, Long còn tham gia nhiều hoạt động thể thao. Em biết chơi đàn và rất chăm làm việc nhà. Ở nhà, cậu học sinh Lam Sơn được mẹ nhận xét là tự lập và có cá tính mạnh mẽ.
“Con đi học về vẫn nấu cơm, giặt giũ quần áo, tự phục vụ bản thân mình. Bố mẹ không phải lo cho con về những việc đó”.
Long còn rất đam mê máy tính. Em luôn tự mày mò và tìm tòi trên Internet. Năm lớp 5, Long từng đạt giải Nhất của tỉnh cuộc thi Tin học trẻ không chuyên và tiếp tục được tham gia kỳ thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc năm 2011 tại TP Hồ Chí Minh.
Anh Tuyên cho biết, Long không chỉ chăm học mà cũng thích khám phá và trải nghiệm. Cậu từng tự mua camera và tự mày mò lắp đặt cả hệ thống ngay trước cửa nhà.
Anh Tuyên nhận xét Long có khả năng học và tiếp thu rất nhanh. "Nói có thể khó tin nhưng con biết đếm và làm các phép toán cộng trừ ngay từ lúc mới lên 3 tuổi. Hay khi được bà nội hát ru, lẩy Kiều, Long có thể nghe và thuộc những câu Kiều ấy khi 3, 4 tuổi".
“Sau khi học trên lớp thì mình vẫn phải lên một lộ trình cụ thể, khoa học. Phần học nào yếu thì phải thực hành nhiều hơn. Trước khi thi cần giữ tâm lý thoải mái, tránh áp lực cho bản thân và tự tin mỗi khi làm bài thi”.Để đạt thành tích cao nhất trong cuộc thi lần này, Long cho biết, bản thân em phải tìm tòi thêm các tài liệu, kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau và cần phải có sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Ngoài việc tham gia tập huấn, Long còn thường dành thời gian cho việc học tiếng Anh trên mạng. Long cho biết, điều này sẽ giúp em tự tin tham gia trên đấu trường quốc tế.
Với cậu học trò Chuyên Lam Sơn, môn Vật lý là môn học thực sự thú vị. “Vật Lý cho em những hiểu biết về thế giới tự nhiên, cho em tư duy logic và một phương pháp làm việc khoa học”.
Ngoài thời gian biểu học tập chủ động và linh hoạt, thời gian rảnh, Long thường xuyên chơi các môn thể thao để thư giãn và rèn luyện sức khỏe như bóng đá, cầu lông.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Long cho biết, em muốn tiếp tục theo đuổi môn Vật lý. Tuy nhiên, hiện tại em vẫn đang cân nhắc và chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ theo học trường đại học nào.
Thanh Hùng – Thúy Nga
Nam sinh với "cú đúp" Huy chương Vàng Olympic quốc tế
Phạm Đức Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) trở thành thí sinh 2 năm liền giành được huy chương Vàng tại các kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế.
Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, bắt liếm ghế, cho bạn tát vào má…cho đến bạo hành tinh thần cách lên bục giảng nhưng “không nói gì...xảy ra trong giáo dục
Từ uống nước giẻ lau bảng, súc miệng bằng xà phòng...
Một học sinh lớp 3, Trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng) nói chuyện trong lớp đã bị cô giáo phạt bằng cách bắt uống nước giẻ lau bảng. Nữ giáo viên từng tốt nghiệp đại học kinh tế và có văn bằng 2 hệ đại học sư phạm tiểu học, đồng thời là con gái của một lãnh đạo ngành giáo dục cấp huyện. Cô giáo này sau đó bị chấm dứt hợp đồng, ra khỏi ngành giáo dục.
5 năm trước, cô giáo H., Trường THCS Nhân Đạo (Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã bắt 7 học sinh nói tục trong lớp phải súc miệng bằng xà phòng. Đây là nội quy trong lớp cho chính giáo viên này đề ra: “Nếu ai vi phạm nội quy nhiều lần thì phải súc miệng bằng xà phòng”.
Năm 2014, ba giáo viên ở Trường Tiểu học Hoàng Diệu (huyện Bù Gia Mập, Bình Phước) đã phạt hàng chục học sinh các lớp 4B1, 4B2 và 5B1 ăn ớt vì không học bài và nói chuyện riêng trong lớp. Nhiều học sinh bị bắt ăn ớt dẫn đến cay nóng, đỏ miệng, đỏ môi, phải uống nước liên tục.
Còn ở Trường Tiểu học Liên Minh Công Nông (Củ Chi, TP.HCM), khi quay lên bảng viết bài thì lại nghe dưới lớp có tiếng ồn ào, 7 năm trước, một nữ giáo viên dọa sẽ quẹt giẻ lau bảng vào miệng học sinh nào nói chuyện riêng. Nữ giáo viên nhắc nhiều lần nhưng không có tác dụng nên sau đó bắt 11 học sinh chuyền nhau chiếc giẻ lau bảng để ngậm.
Một hình phạt khác phản giáo dục không kém là của cô giáo P. (Nghi Lộc, Nghệ An) vào 8 năm trước. Vì học sinh không thuộc bài, cô giáo này đã dọa sẽ nhúng đầu các em vào bồn cầu, thùng nước trong nhà vệ sinh. Sợ phải nhúng đầu vào bồn cầu, những học sinh lười học sau đó tự nhúng đầu vào thùng nước để được vào lớp.
Đến... bắt học sinh liếm ghế
Không dùng đòn roi, nhưng cách đây 2 năm, một cô giáo ở Trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TP.HCM đã bạo hành tinh thần học sinh bằng cách lên lớp “không nói gì” suốt 3 tháng.
Chỉ vì lý do riêng, cô giáo dạy toán lên lớp chỉ viết bài lên bảng mà “không nói gì” với học sinh. Hình thức bạo hành tinh thần này gây xôn xao dư luận suốt thời gian dài. Sau sự việc, cô giáo bị kỷ luật cảnh cáo và chuyển xuống làm thư viện. Nhưng dường như chưa rút được bài học kinh nghiệm, nên khi quay lại đứng lớp từ đầu năm 2019, cô này tiếp tục ném vở học sinh và bị tạm đình chỉ công tác giảng dạy.
Nhiều người vẫn chưa quên hình phạt bắt 47 học sinh phải liếm ghế của một cô giáo Tiếng Anh ở Trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) 17 năm trước. Chỉ vì không tìm ra học sinh nào vẽ bẩn lên ghế giáo viên và hai bàn đầu của lớp học, nữ giáo viên bắt toàn bộ học sinh thay nhau liếm ghế cho sạch. Cô giáo này sau đó bị kỷ luật với hình thức chuyển xuống làm văn thư hành chính.
Những hình phạt khác như bắt quỳ gối, dùng những lời lẽ hà khắc để nói với học sinh ... thì không hiếm.
Minh Anh (tổng hợp)
Thay đổi hình thức kỷ luật với nam sinh quay lén nhà vệ sinh nữ
Theo quyết định mới của trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM), hai nam sinh lớp 12 bị tạm dừng học 2 tuần thay vì một năm như quyết định trước đó, hạnh kiểm bị xếp loại yếu.
评论专区