Nhận định

Nhà nghiên cứu An Chi kể kinh nghiệm học nhiều ngoại ngữ

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-18 14:53:46 我要评论(0)

Nhà nghiên cứu An Chi,ànghiêncứuAnChikểkinhnghiệmhọcnhiềungoạingữtin bóng đá việt nam hôm nay người tin bóng đá việt nam hôm naytin bóng đá việt nam hôm nay、、

Nhà nghiên cứu An Chi,ànghiêncứuAnChikểkinhnghiệmhọcnhiềungoạingữtin bóng đá việt nam hôm nay người được biết đến với chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây, được biết là có thể viết lách tranh luận quyết liệt được với các cây đa cây đề trong lĩnh vực từ nguyên với vốn từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Đã từng "xin thẳng thắn nhận rằng, cái “vốn” ngoại ngữ của mình chỉ có thể nằm gọn trong lá tre, lá mít", An Chi cho biết ông không muốn nói mình có nghiên cứu nhiều ngoại ngữ, mà chỉ là “nhờ có vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha và chữ Hán… nên tôi có thể đọc nhiều loại sách khác nhau, sau này mới có điều kiện và vốn liếng từ ngữ để viết lách tranh luận với các cây đa cây đề trong lĩnh vực này…”.

Sở dĩ có thể tranh luận quyết liệt được với các cây đa cây đề trong lĩnh vực từ nguyên với vốn từ ngữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau, bởi ông luôn luôn chủ trương "phải tra cứu đến đầu đến đũa để điểm được đúng đích".

Mà "khi tự mình thấy là đã đạt được đến đúng điểm đích rồi thì An Chi không “ngại lời” trước bất cứ tên tuổi lớn nào".

{ keywords}
Ảnh Phạm Thành Long/ Documentary Photography

“Công cuộc” học ngoại ngữ, qua lời kể của An Chi, xem ra khá… nhẹ nhàng. Ông cho biết “Ngoại ngữ đầu tiên mà tôi cho rằng mình có thể viết rõ ràng, tạm đủ để đọc sách đó là tiếng Pháp. Còn tiếng Anh, hồi tôi đi học đó là ngoại ngữ thứ nhất bắt buộc, nên phải học.

Ngoại ngữ thứ hai, vì tôi học trường Pháp, nên họ có đưa tiếng Việt, tiếng Ý, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha làm ngoại ngữ thứ hai cho học sinh học. Hồi đó tôi chọn học tiếng Tây Ban Nha. Nhưng chưa hết cấp học đó tôi đã ra Bắc, nên tiếng Tây Ban Nha của tôi vốn liếng chưa được bao nhiêu”.

Trong lĩnh vực từ nguyên, tiếng Hán được dùng rất nhiều và học giả An Chi được xem như là một “chuyên gia”. Với tiếng Hán, ông An Chi cho biết trước đây ông không được học nhưng do gia đình có buôn bán ở Chợ Lớn, ông cũng hay ra chợ nên làm quen với chữ Hán từ đó.

“Những chữ Hán đầu tiên tôi học được là qua các bảng hiệu. Có những chữ đơn giản, ví dụ như "Hiệu thuốc Đại Quang", thì chữ “đại” có 3 nét thôi, dễ học dễ nhớ lắm. Rồi chữ “quang” có 6 nét, cũng dễ nhớ…

Những chữ Hán ở các biển hiệu của Chợ Lớn đập vào mắt, in đậm trong trí nhớ của tôi. Sau này khi ra Bắc tôi học tiếng Trung thêm 1 năm, nhưng cũng là học theo kiểu bắt đầu thôi. Thành ra sự thật thì tôi không được đào tạo gì về tiếng Hán cả, chỉ có tự học" - ông an Chi nói về ngoại ngữ thứ 4 mà ông biết.

Kể về thời kỳ làm phụ ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo viên ở Thái Bình, ông An Chi cho biết mình được phân công cho làm ở nhà ăn. "Tôi chỉ lo làm kế toán, lên bảng cho học viên biết chi tiêu của tháng là bao nhiêu, cuối tháng tổng kết lại. Từng quý một đi duyệt gạo, than, công việc hàng ngày không có nhiều, nên có thời gian nghiên cứu từ nguyên…

Trong quãng thời gian đó, có lần tôi về Hà Nội, vào chợ Đồng Xuân rồi lại đi qua chợ Bắc Qua. Không biết sao ở trong chợ Bắc Qua lại có một người bán sách cũ. Người này lại chỉ có một quyển, là quyển trung của bộ “Từ hải” (là bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng, ra đời năm 1936).

Thường thì người ta in “Từ hải” thành một quyền dày hoặc in thành 2 quyển, là quyển thượng và quyển hạ. Nhưng quyển mà người bán sách cũ này có thì lại nằm trong một bộ 3 quyển: thượng, trung, hạ.

Tuy chỉ có quyển trung, nhưng cũng có thể dựa vào đó để nghiên cứu từ nguyên được. Thành ra từ đó tôi đi sâu vào từ nguyên. Thật là cơ duyên".

"Cơ duyên" khi gặp cuốn "Từ hải" quyển trung ông An Chi muốn nói đến còn ở chỗ nhờ cuốn sách này mà ông lại có được một bộ sách quý khác...

"Về Hà Nội, tôi gặp bác Sáu Lời, là một vị lương y ở Viện đông y ở Hà Nội. Bác Sáu có thừa một bộ “Khang Hy từ điển” (bộ từ điển Hán ngữ nổi tiếng ra đời năm 1716), mà lại chưa có Từ Hải. Tuy tôi chỉ có quyển trung nhưng bác Sáu thương tình, ông lấy quyển đó, rồi giao cho tôi bộ thừa của Khang Hy từ điển.

Có bộ sách quý, ỷ vào trí nhớ của mình, tôi đọc lướt rất nhanh tất cả mọi thứ trong mấy tập Khang Hy từ điển…”.

"Đừng ai học ngoại ngữ kiểu... tham lam, như tôi"

Cách phát âm tiếng Quảng Đông, Quảng Tây y như người bản xứ của nhà nghiên cứu An Chi cũng làm nhiều người thán phục.

Ông An Chi cho biết về âm của tiếng Triều Châu (Quảng Đông), ông phải tra cứu ở sách vở, đặc biệt là ở một số quyển từ điển về tiếng Triều Châu, Quảng Đông. 

{ keywords}
Nhà nghiên cứu An Chi

“Riêng với tiếng Quảng Đông thì tôi có môi trường học thuận lợi. Hồi tôi 9, 10 tuổi, gia đình đã cho về Chợ Lớn ở. Thời điểm đó, người Anh đã tạo điều kiện cho người Pháp trở lại miền Nam. Pháp tấn công qua Cầu Bông, Hiệp Hòa…, coi như vùng Gia Định hồi đó không được yên tĩnh nên gia đình tôi tản cư về Chợ Lớn.

Ở trung tâm khu vực Chợ Lớn không có trường của người Việt. Chỗ có trường lại xa quá so với khu trung tâm, ở nhà thì thất học, nên gia đình cho tôi học trường của người Hoa. Trường đó nay là trường Trần Hữu Trang trên đường Trần Hưng Đạo.

Trong số bạn cùng trường tôi khi đó đó có những bạn người Quảng Đông. Tôi hay sang nhà một người bạn chơi, lên lầu để coi báo vì nhà họ thường mua nhiều báo làm bao bì gói hàng. Trong số báo đó có những tờ tiếng Hoa, tôi mày mò đọc, rồi mày mò nói chuyện với những cậu bạn trong trường, nên đâm ra phát âm được chính xác…

Khi tôi ở ngoài Bắc trở về Nam vào tháng 8/1975, mẹ tôi còn buôn bán ở Chợ Lớn, tôi công tác ở Sở Giáo dục Thành phố, tối nào tôi cũng về Chợ Lớn.

Hồi đó gia đình tôi để cho một cô người Hoa bán thuốc lá ở trước cửa nhà. Cô đó người Quảng Đông, chừng 30 tuổi trở lại. Thỉnh thoảng, tôi nói chuyện với cô bằng tiếng Quảng Đông, cô khen tôi là “Anh nói rất là đúng”… - ông An Chi giải thích lý do tại sao có thể phát âm tốt tiếng Quảng Đông.

“Hay như tiếng sanskrit thì tôi tìm được một quyển từ điển mỏng. Tôi đọc trong đó, nghiền ngẫm sao cho ngấm vào hiểu biết của mình. Dĩ nhiên làm sao mà hiểu hết được, nhưng mình cũng đọc như thế để có khái niệm khái quát về nó. Chừng nào mà “cãi” với người ta, khi đó cũng có thuận lợi” – ông An Chi chia sẻ thêm về cách học ngôn ngữ này.

Theo học giả An Chi, học ngoại ngữ càng sớm thì cách phát âm càng giống người bản ngữ. Còn tới 19, 20 tuổi, thậm chí tới 30, 40 tuổi mà học thì uốn nắn giọng nói, ngữ điệu sẽ khó.

“Nhưng sự thực với ngoại ngữ tôi làm theo… “võ rừng” thôi chứ không có phương pháp gì hết. Tôi cứ tra cứu rồi viết, tra cứu rồi viết… Tinh thần của tôi là muốn “cãi” với người ta mình phải biết sơ sơ, chứ tay ngang hoàn toàn không biết gì làm sao mà tranh luận được.

Về cách học theo từ điển, trong đó thường chia từng đoạn, có phần sách dẫn. Khi nào cần thì tìm, đọc phần nào ở trang mấy. Hãy đọc thật kỹ phần đó. Nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì đó là kinh nghiệm”.

Ông An Chi thú thực “Hồi học trung học, tôi không nghĩ sau này mình sẽ nghiên cứu ngôn ngữ. Các môn ngoại ngữ họ dạy thì tôi học thôi. Hồi đó, họ dạy theo bộ sách trong trường, mình cũng theo nội dung đó mà học.

Chỉ có một điều hồi đó trí nhớ của tôi rất tốt. Hồi nhỏ tôi nhớ dữ lắm.Vậy nên hồi đó tôi lướt qua hết rất là lẹ. Hồi học trường Pháp, những năm đầu tiên học tiếng Pháp, bà giáo người Pháp còn khen là “Cậu có một trí nhớ tuyệt diệu”.

Nhưng bây giờ tôi quên nhiều lắm. Hồi trước đọc mười thì bây giờ tôi quên tới bảy, tám, thậm chí là tám, chín rồi”.

Theo ông An Chi thì “Tôi thấy rằng cần phải luyện trí nhớ mới được. Chứ như hồi trước tôi đọc Khang Hy từ điển từ đầu đến cuối, kể cả khảo dị, bổ sung… một cách nhanh chóng. Nhưng đó là cách đọc tham lam quá, chạy đua với trí nhớ của mình. Hậu quả là giờ đây tôi đã quên nhiều lắm”.

Nếu có khuyên các bạn trẻ, thì tôi khuyên rằng… không nên học ngoại ngữ kiểu vội vã và tham lam như tôi” – ông An Chi nói vui.

Nhà nghiên cứu An Chi sinh năm 1935 tại Sài Gòn, còn có bút danh quen thuộc khác là Huệ Thiên, tên khai sinh là Võ Thiện Hoa.

Ông là học sinh kháng chiến thời chống Pháp. Tháng 5/1955, ông vượt tuyến ra Bắc đi thanh niên xung phong, học Trường Sư phạm trung cấp Trung ương ở Hà Nội, dạy cấp 2 ở Thái Bình, phụ trách thư viện Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo…

Tháng 8/1975, ông trở về miền Nam tiếp tục công tác trong ngành giáo dục, rồi về hưu, đọc sách, nghiên cứu.

Từ năm 1990, An Chi bắt đầu cộng tác với báo chí, phụ trách các chuyên mục thường xuyên “Chuyện Đông chuyện Tây” trên Kiến thức ngày nay, “Từ chữ đến nghĩa” trên Đương thời,… và An ninh Thế Giới, Người đô thị, ĐHQG TP.HCM...

Các chuyên mục và sách của ông hấp dẫn người đọc bởi những giải đáp gọn ghẽ, tường tận, uyên thâm và hóm hỉnh về ngôn ngữ, văn hóa, điển tích cũng như các thắc mắc hóc búa về từ nguyên, ngữ nghĩa…

Ngân Anh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chi 7,5 triệu đồng mua sắm ở TPHCM, khách Singapore tiếc vì mang thiếu tiền - 1
Các cửa hàng thời trang đặt tại một tòa chung cư ở đường Tôn Thất Thiệp thuộc quận 1 (Ảnh: Amanda Chai).

Bởi vậy, đây cũng là mục đích của chuyến đi này để nữ du khách Singapore tìm hiểu những khu vực bán đồ thời trang ở TPHCM ra sao.

Địa điểm đầu tiên nơi vị khách dừng chân là một chung cư nằm ở ngã tư Lý Tự Trọng - Đồng Khởi thuộc quận 1. Tòa nhà là nơi quy tụ của nhiều thương hiệu thời trang nội địa và một số quán cà phê.

Một số cửa tiệm bày bán quần áo mang phong cách vintage (tạm dịch: phong cách của những thập kỷ trước) và đồ của nam. Tại đây, cô đã mua được váy, áo khoác, quần và túi xách cũ với giá trung bình khoảng 8 USD/món hàng (200.000 đồng).

Điểm dừng chân tiếp theo là đường Nguyễn Trãi, nơi chỉ cách phố Tây Bùi Viện một quãng ngắn. Tuyến đường này là nơi tập trung của vô số cửa tiệm thời trang dành cho cả nam và nữ với giá trung bình từ 12-20 USD (300.000 đồng - 500.000 đồng).

Nếu ngân sách thoải mái hơn, du khách có thể tới những cửa hàng thời trang cao cấp với các mặt hàng quần áo được bán có giá 100-200 USD (2,5- 5 triệu đồng).

Chi 7,5 triệu đồng mua sắm ở TPHCM, khách Singapore tiếc vì mang thiếu tiền - 2
Một số cửa tiệm nằm trên đường Nguyễn Trãi (Ảnh: Amanda Chai).

Cuối cùng, Amanda tới một khu tập trung nhiều cửa tiệm thời trang đặt tại chung cư Tôn Thất Thiệp. Cô nhận thấy, quần áo tại đây khá đa dạng từ xu hướng Y2K tới phong cách thơ mộng kiểu Pháp.

Tổng kết lại cho những ngày mua sắm liên tục, cô tiêu hết 300 USD (7,5 triệu đồng) cho việc mua quần áo. Vị khách Singapore tiếc nuối đã không chuẩn bị tiền dư ra để có thể mua sắm nhiều hơn.

"Tôi không ngờ những ngày cuối tuần ở Việt Nam hấp dẫn như vậy. Tương lai, TPHCM sẽ không thua kém gì Bangkok của Thái Lan", cô nhận xét.

Được biết, không chỉ riêng vị khách người Singapore, chuyện giới trẻ Thái Lan sang Việt Nam du lịch tự túc kết hợp mua sắm đã trở thành trào lưu xuất hiện vài năm trở lại đây.

Đặc biệt trong năm 2023, một số ngôi sao nổi tiếng của Thái Lan như Lisa - thành viên nhóm BlackPink hay "chị đại" Lukkade (siêu mẫu, hoa hậu và diễn viên gạo cội của làng giải trí Thái Lan) cũng gia nhập xu hướng qua Việt Nam mua quần áo, khiến trào lưu này càng bùng nổ.

Chi 7,5 triệu đồng mua sắm ở TPHCM, khách Singapore tiếc vì mang thiếu tiền - 3
Một du khách Thái Lan ướm thử các món đồ mang thương hiệu thời trang của Việt Nam (Ảnh cắt từ clip).

Do thuận lợi về khoảng cách địa lý nên tại các cửa hàng mua sắm ở một số thành phố lớn tại Việt Nam, du khách có thể dễ dàng bắt gặp cảnh các bạn trẻ từ xứ sở chùa tháp tới lựa chọn đồ.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí,ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc công ty Indochina Unique Tourist, cho biết, du khách Thái Lan luôn coi việc mua sắm là điều không thể thiếu trong hành trình du lịch. Nhóm khách này thường mua nhiều đặc sản vùng miền, đồ lưu niệm, mứt hay trái cây sấy khô về làm quà.

Trước đó theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, Thái Lan nằm trong Top 10 thị trường gửi khách nhiều nhất tới Việt Nam.

" alt="Chi 7,5 triệu đồng mua sắm ở TPHCM, khách Singapore tiếc vì mang thiếu tiền" width="90" height="59"/>

Chi 7,5 triệu đồng mua sắm ở TPHCM, khách Singapore tiếc vì mang thiếu tiền

11 con tê tê quý hiếm bị giam trong thùng xốp quấn chặt băng dính - 1

Đội cứu hộ tiếp nhận các cá thể Tê tê từ Công an thành phố Phủ Lý, đưa về VQG Cúc Phương chăm sóc (Ảnh: Save Vietnam's Wildlife).

Các cá thể này được Công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) tịch thu từ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã, được phát hiện bắt giữ trên địa bàn.

Trước đó, tại tổ dân phố Mễ Nội, phường Liêm Chính, Công an thành phố Phủ Lý phát hiện xe ô tô tải vận chuyển nhiều hàng hóa, trong đó có 4 thùng xốp quấn kín băng dính.

Kiểm tra bên trong các thùng hàng, lực lượng công an phát hiện 13 cá thể tê tê quý hiếm, các cá thể được buộc chặt trong túi lưới. Trong số cá thể này có một cá thể tê tê vàng là loài cực kỳ nguy cấp và quý hiếm, số lượng tồn tại trong tự nhiên hiện nay còn rất ít.

11 con tê tê quý hiếm bị giam trong thùng xốp quấn chặt băng dính - 2

Cá thể tê tê Java được thăm khám sức khỏe sau khi được tịch thu từ vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã (Ảnh: Save Vietnam's Wildlife).

Nhận được thông tin, đội phản ứng nhanh của SVW và VQG Cúc Phương di chuyển ngay đến địa điểm tiếp nhận động vật. Tại đây, lực lượng cứu hộ phát hiện có 2 cá thể tê tê đã chết, 11 cá thể còn sống. Trong 2 cá thể bị chết có cá thể tê tê vàng duy nhất.

Đại diện SVW cho hay, hầu hết các cá thể động vật được tiếp nhận trong tình trạng căng thẳng, mất nước, gầy ốm, tiêu chảy và đặc biệt có hai cá thể bị thương nặng do những chiếc bẫy.

11 con tê tê quý hiếm bị giam trong thùng xốp quấn chặt băng dính - 3

Hai cá thể Tê tê bị chết, trong đó có cá thể tê tê vàng cực kỳ quý hiếm (Ảnh: Save Vietnam's Wildlife).

Hiện tại, toàn bộ động vật còn sống đã được đưa về Chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và tê tê tại VQG Cúc Phương để được tiếp tục theo dõi, chăm sóc sức khỏe. 

Tê tê vàng (Manis Pentadactyla) và Tê tê Java (Manis Javanica) là hai loài tê tê có phân bố tại Việt Nam, đều được xếp vào danh sách Cực kỳ Nguy cấp (Critically Endangered - CR) theo Sách đỏ IUCN; thuộc nhóm IB, được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam; trong đó tê tê vàng là loài cực kỳ quý hiếm và rất ít khi được phát hiện ngoài tự nhiên hiện nay.

Bên cạnh đó, cả hai loài tê tê này đều thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế CITES, cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên. Các hành vi buôn bán trái phép tê tê đều bị truy tố trách nhiệm hình sự.

" alt="11 con tê tê quý hiếm bị giam trong thùng xốp quấn chặt băng dính" width="90" height="59"/>

11 con tê tê quý hiếm bị giam trong thùng xốp quấn chặt băng dính