Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ

作者:Giải trí 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 22:02:22 评论数:

Thế hệ “gác bút” lên đường chiến đấu

Năm 1971,ýứccủachàngsinhviênBáchkhoagácbútlênđườngnhậpngũthứ hạng của bayern cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng. Nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam trở nên cấp bách. Thực hiện lệnh tổng động viên, các địa phương đồng loạt kêu gọi thanh niên lên đường nhập ngũ.

Không ít sinh viên nhận được giấy gọi nhập ngũ ngay thời điểm vừa có giấy báo nhập học. Gác lại giấc mơ đại học, họ lên đường nhập ngũ. Đông nhất phải kể tới sinh viên các trường Bách khoa, Tổng hợp, Xây dựng, Nông nghiệp, Kinh tế kế hoạch…

Trong số đó có những sinh viên vừa học xong năm nhất, nhưng cũng không ít sinh viên năm ba, năm tư và cả giảng viên.

Ông Vũ Công Chiến (cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ năm 1971) cũng nằm trong số đó. Trước ngày lên đường, ông đến trường làm giấy bảo lưu kết quả.

Ông Vũ Công Chiến trên cầu Nhật - Lào 2 trong lần về thăm chiến trường xưa Nam Lào 2016. Ảnh: NVCC

Là thế hệ sinh ra trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Chiến nhớ lại, năm cuối cấp ba, phong trào thanh niên xung phong nở rộ. Không khí nóng đến mức, học sinh lớp 10 cuối cấp đã nhìn thấy con đường tòng quân trước mắt.

Sau khi chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào giành thắng lợi, nhiều chiến sĩ trở về các trường cấp III kể lại chuyện chiến trường.

“Tháng 4, khi chưa kịp tốt nghiệp, nhiều học sinh trong trường chúng tôi đã được đặc cách công nhận tốt nghiệp, lên đường nhập ngũ. Dù chưa thành anh hùng, nhưng chỗ ngồi cũ trong lớp của những học sinh ấy đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn chỗ trống trong lớp, đám con trai ai cũng bị phân tán tư tưởng.

Điều chúng tôi hay nói với nhau không phải chuyện học hành mà là người trước hẹn người sau gặp nhau ở chiến trường”, ông Chiến nhớ lại.

Lên đường ra trận, với lớp thanh niên ngày ấy như một lẽ đương nhiên. 

Ông Chiến chụp cùng đồng đội (nay là anh vợ) tại Bình Định. Ảnh: NVCC

“Ngày lên đường, chúng tôi hết sức vô tư. Có thể người ở nhà lo lắng nhiều, còn việc chúng tôi cần làm là đến chia tay người thân hay bạn gái. Chỉ có đôi người nói tiếc vì đi học xa nhà, được trường báo hôm trước, hôm sau lập tức lên đường không kịp về chào bố mẹ”. 

Lễ tiễn sinh viên lên đường nhập ngũ được tổ chức ở sân trường vào buổi tối hôm trước. Sáng hôm sau, cán bộ quân đội về trường chỉ đọc tên từng người và lên xe. Thầy cô, bạn bè đến đưa tiễn trong vội vã.

Ở các địa phương, khu phố cũng vậy. Mỗi khu chỉ có một điểm nhận quân. Không có diễn văn chào mừng, những người nhập ngũ sẽ ngồi chờ ở sân bóng hay hội trường, khi đọc đến tên, chỉ xách túi đồ dùng cá nhân rồi lên xe ca.

Ông Chiến nhớ lại, nơi tập trung quân đội khi ấy nằm ở ngoại thành. Những người lính trẻ có 3 ngày học chính trị, sau đó được sắp xếp vào các đơn vị, nhận quân trang rồi lên đường hành quân. 

Những tháng ngày mưa bom bão đạn

“Lính sinh viên” chủ yếu được đưa vào các đơn vị bộ binh, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Trước đó, tất cả đều phải tập đeo đất hành quân, nâng dần từ 15kg lên tới 25kg.

“Khi ấy, tôi cũng chỉ cao 1m62, nặng 43,5 cân. Ngày ở nhà, chúng tôi chưa phải lao động nặng nhọc nhiều, nhưng vào bộ đội đều bình đẳng. Chúng tôi xác định, mình không tự rèn luyện và cố gắng, vào chiến trường có thể hy sinh trước khi đánh nhau”, ông Chiến nhớ lại.

Sau 6 tháng huấn luyện, ông và đồng đội hành quân đi bộ đủ 500 cây số. Một đêm đeo 25kg đất, đi được 10 cây số, vậy là đủ tiêu chuẩn để vào chiến trường chiến đấu.

“Khi ra trận, ai cũng xác định có thể hy sinh nên chúng tôi không hề sợ hãi”.

Lớp lính sinh viên ngày ấy có mặt trên khắp các trận tuyến, từ chiến trường Nam Lào đến chiến trường B3 Tây Nguyên. Trong số hàng nghìn sinh viên lên đường, quá nửa đã hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất phải kể tới là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Trong suốt những năm tháng trong quân ngũ, với ông Chiến, tình đồng đội luôn là điều thiêng liêng và quý giá nhất. 

“Là những người lính may mắn được trở về sau chiến tranh, chúng tôi luôn biết ơn những đồng đội đã ngã xuống, hy sinh mãi mãi ở tuổi 20”, ông Chiến xúc động nói.

Ông Vũ Công Chiến là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ năm 1971. Ảnh: NVCC

Chiến tranh kết thúc, những người lính sinh viên đã có giấy gọi đại học đa phần chọn quay lại giảng đường, tiếp tục đi học. Một số người mang thương tật chiến tranh hoặc vì rời xa sách vở quá lâu, chọn đi làm việc. 

Ông Chiến quay lại học tại khoa Vô tuyến điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, được xếp vào học tại lớp K22. Trong hồ sơ còn lưu, ông có tên trong danh sách của khoa này, khóa 16.

Chậm hơn 6 năm so với bạn bè phổ thông, ông bắt đầu những bước đi đầu tiên sau khi rời áo lính.

5 năm học tập tại mái trường này, ông làm cán bộ lớp, ra trường với điểm trung bình đạt 9,3; luận văn tốt nghiệp đạt điểm 10 tuyệt đối. Ông cũng là người duy nhất toàn khóa được tự chọn nơi công tác sau khi ra trường là Viện Khoa học Việt Nam.

“Ý chí và nghị lực của người lính đã ngấm vào tôi, để tôi có thể vượt qua khó khăn đi tiếp. Dù những tháng ngày trong quân ngũ chỉ kéo dài hơn 6 năm, nhưng tôi luôn coi đó là một nửa của cuộc đời mình, và làm bất kỳ điều gì, tôi cũng không bao giờ quên mình là người lính”.

GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ

Ngày 23/7/2021 là kỷ niệm 111 năm ngày sinh của cố GS Tạ Quang Bửu. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.

最近更新