“Văn hoá phong bì” trong nhà trường dù đã bị lên án là hành vi tiêu cực - làm vẩnđục môi trường giáo dục nhưng hiện tượng “đi thầy” vẫn tồn tại trong một bộ phận sinhviên…
“Phong bì” là thước đo điểm số
Vừa nhận được tin nhắn của cậu em đang là sinh viên một trường CĐ trên địa bànquận Cầu Giấy - Hà Nội: Chị chuẩn bị cho em mượn ít tiền. Đợt này sắp thi cuối kỳrồi.
![]() |
Hình ảnh có tính chất minh họa |
Chị Hà dằn giọng "lại đi thầy cô chứ gì?”. Điệp khúc "mượn tiền" thường được cậuem "quan tâm" ở mỗi kì thi suốt mấy năm nay. Theo lời cậu em thì cứ chuẩn bị thi hếtmôn là cả lớp đua nhau phong bao, phong bì, để mong thầy cô chiếu cố “cho em vượt ảivũ môn”.
"Có lần hỏi tại sao cứ phải phong bì cho thầy cô mới thi được? thì cậu emhồn nhiên trả lời: "Trường em thế. Các anh chị khoá trước truyền kinh nghiệm rồi,không tặng quà thầy cô thì qua được môn thi còn khó chứ đừng mơ đến chuyện điểm cao.Kỳ trước em phải thi lại mấy môn cũng chỉ vì không đi thầy. Trong lớp em đứa nào chịukhó quà cáp thì dù học hành lơ mơ cũng vẫn qua được hết."
Một sinh viên đang học trường ĐH dân lập cho biết: Thực tế là có nhiều sinh viênvẫn đi thầy. Phần là do có điều kiện kinh tế, không chú tâm học hành, nhưng việc đithầy cô cũng rất âm thầm, tế nhị, không phải sinh viên nào cũng biết cách.
Hưng - cựu sinh viên của một trường dân lập tại Hà Nội chia sẻ, với những thầythích quà cáp sinh viên lại càng dễ thở. Suốt mấy năm đi học, hầu như môn thi nào cảlớp cũng góp tiền để quà cáp cho thầy. Ai có điều kiện và muốn được thầy quan tâm hơnthì... đi riêng.
"Nhiều khi không có tiền cũng phải cố xoay sở vì phải thi lại hay học lại thì cònnhiêu khê và tốn kém hơn" - Hưng cho biết.
Con sâu làm vẩn đục nghề cao quý?
Ở nhiều trường sinh viên mới vào đã được các anh chị khoá trước truyền kinh nghiệmứng phó với những thầy, cô đặc biệt; muốn qua môn này môn kia thì phải thế nào. Cũngvì thế mà ở nhiều nơi việc quà cáp cho thầy cô trước mỗi dịp thi cử đã trở thành"luật" ngầm. Sinh viên dù muốn hay không nhưng nghĩ đến điểm số, đến bảng điểm đẹp đểlàm hành trang đi xin việc sau này cũng đành bấm bụng làm theo.
Một số bạn được hỏi cho rằng, việc đi thầy đi cô cũng chỉ là bất đắc dĩ nếu gặpphải thầy “khó”. Số khác thì lý sự vì yêu mến thầy cô, khi học hết một môn. Cũngkhông ít trường hợp "tặng quà" thầy từ chối. Văn sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hộivà Nhân văn cho biết, khi thầy một mực trả lại món quà được chuẩn bị sẵn - lúc đó cảmgiác của em thấy ngường ngượng vì xấu hổ.
Theo lời Văn, qua gần 4 năm học ở trường, chưa bao giờ Văn và các bạn trong lớpphải “hối lộ” thầy, cô để có kết quả thi tốt cả. Các thầy rất công tâm, điểm thi phảnánh đúng khả năng của mình. Có bạn bị điểm kém phải thi lại thậm chí học lại cũngkhông nghĩ là do bị thầy trù dập vì lớp rất đông sinh viên. Vì thế khi tặng quà là emmuốn bầy tỏ lòng kính trọng với thầy, nhưng thầy từ chối...
"Do vậy, nghe các bạn học ở nhiều trường khác kể chuyện phải đi thầy cô trước khikỳ thi để có điểm cao - đó chỉ là số ít dẫn đến “con sâu làm rầu nồi canh” thôi" -Văn chia sẻ.
Một nữ giảng viên trẻ từng hoảng hốt khi nhận được hoa và phong bì kỷ niệm củasinh viên trong buổi lên lớp cuối môn học kèm thêm lời nhắn nhủ đầy tình cảm: Hôm nàothi cô cho đề dễ thôi cô nhé. Dù đã trả lại phong bì nhưng nỗi ám ảnh ngày hôm đó vẫnlởn vởn trong đầu cô giáo trẻ rất lâu: Lẽ nào trong mắt các em, người giáo viên chỉtầm thường thế thôi?
Nghề giáo vốn được coi là nghề cao quý. Hình ảnh và kỷ niệm về những người “chởđò” thầm lặng đã trở thành hành trang vào đời quý giá cho biết bao bạn trẻ. Thếnhưng, thật đáng buồn, trong cơ chế thị trường - khi mà mọi thứ dễ dàng bị đong đếmbằng tiền thì một bộ phận nhỏ những người làm nghề cao quý ấy đã đánh mất đi hình ảnhđẹp của mình, tạo nên những dấu hỏi và sự hoài nghi không đáng có về nhân cách nhàgiáo.
Yakutsk nằm trên vùng băng giá vĩnh cửu ở miền Đông nước Nga, thuộc khu vực Yakutia rộng lớn giàu kim cương, nằm chướm lên Bắc Cực. Hiện tượng nắng nóng kì lạ khiến người dân địa phương đổ xô đến “bãi biển lạ nhất thế giới” – một dòng sông băng, để phơi mình và thư giãn.
![]() |
Người dân địa phương đã 'đi biển' tắm nắng ở một nơi mà thông thường sẽ lạnh cóng |
Địa điểm được ví như “viên ngọc ẩn mình” nằm sâu trong một thung lũng, cách Yakutsk 96km về phía Nam, được bao quanh bởi rừng thông nguyên sơ và các thảo nguyên xanh tươi tốt.
Nhiều người khác thì tìm đến một “bãi biển” ở gần thành phố hơn, trên dòng sông Lena mà mới ba tháng trước còn là băng cứng đến nỗi các xe tải hạng nặng còn đi được trên nó.
“Đây là băng thật đấy, bạn không nhìn nhầm đâu”, chị Zhanna Myasnikova viết khi chia sẻ hình ảnh tận hưởng một ngày đẹp trời trên dòng sông băng.
“Sông băng Buluus là một nơi tuyệt vời để thư giãn trong một ngày hè khi nhiệt độ không khí vượt quá 30 độ C”. “Đến cuối hè, băng tan ra một chút, nhưng mùa đông lại đến và nó lại cứng lại. Đây là một cuộc chiến ngàn năm giữa lửa và băng”.
![]() |
Người dân địa phương đang tận hưởng tối đa những ngày nắng ấm hiếm hoi |
Một người địa phương khác viết: “Còn ở nơi nào khác bạn có thể tìm thấy nhiều sự tương phản đến như vậy? Cảm giác hít vào không khí lạnh, chạm vào băng giá buốt tay và uống nước lạnh ngon tuyệt từ dòng sông băng trong một ngày nắng nóng như thế này thật khó quên”.
![]() |
Thành phố trở thành một bãi biển trên băng |
Yakutia được mệnh danh là “Vương quốc lạnh giá của Nga”, và Yakutsk là thành phố lớn nhất thế giới nằm trên tầng đất băng giá vĩnh cửu. Theo Siberian Times, đợt nắng bất thường này nhiều khả năng sẽ không lâu. Mùa hè ở đây có thể lên đến 35 độ C nhưng rất ít khi kéo dài.
Anh Thư
" alt=""/>Nơi kỳ lạ nhất thế giới, tắm nắng trên sông băng