Những thầy cô luôn trách nhiệm với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Văn Chung |
Những thầy cô luôn trách nhiệm với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Văn Chung |
Theo họ, camera này có thể cải thiện chất lượng của các camera số và làm nổi bật hình ảnh của cơ thể con người. Thiết bị này thậm chí có thể khởi đầu cho sự phát triển của các thiết bị giả, trong đó có mắt điện tử, các nhà khoa học nói.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tạo ra được một chiếc camera trên một mặt cong để nó thực sự trông giống như mắt người", ông Yonggang Huang thuộc Đại học Tây Bắc ở Evanston, Illinois, Mỹ, nói.
Ông Huang đã làm việc trong dự án của ông John Rogers thuộc Đại học Illinois ở Urbana-Champaign. Hai ông đã phát triển một giải pháp tương đối đơn giản cho vấn đề chuyển tải các thành phần vi điện tử sang một bề mặt cong mà không làm vỡ chúng.
Để giải quyết vấn đề này, hai ông đã phát triển một loại vật liệu giống như lưới được tạo thành từ những hình vuông nhỏ xíu giữ các thành phần dò ảnh và các thành phần điện tử. Các khối vuông này được gắn kết với nhau bởi những sợi dây rất nhỏ giúp cho mỗi thành phần có khả năng tạo thành một bề mặt cong.
" alt=""/>Chế tạo thành công camera hình mắt ngườiNgược theo dòng thời gian, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh luận về việc chiếc điện thoại di động đầu tiên được ra đời năm nào. Có ý kiến cho rằng nó đã được “chào đời” cách đây đúng 35 năm cùng với việc tiến sĩ Martin Cooper của hãng Motorola thực hiện cuộc gọi trên chiếc điện thoại cầm tay cá nhân đầu tiên. Nhưng cũng có người cho rằng tuổi của nó không “cao” đến thế vì chiếc điện thoại di động đầu tiên được Cục Viễn thông liên bang Hoa Kỳ cấp phép lưu hành cũng mới chỉ ra đời cách đây 25 năm. Dù sao di chăng nữa thì chúng ta cũng hãy tạm coi chiếc điện thoại di động đầu tiên được cấp phép này là “ông tổ” của ngành công nghiệp di động ngày nay.
25 năm đã trôi qua và đã có hàng triệu model di động khác nhau lần lượt xuất hiện nhưng nếu nhìn lại lịch sử thì người ta thấy có 5 chiếc mà thế giới di động không thể nào quên.
Motorola DynaTAC 8000X
Năm 1983, cả thế giới đã gần như phát sốt khi nhìn thấy chàng tài tử điển trai Gordon Gecko cầm trên tay một chiếc điện thoại vừa đi ngoài đường vừa nói chuyện với bạn gái của mình. Với nhiều người, đó chỉ là một cảnh trong bộ phim viễn tưởng nhưng người ta vẫn không thôi hy vọng một ngày nào đó được “vác” chiếc di động đó ra phố. Họ đã không phải đợi lâu. Chỉ mấy tháng sau hãng Motorola đã chính thức giới thiệu mẫu điện thoại không dây đầu tiên đã được FCC (Cục Viễn thông liên bang Hoa Kỳ) cấp phép lưu hành.
Chiếc DynaTAC 8000X ngày ấy là một “cục gạch” đích thực bởi nó nặng tới 800 gr, kích thước 330mm x 44,5mm x 89 mm. Và tất nhiên là người ta cũng chưa biết đến màn hình OLED là gì bởi họ chỉ có sự lựa chọn duy nhất là màn hình dùng đi-ốt phát sáng trên chiếc di động này. Bởi thế nên dù to, dài và nặng nhưng pin của DynaTAC 8000X cũng chỉ hoạt động được trong 8 tiếng ở chế độ chờ còn nếu có nghe, gọi... không bao giờ được quá 60 phút.
Giá bán của chiếc di động này khiến cho những sản phẩm thời thượng và hiện đại nhất hiện nay phải “khóc thét”: 3.995 USD.
Motorola StarTAC
Có lẽ những người của hãng điện thoại Mỹ Motorola đã rất tự hào khi biết rằng 2 mẫu điện thoại đầu tiên trong số những “kẻ làm thay đổi thế giới điện thoại di động” là do họ sản xuất. Sau DynaTAC 8000X là đến chiếc StarTAC – kẻ làm “điên đảo” thế giới điện thoại di động trong nửa cuối thập niên 90.
Motorola StarTAC chính thức có mặt trên thị tường từ ngày 3/1/1996. Có khá nhiều cái “đầu tiên” đã xuất hiện trên phiên bản này của hãng Motorola. Mặc dù khi đó thế giới vẫn chưa có quá nhiều mẫu điện thoại di động như hiện nay nhưng cho đến trước khi StarTAC xuất hiện, người ta chưa biết thế nào là một chiếc điện thoại nắp gập vỏ sò, chưa biết thế nào là “chế độ rung” mà khi đó Motorola giới thiệu là chức năng VibraCall (cuộc gọi rung)…
Chỉ nặng có 88 gr, khi đó StarTAC vẫn là chiếc di động nhỏ nhất và nhẹ nhất thế giới hoạt động trên các băng tần của hệ thống mạng GSM hiện đại (khi đó mạng di động analog vẫn đang phổ biến).
Nhưng StarTAC được vinh danh không phải vì những cái nhất đó mà nó đã chứng minh cho thế giới một điều rằng: Trong ngành công nghiệp di động, tính năng là quan trọng nhưng hình thức và mẫu mã lại là một thứ cũng quan trọng không kém. Cho đến nay, có lẽ cũng chưa có model di động nào qua mặt được StarTAC về độ “hot” trong một khoảng thời gian dài như thế. Suốt từ năm 1996 cho đến tận những năm 2000 – 2001, Motorola StarTAC vẫn là sự lựa chọn số 1 của hầu như tất cả những ai có khả năng “chơi di động”.
Nhân dịp cả thế giới bước sang Thiên niên kỷ mới (năm 2001), tạp chí công nghệ PC World đã bình chọn Motorola StarTAC là một trong 50 thiết bị công nghệ xuất sắc nhất thế kỷ 20.
Nokia 7110
Đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng Nokia 7110 xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim The Matrix (Ma trận) năm 1999 nhưng thực ra đó chỉ là một chiếc “đàn anh” 8110 của nó được cải tiến chút xíu.
" alt=""/>5 chiếc di động “không thể nào quên”Samsung Yepp YP-P3 có màn hình 3 inch với độ phân giải hình ảnh 480 x 272 pixel. Không chỉ có khả năng chơi nhạc với các định dạng thông thường, máy còn hỗ trợ khả năng mở video, đọc sách điện tử, kết nối không dây Bluetooth 2.1 và nghe đài FM radio. Samsung P3 cũng có thể đóng vai trò của một chiếc máy ghi âm.
" alt=""/>Samsung P3