Nhận định

Thần đồng vật lý trượt giải Nobel vì kiêu ngạo, EQ thấp

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-04-06 07:02:47 我要评论(0)

11 tuổi đỗ đại họcTạ Ngạn Ba (sinh năm 1966,ầnđồngvậtlýtrượtgiảiNobelvìkiêungạoEQthấtottenham đấu vớtottenham đấu với brightontottenham đấu với brighton、、

11 tuổi đỗ đại học

Tạ Ngạn Ba (sinh năm 1966,ầnđồngvậtlýtrượtgiảiNobelvìkiêungạoEQthấtottenham đấu với brighton tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) được mệnh danh là thần đồng Vật lý của Trung Quốc. Anh sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là giảng viên dạy Vật lý tại Trường Cao đẳng Y tế Hồ Nam. 

6 tuổi, Ngạn Ba biết làm toán của học sinh lớp 5. 9 tuổi, anh tự học xong chương trình Toán, Lý, Hóa bậc THPT. 10 tuổi, anh học sang hình học và giải tích ở bậc đại học. 

11 tuổi, thần đồng Vật lý đỗ vào lớp ươm mầm tài năng trẻ của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Ở tuổi 15, Ngạn Ba là nghiên cứu sinh trẻ tuổi nhất Trung Quốc. Anh làm việc tại Viện Vật lý Lý thuyết, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. 

Kỳ vọng nhận được giải Nobel

Năm 18 tuổi, anh nhận được bằng thạc sĩ loại xuất sắc. Sau đó, Ngạn Ba được tuyển thẳng vào Đại học Princeton, Mỹ hệ tiến sĩ.

Tại đây, anh được nhà Vật lý Philip Warren Anderson – người từng đoạt giải Nobel năm 1977 hướng dẫn luận án tốt nghiệp. Do đó, người Trung Quốc hy vọng tài năng của Ngạn Ba sẽ ngày càng phát triển và mang vinh quang về cho đất nước.

Thần đồng Vật lý của Trung Quốc - Tạ Ngạn Ba.

Thời điểm đó, tin tức về Ngạn Ba phủ sóng trên khắp các báo và truyền hình Trung Quốc. Thậm chí, họ còn kỳ vọng Ngạn Ba sẽ là người Trung Quốc đầu tiên được trao giải Nobel.  

Tưởng chừng tương lai của Ngạn Ba sẽ tươi sáng, là niềm tự hào của người Trung Quốc. Thế nhưng, sau khi sang Mỹ được vài năm, anh đã bị trục xuất về nước vì thái độ ngạo nghễ và nhiều lần mâu thuẫn với giáo sư hướng dẫn.

Bị trục xuất khỏi Mỹ

Trong quá trình làm luận án tốt nghiệp, Ngạn Ba bác bỏ một luận điểm của nhà khoa học Philip Warren Anderson - người từng đoạt giải Nobel Vật lý. Điều này khiến thầy Anderson vô cùng tức giận. Trong quá trình làm việc, Ngạn Ba thường xuyên thể hiện thái độ kiêu ngạo về bản thân, do đó, thầy Anderson đã đánh trượt luận án tốt nghiệp của anh.

Tạ Ngạn Ba bị trục xuất về nước trong những năm đi du học.

Giáo sư hướng dẫn yêu cầu Ngạn Ba thay đổi tên đề tài luận án tốt nghiệp nhưng anh không làm theo yêu cầu này. Trái ngược với những người khác, anh lựa chọn phương án đối chất với giảng viên hướng dẫn. Ngạn Ba liên tục gặp thầy Anderson để bàn luận về lý thuyết và yêu cầu thầy phải chấp nhận luận án của mình. Thậm chí, Ngạn Ba còn đến nhà thầy giáo vào đêm muộn để tranh cãi ầm ĩ.

Thời điểm đó, đã xảy ra vụ án một giáo sư người Mỹ bị sinh viên Trung Quốc giết hại. Lo sợ những hành vi cực đoan của Ngạn Ba, giáo sư Anderson đã yêu cầu Đại học Princeton trục xuất anh về nước. Điều này chấm dứt sự kỳ vọng của người dân Trung Quốc vì Ngạn Ba sẽ không thể chạm tay vào giải Nobel danh giá. 

Thần đồng nhưng EQ thấp

Lý do chính khiến Ngạn Ba bị trục xuất về nước là do anh không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của bản thân (EQ). Không ai phủ nhận Ngạn Ba giỏi nhưng anh quên đi việc phải trau dồi các kỹ năng mềm như quản lý cảm xúc để có thể giao tiếp, hòa đồng với những người xung quanh.

Từ nhỏ, Ngạn Ba đã không thích tiếp xúc và nói chuyện với người khác. Đến khi đi học, anh không mấy hòa đồng với bạn bè. Khi thầy cô hỏi, Ngạn Ba cũng không trả lời. Nói về vấn đề này, gia đình Ngạn Ba cho biết: “Vì nó không thích nói chuyện nên ngại mở lời trước với mọi người. Có lẽ sau này nó sẽ năng động hơn”. 

Sau khi bị trục xuất về nước Ngạn Ba công tác tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Vài năm sau, anh kết hôn. 

Ngay cả khi đã có gia đình riêng, tính cách của anh vẫn không thay đổi, đến con trai cũng không dám gần.

Tạ Ngạn Bị bị trục xuất về nước do thái độ ngạo nghễ, EQ thấp.

Câu chuyện của thần đồng Ngạn Ba để lại nhiều bài học đắt giá: Dù là thần đồng hay người bình thường thì việc trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ) hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Để con có thể phát triển toàn diện, ngoài việc trau dồi IQ thì bố mẹ nên chú trọng đến việc rèn con các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, trao đổi với người khác, kiểm soát cảm xúc bản thân...

An Dương(Theo Sohu, 163)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngôi nhà cây dừa của mẹ Doan và các con. Ảnh: Kim Chi

Năm 2014, mẹ Doan được một người bạn giới thiệu và nộp hồ sơ vào làm việc tại làng SOS. Sau nhiều vòng phỏng vấn, mẹ Doan chính thức trở thành một trong những bà mẹ đặc biệt tại nơi đây.

Công việc của mẹ Doan nghe qua có vẻ đơn giản. Đó là làm mẹ. Buổi sáng mẹ đi chợ, mua thức ăn về cho cả gia đình rồi nấu ăn, giặt giũ, nhắc các con học bài. 

“Có những ngày tôi tự nấu, cũng có ngày các con phụ giúp. Điều tôi cảm thấy khó và trăn trở nhất là làm sao dạy các con nên người. Mỗi buổi chiều các con đi học về, tôi đều phân công cho các anh chị lớn nấu ăn và học các kỹ năng sống, rèn luyện cho các con dần để sau này ra đời tự tin trong cuộc sống” mẹ Doan tâm sự.

Khi được hỏi vì sao chọn công việc này, mẹ Doan thổ lộ: “Ở bên ngoài có thể kiếm được nhiều công việc lương cao hơn nhưng tôi vẫn chọn gắn bó, làm việc với làng vì yêu thích trẻ nhỏ, một phần mong muốn có một mái ấm gia đình thực sự khi về già, có những đứa con để yêu thương, chăm sóc, quên những tháng ngày hiu quạnh”.

Mẹ Nguyễn Thị Doan luôn quan tâm, theo sát đến việc học của các con. Ảnh: Kim Chi

Hiện ngôi nhà mẹ Doan phụ trách gồm 7 người con, 3 trai 4 gái, đứa lớn nhất 16 tuổi, đứa bé nhất 9 tuổi.

Học cách làm mẹ

Mẹ Doan tâm sự: “Những ngày đầu vào làm việc, tôi không biết chăm sóc một đứa trẻ phải bắt đầu như thế nào. Bởi bản thân chưa từng lập gia đình, chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ nên tôi đã cố gắng học hỏi từ các cán bộ, các mẹ đã làm việc lâu năm ở đây. 

Ngoài việc tham gia lớp tập huấn các kỹ năng do làng SOS tổ chức. Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi thường xuyên đọc, tìm hiểu về tâm lý con trẻ qua sách báo, truyền hình để từ đó tìm ra phương pháp nuôi dạy các con sao cho phù hợp với từng lứa tuổi”.

Luôn chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các con. Ảnh: KC
Chuẩn bị bữa cơm tối cho các con. Ảnh: KC

Cũng như nhiều đứa trẻ khác ở đây, các con của mẹ những ngày đầu đến với làng đều không chịu mở lòng. Mỗi đứa trẻ tự thu mình một góc. Mẹ đã kiên trì và dành hết tình yêu thương, sự chân thành của mình để chăm sóc các con.

Cảm nhận được tình thương đó, lâu ngày các con của mẹ cũng đã mở lòng, kể cho mẹ nghe hết gia cảnh. Vì thế, mẹ cũng dần nắm được tính cách của từng đứa con để có thể dạy bảo. Kể từ đó, mẹ con mới gần gũi, yêu thương nhau, các anh chị em trong gia đình cũng gắn bó, chan hòa và đùm bọc nhau.

"Đây là năm thứ 9 tôi nuôi dạy các con rồi, rất nhiều kỷ niệm, những lúc các con ốm đau phải theo các con đi viện để chăm sóc. Chăm con nhỏ rất cực, có khi cả đêm thức trắng vì con khóc, phải hát ru dỗ dành. Lúc các con vui chơi xảy ra đánh nhau, tôi cũng phải tìm ra các biện pháp để dạy và uốn nắn các con có nề nếp” - mẹ Doan chia sẻ.

Mẹ Doan cùng các con chăm sóc vườn cây, bồn hoa, trồng rau xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường của làng ngày một xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Kim Chi

Khi các con rời vòng tay của mẹ, có cuộc sống ổn định ở bên ngoài, các con vẫn thường xuyên về thăm mẹ. “Có đứa bây giờ đã thành đạt, luôn gọi điện hỏi thăm tình hình sức khoẻ, mỗi lần về vẫn hay tặng hoa, tặng quà cho tôi”.

Đó là niềm hạnh phúc của một người mẹ. Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần, nhưng mỗi lần các con có việc như sinh đẻ, mẹ Doan đều không quản ngại bắt xe đi hàng nghìn km để chăm sóc.

Ông Lê Bá Lương - Giám đốc Làng trẻ em SOS Vinh cho biết, làng trẻ được xây dựng, đi vào hoạt động từ năm 1992. Hiện làng nuôi dưỡng 177 đứa trẻ (là các con bị bỏ rơi; mồ côi hoặc mồ côi một phần), có tất cả 15 bà mẹ, mỗi bà mẹ có khoảng 8 đến 12 đứa con. 

Ngoài ra, còn có các dì sẵn sàng làm thay các mẹ mỗi lúc cần, các con được chăm sóc tại đây theo mô hình gia đình thay thế. Mô hình này giúp các con có được một không gian, môi trường sống giống như trong một gia đình thực sự.

Kim Chi

" alt="Người phụ nữ gõ cửa trái tim những đứa trẻ bị bỏ rơi ở làng SOS" width="90" height="59"/>

Người phụ nữ gõ cửa trái tim những đứa trẻ bị bỏ rơi ở làng SOS