Đáp ứng nhu cầu khách hàng cao cấp
Từ năm 2006, Viễn thông Hà Nội đã xây dựng cấu trúc mạng truy nhập băng rộng để cung cấp dịch vụ ADSL cho khách hàng và mạng truyền tải IP (mạng Metronet). Sau khi được VNPT phê duyệt, quý 4/2007, mạng Metronet được triển khai xây dựng với thiết bị của Cisco và được Công ty CT-IN xây lắp. Tháng 5/2008, Viễn thông Hà Nội đã đưa mạng Metronet vào phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ chất lượng cao. Viễn thông Hà Nội cho biết, việc triển khai mạng Metronet là bước để IP hóa mạng lưới trên địa bàn Hà Nội. Trước mắt, mạng Metronet có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và tiến tới cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng của VNPT như IPTV, VoIP, mạng riêng ảo… Ngoài ra, dịch vụ này sẽ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng VIP sử dụng dịch vụ chất lượng cao như ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, các doanh nghiệp lớn hay các sở ban ngành cần có kết nối băng thông rộng chất lượng cao.
Viễn thông Hà Nội cho biết, với mạng TDM cũ không thể cung cấp các truy nhập băng rộng tới Gbps cho khách hàng, nhưng mạng Metronet cung cấp hạ tầng băng rộng để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tới 50 Gbps, đáp ứng đầy đủ băng thông cho khách hàng. Chẳng hạn các chi nhánh Ngân hàng trước đây chỉ thuê truyền dẫn cao nhất đến 2 Mbps, nhưng với Metronet khách hàng có thể thuê đường truyền kết nối lên tới 1 Mbps. Mạng Metronet được triển khai trên nền mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao và có khả năng cung cấp cho khách hàng cả 3 dịch vụ cùng lúc là thoại, dữ liệu và video. Trong tương lai, mạng Metronet sẽ đóng vai trò là các điểm kết nối chuyển tải lưu lượng IP cho mạng di động băng rộng như 3G hay WiMAX. Với việc cung cấp kết nối băng rộng có độ bảo mật rất cao, hoạt động ổn định, chỉ trong vòng 2 tháng cung cấp dịch vụ, đã có gần 100 khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như như; Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Yamaha Việt Nam, VinaGame, Quang Minh DEC…
" alt=""/>Metronet sẵn sàng cho mạng di động băng rộngVụ tai nạn giao thông này xảy ra trên một đoạn đường cao tốc ở tiểu bang Maine, Mỹ, vào tháng 12 năm 2019.
Đoạn video ghi lại nội dung vụ việc cho thấy, một chiếc xe container đang di chuyển trên đường thì bất ngờ quay đầu nhưng tài xế mất kiểm soát dẫn đến việc chiếc xe bị đâm vào dải phân cách.
Cú đâm khiến đầu xe container bị hư hỏng nhẹ. May mắn là không có ai bị thương trong vụ tai nạn.
Nguyên nhân của vụ tai nạn này được xác định là do đường có nhiều tuyết, trơn trượt khiến chiếc xe bất ngờ mất lái và đâm vào dải phân cách.
Cảnh sát đã quyết định công bố đoạn video này nhằm nhắc nhở các tài xế nên lái xe thận trọng, nhất là trong thời tiết mùa đông.
Phương Linh (Theo Live Leak)
Hyundai Kona chính thức ‘đánh bại’ Ford EcoSport để giữ ngôi vị dẫn đầu ở phân khúc SUV đô thị cỡ nhỏ năm 2019.
" alt=""/>Đường trơn, container mất lái đâm dải phân cáchTrong giai đoạn 1 (2012-2016) của đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, sau 4 năm thực hiện đề án, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 50% cho công tác phòng, chữa bệnh với 520 hoạt chất trên tổng số 953 hoạt chất hiện đang lưu hành trên thị trường.
Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại các BV tuyến tỉnh chỉ tăng 1,5% lên mức 35,4% so với trước khi triển khai đề án. Đặc biệt, tỉ lệ sử dụng thuốc nội tại BV tuyến trung ương rất thấp và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2013, tỉ lệ này là 11,57%; năm 2014 là 11,31% và đến năm 2015 chỉ còn 10,02%.
Nhiều BV lớn sử dụng dưới 6% thuốc nội (năm 2015): Phụ sản TƯ (3,14%); BV K (3,3%); Bạch Mai (3,97%); Bệnh viện Việt Đức (5,87%); Tai mũi họng TƯ (5,63%)…
Bộ Y tế đánh giá, người dân nói chung và không ít thầy thuốc nói riêng vẫn còn có quen dùng thuốc ngoại đắt tiền để chữa bệnh trong khi hiệu quả so với thuốc sản xuất tại Việt Nam là tương đương.
Chính những thói quen này gây tốn kém, lãng phí kinh phí cho chữa bệnh rất lớn, vì thuốc nhập ngoại thường có giá thành đắt hơn nhiều trong khi đó thuốc sản xuất tại Việt Nam thì được sử dụng rất thấp.
![]() |
Bên trong một nhà máy thuốc đạt tiêu chuẩn GMP tại Việt Nam |
Theo mục tiêu của Bộ Y tế, đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc Việt trong các BV tuyến TƯ đạt 22%, trừ một số bệnh viện chuyên khoa; 50% ở bệnh viện tuyến tỉnh (tăng 2% - 4%/năm) và 75% ở bệnh viện tuyến huyện.
Mục tiêu chung, thuốc sản xuất trong nước sẽ đáp ứng 70% nhu cầu điều trị và giá trị thuốc Việt Nam xuất khẩu mỗi năm tăng từ 5 - 10% so với năm trước.
Bộ Y tế cho rằng, khi nhận thức đúng về chất lượng, hiệu quả thuốc sản xuất tại Việt Nam và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược tại Việt Nam qua đó sẽ làm thay đổi thói quen sử dụng thuốc ngoại bằng thuốc sản xuất trong nước. Điều này cũng góp phần giảm gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
4 nhóm giải pháp cơ bản
Để thực hiện mục tiêu nói trên, trong 3 năm qua, ngành y tế đã đề ra 4 nhóm giải pháp cơ bản: Giải pháp về cơ chế chính sách; Giải pháp đối với cơ sở y tế và thầy thuốc; Giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc và giải pháp về truyền thông.
Về cơ chế chính sách, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan trình Quốc Hội/Chính phủ ban hành các văn bản quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước như Luật Dược sửa đổi 2016, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Luật đấu thầu, Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030...
Đặc biệt, để ưu tiên trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu; thuốc sản xuất trong nước được phân nhóm để đấu thầu riêng, đồng thời được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật.
Về phía cơ sở y tế, việc triển khai Đề án đã được lãnh đạo các tỉnh/thành, Sở Y tế chỉ đạo sát sao. Nhiều bệnh viện đã chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tỉnh thì tăng 63,53%.
Ngành y tế cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế và người dân thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, phóng sự với chủ đề “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”...
Nhờ những giải pháp đồng bộ trên, tỉ lệ giá trị và số lượng thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã tăng dần qua từng năm.
Đến năm 2018, theo báo cáo của các sở y tế, tỉ lệ trung bình giá trị thuốc sản xuất trong nước sử dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện có sự tăng nhanh qua các năm, từ mức 46,62% năm 2013 tăng lên 63,53% năm 2018.
Riêng tuyến tỉnh, trong thời gian qua tỉ lệ dùng thuốc sản xuất trong nước đã tăng từ 34,1% (năm 2013) lên 57,0% (năm 2018), vượt mức mục tiêu đề ra năm 2020 là 50%; đối với tuyến huyện đạt 76,62% năm 2018 vượt mức mục tiêu đến năm 2020 là 75%.
Điển hình, một số tỉnh có tỉ lệ thuốc trong nước sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao như: Phú Yên (87%), Quảng Bình (76,9%), Tuyên Quang (76,46%)…
Hiện Việt Nam cũng đã sản xuất được sản xuất được 12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Cũng theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 200 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.
(Nguồn Cục Quản lý Dược)
" alt=""/>4 giải pháp thúc đẩy người Việt dùng thuốc Việt