当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo góc Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Barkchi vs Pandjsher Rumi, 18h00 ngày 28/3: Khách gây thất vọng
Khi các ông bố chỉ đóng vai phụ
Cũng vì vậy nên khán giả không cảm giác quá hẫng hụt khi kết thúc một mùa, khi phải chia tay các cặp bố con quen thuộc. Thay vào đó lại là một tâm lý khá háo hức, hồi hộp và đầy thiện cảm đối với những cặp khách mời mới. Tập 1 của mùa 3 (phát sóng trưa 7/5) có lẽ cũng được đón nhận như vậy bởi rất nhiều khán giả, và những gì các bé Châu Chấu, Beo, Nhím, Híp thể hiện đã không khiến người xem thất vọng.
![]() |
Một điểm đáng chú ý của Bố ơi mùa 3 là độ tuổi của các em bé là khá thấp. Híp (con Hải Anh) lớn nhất cũng mới chỉ 5 tuổi rưỡi. Bé ít tuổi nhất là Châu Chấu còn chưa đầy 4 tuổi. Khán giả không khỏi bật cười khi cả 4 bé đồng thanh trả lời “Con lợn” cho câu hỏi: “Con gì giống con trâu, 4 chân, ăn cỏ”. Hay khi bố Hồng Đăng hỏi bé Nhím có cảm thấy hồi hộp không thì lại nhận được câu hỏi “Hồi hộp là gì hả bố?”.
Chặng đường đầu tiên của các bố con mùa 3 là một vùng nông thôn ở Củ Chi, và cũng giống như các mùa trước, các em bé còn tương đối lạ lẫm, thậm chí là hoảng sợ khi phải ở trong những căn nhà chẳng có mấy tiện nghi. Những khóc lóc, mè nheo đòi đổi nhà rồi cũng qua đi nhanh chóng, thay vào đó là sự hứng khởi với các nhiệm vụ, các công việc mà rõ ràng, có lẽ ngay cả các ông bố cũng lần đầu làm, chứ chưa nói gì đến các em nhỏ.
Tập 1 kết lại với những chia sẻ thật lòng của các ông bố nổi tiếng, những người đã dành quá ít thời gian cho con cái. Nên cũng dễ hiểu thôi khi họ đều bất ngờ khi phát hiện ra, đứa con của mình có thể làm được những việc mà trước đây, họ nghĩ rằng chúng sẽ chẳng bao giờ chịu làm.
![]() |
Tất nhiên tập đầu tiên mùa 3 có thể chưa gây ấn tượng sâu đậm khi nhịp độ tương đối đều, ít điểm cao trào nhưng đó cũng là một màn làm quen đủ hấp dẫn để khán giả chờ mong vào những hành trình tiếp theo của Bố ơi mình đi đâu thế. Và có lẽ chẳng lâu nữa, người ta cũng không mấy bận tậm những cái tên như Phạm Anh Khoa, Hồng Đăng, Thành Được, Hải Anh mà chỉ còn nhớ bé Châu Chấu, Nhím, Beo và Híp.
Ngay từ tập đầu tiên mùa 3 của "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" lên sóng ngày 7/4, chương trình đã nhận được những phản hồi rất tích cực cho cho các cặp bố con mới, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chương trình.
Ngay sau khi kết thúc mùa 2 của chương trình truyền hình "Bố ơi! Mình đi đâu thế?, chương trình đã phát sóng mùa 3 với những cuộc hành trình mới cùng các cặp bố con: diễn viên Hải Anh - bé Híp, diễn viên Hồng Đăng - bé Nhím, diễn viên Thành Được - bé Bell và ca sĩ Anh Khoa - bé Châu Chấu.
Các sao nhí nhỏ tuổi nhất từng tham gia 'Bố ơi'
![]() |
Các cặp bố con của mùa 3 |
Với độ tuổi từ 3-5, các bé tham gia chương trình năm nay có lẽ là dàn cast nhỏ tuổi nhất từng xuất hiện trong chương trình. Việc này đồng nghĩa với việc tự chăm sóc bản thân của các bé sẽ kém hơn, cùng với khả năng giao tiếp và suy nghĩ cũng sẽ hạn chế hơn. Ngay trong tập đầu, các ông bố bà mẹ đã khá vất vả để đánh thức các con dậy vào lúc 4h30 sáng để lên đường bắt đầu hành trình.
![]() |
"Bình minh đẫm nước mắt" của các bé. |
Thậm chí cậu bé Châu Chấu ( mới chỉ 3 tuổi rưỡi) nhà ca sĩ Anh Khoa còn kiên quyết "đi với cả thế giới trừ bố" và còn chưa nói sõi, đem đến một màn "shock ngôn ngữ" cho các bố Hồng Đăng và Hải Anh trên xe.
Nhưng với một độ tuổi nhỏ như vậy cũng đồng nghĩa các bé sẽ thể hiện rõ nhất, hồn nhiên nhất tính cách của mình. Trong khi cô con gái yêu của diễn viên Hồng Đăng - bé Nhím (5 tuổi) tỏ ra là một cô bé có tính cách khá phóng khoáng, dễ chịu hòa đồng thì bé Híp ( 5 tuổi rưỡi) nhà nam diễn viên Hải Anh đã bộc lộ ngay tính cách có phần hơi rụt rè và công tử; bé Bell ( 4 tuổi) nhà diễn viên Thành Được khá thẳng tính, lễ phép và hơi "bà cụ non" trong khi Châu Chấu nhà Anh Khoa lại rất hiếu động và luôn biết lo xa.
![]() |
Các bé hòa nhập với nhau khá nhanh ngay từ lần đầu gặp mặt. |
Cũng giống như các mùa trước, các ông bố của mùa 3 cũng đều là người bận rộn, thậm chí chưa bao giờ có một chuyến du lịch riêng với con mình. Chính vì vậy, tham gia vào chương trình lần này, họ lần lượt bộc lộ những suy nghĩ rất thẳng thắn và hối tiếc vì việc đã không dành thời gian cho gia đình và con cái.
Với những phản hồi tích cực từ khán giả cho tới hiện tại, "Bố ơi! Mình đi đâu thế?" mùa 3 hứa hẹn cũng sẽ là một mùa chương trình hấp dẫn và tràn đầy tiếng cười.Nguyễn Hoàng - Quỳnh Anh
Diễn viên nổi tiếng tủi nhục vì bị tưới phân, chất thải lên người" alt="Bố ơi mình đi đâu thế"/>Trấn Thành phũ miệng, Quang Linh lỡ lời
Trong tuần qua, những người được xem là có chút “uy” và kinh nghiệm, được các nhà đài tin tưởng giao trọng trách ngồi ghế nóng lại liên tiếp dính phải các scandal và nhận chỉ trích dư luận. Lỗi cũng vì họ vạ miệng trên sóng truyền hình.
![]() |
Trong chương trình “Thần tượng Bolero” phát sóng trên VTV3 mới đây, giám khảo Quang Linh đã có một câu bông đùa bị cho là khó chấp nhận. Khi Đan Trường than thở đội của anh có 2 thí sinh ốm khiến anh vô cùng lo lắng. MC Thanh Thảo quay sang hỏi đội của Cẩm Ly và Quang Linh là có ai ốm không. Quang Linh mặt nghiêm nghị đáp: “Không có”, rồi bồi thêm “đâu có ăn cá...” Rồi mọi người trên sân khấu cười rần rần, nhưng với nhiều người thì câu nói đó trở nên nhạy cảm.
Với câu này, ai cũng hiểu Quang Linh - có thể chỉ là bông đùa - đang muốn hàm ý rằng, đội Đan Trường có 2 người ốm vì... ăn cá, còn đội anh không ăn cá nên vẫn an toàn. Nhưng nó lại được nói ra trong thời điểm cả nước đang lo lắng về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung và vấn đề an toàn thực phẩm đang rất nóng hiện nay. Dù Quang Linh có giải thích là bông đùa, để giảm bớt căng thẳng cho các thí sinh trước khi bước vào vòng thi, nhưng trong khi mọi chuyện vẫn đang chờ kết luận, sẽ là không thích hợp để đem ra đùa, nhất là trong một chương trình phát sóng cho cả triệu khán giả trên cả nước. Lỗi vạ miệng này, Quang Linh và nhiều nghệ sĩ nên lấy làm bài học cho mình.
Cũng trong tuần qua, Trấn Thành - một gương mặt giám khảo “nhẵn mặt” trên truyền hình - tiếp tục mắc lỗi vạ miệng. Anh đã khiến diễn viên Lâm Vĩ Dạ khóc ròng trên sân khấu “Đấu trường tiếu lâm”, bằng những lời nhận xét làm khán giả truyền hình có cảm giác như “Trấn Thành đang hắt nước vào mặt đồng nghiệp”. Lý do là cái giọng của Trấn Thành hơi trịch thượng. Còn Lâm Vĩ Dạ đang là diễn viên hài chuyên nghiệp, là bạn diễn ăn ý với cây hài Trường Giang, nên sau khi bị Trấn Thành nhận xét tiết mục của mình là “dở”, “vớ vẩn”, không biết làm kịch bản, chị đã không giữ được bình tĩnh và òa khóc tức tưởi.
Việc Trấn Thành thẳng thừng chê một tiết mục, với tư cách đang là giám khảo của chương trình, là điều không sai. Nhưng chê làm sao để người khác phục, người bị chê đón nhận lại là điều không phải ai cũng làm được. Nó thuộc về tài của những người ngồi ghế nóng.
Một sự cố khác trên ghế nóng cũng từng khiến Trấn Thành nhận không ít chỉ trích. Anh đã nói lái cụm từ “giao hưởng hợp xướng” thành từ có ý nghĩa nhạy cảm. Sau đêm thi, Trấn Thành không đưa ra bất cứ lời bình luận, giải thích hay xin lỗi nào. Đặc biệt, thời gian gần đây ngày càng nhiều giám khảo đang lạm dụng lối nói lái này trên truyền hình. Trong chương trình “Gương mặt thân quen” phát sóng mới đây, giám khảo Đức Huy đã dành những câu nói lái: “Súng vô cường” (sướng vô cùng) để nhận xét về các thí sinh. Những người hay nói theo kiểu tiếu lâm sẽ thấy bình thường, nhưng các cụ nói rồi, “lộng giả thành chân” (đùa mãi thành thật), và không phải đối tượng nào cũng sẵn sàng đón nhận những câu đùa như thế.
![]() |
Trấn Thành nhận xét quá thẳng thắn khiến thí sinh bật khóc. |
Làm giám khảo cần cả Tài và Tầm
Ở Việt Nam, giám khảo đang trở thành một “nghề hot”, số lượng người ngồi ghế nóng cũng tăng theo sự ra đời của các gameshow truyền hình. Thậm chí, hiện tại còn “khan hiếm” người đủ tầm làm giám khảo, nên những người có tiếng một chút là nhận vô số lời mời chào và “chạy show” hết chương trình này sang chương trình kia. Họ được trao quyền lực, có trách nhiệm vừa làm đẹp cho chương trình, vừa giúp các sân chơi thêm phần kịch tính. Nhưng đa phần các giám khảo còn thiếu tính hài hước, đôi khi cố tạo ra điều này để tăng tính hấp dẫn và vô tình trở thành người “vô duyên”, thảm họa của chính những gameshow này.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng khiến khán giả lẫn thí sinh “đơ” trước những lời nhận xét của mình trong “Vietnam Idol”. “Giọng hát của Hương Giang còn dễ nghe hơn các qui định của ngành giao thông”, “Yasuy là nam ca sĩ có 3 chân: Chân thành, chân chính và chân phương”.
Hay trong “Bước nhảy hoàn vũ 2016” với mong muốn tăng độ kịch tính cho chương trình, nhà sản xuất đã mời Khánh Thi - Chí Anh làm giám khảo. Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, những câu chuyện về hai nhân vật từng gắn bó với nhau, rồi ồn ào chia tay liên tục được khai thác. Có lần, trước khi nhận xét thí sinh, hai người còn lôi chuyện cũ của mình ra nhắc lại trên sóng truyền hình, rồi Khánh Thi bật khóc nức nở. Việc bộc lộ cảm xúc của mình trên ghế nóng là điều không sai, nhưng cách mà Khánh Thi - Chí Anh thể hiện lại có phần “lạc đề”.
Ở các chương trình truyền hình thực tế, giám khảo đóng vai trò quan trọng, họ có lúc được xem là host (người chủ) của chương trình, quyết định tính hấp dẫn và lôi kéo khán giả để tăng lượng rating. Cũng vì đó mà nhiều nhà sản xuất đã bất chấp mời những nhân vật tai tiếng, sẵn sàng chi ra số tiền “khủng” để đầu tư cho những người ngồi ghế nóng, dù có trái chuyên môn, hay non kinh nghiệm. Việc ca sĩ đi chấm thi nhảy múa, diễn viên đi chấm thi ca hát... là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì thiếu kiến thức chuyên môn, nên đôi khi giám khảo đã nói bừa và hậu quả là nhận “gạch đá” dư luận.
Đã có nhiều người tự làm xấu hình ảnh khi nhận lời ngồi ghế nóng. Nhà thơ Đỗ Trung Quân không sai khi ví von: “Truyền hình là nơi (chỗ) để khoe... cái dốt nhanh nhất trước hàng chục triệu người”, nếu như bất chấp lợi nhuận để gật đầu làm giám khảo dù chưa đủ tài và đủ tầm. Việc mua vui cho khán giả của giám khảo trong những chương trình giải trí trên truyền hình không dễ chút nào vì vừa phải làm sao để góp phần thu hút công chúng nhưng lại phải chịu đối mặt với “búa rìu” dư luận.
Vì khán giả bỏ thời gian và tiền bạc để xem, ủng hộ chương trình, họ cũng có quyền đòi hỏi thứ họ xem phải chất lượng và có quyền tẩy chay. Thế mới thấy nghề giám khảo không dễ như nhiều người tưởng, không chỉ đơn giản là ăn mặc đẹp, cười duyên, rồi lên truyền hình nói huyên thuyên mấy câu là xong, mà nó nguy hiểm, dễ gây tai tiếng giống như kiểu ngồi “cưa bom showbiz” theo cách ví von của đạo diễn Lê Hoàng. Và hơn hết, nghệ sĩ chớ vì ham chạy show ngồi ghế nóng mà không rèn tài và tâm, đừng tự biến mình thành thảm họa trên truyền hình.
Theo Lao Động" alt="Giám khảo lỡ miệng trên truyền hình: Đừng biến mình thành thảm họa"/>Giám khảo lỡ miệng trên truyền hình: Đừng biến mình thành thảm họa
Theo lý giải của các chuyên gia, nguyên nhân xảy ra bám bụi ở các thiết bị làm mát là do sự tích điện nằm ở khu vực cánh quạt, và một số bộ phận khác như lưới lọc tại điều hòa.
Ở quạt điện, cánh quạt quay liên tục tạo ra lực ma sát với không khí, gây tích điện, đồng thời tạo ra lực hút đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi, vi khuẩn, nấm mốc...
Vì lý do này, sau một thời gian sử dụng, bụi và các chất ô nhiễm sẽ bị bám dính vào thiết bị.
Bên cạnh đó, những hạt bụi lơ lửng trong không khí cũng luôn mang theo điện tích. Khi thiết bị làm mát hoạt động, chúng cũng sinh ra điện tích bằng việc cọ xát với các phân tử trong không khí.
Điều này tước đi các electron, khiến bụi mang điện tích trái dấu, và bị hút vào những bộ phận của quạt gió, đặc biệt là phần rìa cánh quạt và lồng quạt...
Đối với điều hòa, tình trạng tương tự cũng xảy ra, nhưng cơ chế hơi khác so với quạt điện. Theo đó, nguyên tắc hoạt động của điều hòa là liên tục hút không khí trong phòng, đẩy chúng thông qua bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát, rồi thổi ra ngoài qua bộ lọc.
Trong quá trình hoạt động, các chất ô nhiễm bao gồm bụi, vi khuẩn, nấm mốc gây dị ứng... bám vào quạt gió dàn lạnh, và bị giữ lại một phần ở lưới lọc. Phần còn lại được thổi trở lại căn phòng.
Nếu hít vào cơ thể, những chất ô nhiễm này có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Theo Dân Trí
Không tham gia các buổi nhậu nhẹt, sự kiện cần uống rượu bia
Tiến sĩ Stephen Holtsford, giám đốc y tế tại Trung tâm Cai nghiện Mỹ, cho biết các bữa tiệc thường xuyên đòi hỏi người tham gia uống nhiều rượu bia. Ông khuyến nghị mọi người lên kế hoạch cho những hoạt động khác, thay thế đồ uống có cồn bằng những loại nước giải khát hoặc cocktail nhẹ nhàng.
"Ví dụ, bạn có thể mời bạn bè đến nhà, uống chocolate nóng dịp Giáng sinh và Tết dương lịch thay vì tổ chức tiệc rượu. Nếu được mời đến một buổi tiệc, mọi người có thể cân nhắc tham dự tùy theo tình trạng sức khỏe", ông nói.
Tiến sĩ Holtsford cho biết, mẹo để tham gia các sự kiện tạo dựng mối quan hệ mà không phải uống rượu quá nhiều là thẳng thắn về "sức uống" của bản thân, tự đề ra giới hạn cho chính mình và đặt chuông điện thoại thông báo thời gian ra về.
Chỉ uống rượu trong những dịp đặc biệt
Chuyên gia dinh dưỡng thể thao Kelly Jones khuyến nghị giảm thiểu lượng rượu tiêu thụ bằng cách uống có chọn lọc, không uống sau giờ làm và không uống rượu một mình ở nhà.
"Hãy cố gắng bỏ rượu vào các buổi tối trong tuần hoặc những ngày không có sự kiện gì", Jones nói.
Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mức tiêu thụ vừa phải là không quá một ly đồ uống có cồn mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly đồ uống trở xuống đối với nam giới. Tiêu thụ quá mức là uống 4 ly rượu trở lên một buổi với phụ nữ hoặc 5 ly đồ uống trở lên đối với nam giới. Uống 8 ly đồ uống trở lên trong một tuần (đối với phụ nữ) hoặc 15 ly trở lên (đối với nam giới) được coi là nhiều.
Tránh xa rượu và những ngày thường trong tuần giúp bạn có thêm "khoảng trống" để thưởng thức chúng vào các dịp đặc biệt.