Nhận định, soi kèo FC Botosani vs Otelul Galati, 21h30 ngày 14/4: 3 điểm nhọc nhằn
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ
Dòng thiết bị viễn thông modem quang ONT iGate đáp ứng nhu cầu kết nối với mức độ an toàn và tin cậy cao. Ảnh minh họa ONT iGate không chỉ tương thích hoạt động với đa chủng loại OLT khác nhau mà còn tích hợp tính năng Wi-Fi mesh - công nghệ mở rộng vùng phủ sóng tiên tiến nhất hiện nay, cho phép kết nối với nhiều thiết bị Wi-Fi mesh với nhau tạo thành một mạng Wi-Fi đồng nhất.
VNPT Technology cho biết, với vai trò thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới, iGate sẽ trở thành “Cổng kết nối trung tâm của Ngôi nhà thông minh trong hệ sinh thái Chuyển đổi số hộ gia đình”.
Các sản phẩm iGate cung cấp hạ tầng kết nối băng rộng cố định và băng rộng không dây, phủ kết nối với tốc độ tối ưu đến mọi không gian trong ngôi nhà. Không dừng lại ở đó, các cổng kết nối thông minh iGate còn đóng vai trò bộ điều khiển trung tâm, kết nối các thiết bị thông minh, đưa toàn bộ ngôi nhà từ không gian vật lý lên không gian số.
Với hơn 8 triệu thiết bị iGate được triển khai cung cấp dịch vụ Internet quang của VNPT, sản phẩm đã góp phần đáng kể trong việc sớm quang hóa mạng lưới VNPT, đồng thời thể hiện khả năng và tinh thần vươn tầm công nghệ của người Việt. Ngoài mạng lưới VNPT, thiết bị iGate cũng được triển khai trên một số mạng viễn thông khác ở trong và ngoài nước, khẳng định được khả năng cạnh tranh về chất lượng cũng như giá thành với sản phẩm nước ngoài.
" alt="Thiết bị modem Make in Vietnam đảm bảo kết nối trong nhà thông minh" />Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Prabowo Subianto đã đắc cử Tổng thống Indonesia nhiệm kỳ 2024-2029 với tín nhiệm cao; hoan nghênh ông thăm Việt Nam trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1955-2025).
Chuyến thăm cũng thể hiện tình cảm gắn bó, sự tin cậy, quyết tâm của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững, vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung.
Thủ tướng chúc mừng Indonesia đạt những thành tựu vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và thứ 16 trên thế giới. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng chúc mừng Quốc khánh lần thứ 79 của Indonesia, chúc mừng Indonesia đã đạt những thành tựu vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và thứ 16 trên thế giới, an sinh xã hội được đảm bảo. Ông tin tưởng rằng, Chính phủ và nhân dân Indonesia tiếp tục đạt nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đạt mục tiêu trở thành nước phát triển vào dịp 100 năm lập quốc (2045), vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế ngày càng gia tăng.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Indonesia bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Tổng thống đắc cử Indonesia chúc mừng Quốc khánh Việt Nam; gửi lời chia buồn sâu sắc về những thiệt hại nghiêm trọng do bão Yagi gây ra. Ông bày tỏ sự khâm phục tinh thần bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.
Ông Prabowo Subianto khẳng định rất trân trọng và sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ trên các lĩnh vực.
Tổng thống đắc cử Indonesia. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Hai nhà lãnh đạo nhất trí đánh giá, trong gần 7 thập kỷ qua, quan hệ hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno đặt nền móng đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng; nhất là sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược năm 2013. Hiểu biết và tin cậy chính trị sâu sắc hơn, hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện và hiệu quả hơn; hai bên tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương (Liên Hợp Quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết...).
Hai bên nhất trí một số định hướng lớn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất, sớm đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, nhân kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao và 80 năm Quốc khánh hai nước.
Hai bên cũng nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, các cấp và các kênh (Đảng, Nhà nước, Chính phủ và giao lưu nhân dân), triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương nhằm tăng cường tin cậy và góp phần tháo gỡ khó khăn trên các lĩnh vực. Hai bên tin tưởng sẽ sớm đạt mục tiêu 18 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương; nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau, trong đó có hàng nông sản và sản phẩm Halal.
Tổng thống đắc cử Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, công nghệ cao. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Indonesia bảo đảm an ninh lương thực; đề nghị sớm ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại gạo; đề nghị Indonesia tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia; ủng hộ Việt Nam tháo gỡ thẻ vàng IUU trong lĩnh vực thủy sản.
Tổng thống đắc cử Indonesia mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, công nghệ cao; mong Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp.
Hai bên nhất trí khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư thuận lợi vào thị trường của nhau, nhất là trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện; thúc đẩy sớm ký văn bản hợp tác trao đổi đào tạo kỹ thuật và kinh tế số.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí làm sâu sắc hơn hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng - an ninh, hợp tác biển, hợp tác nghề cá, xây dựng quan hệ đối tác số, bao gồm thương mại điện tử xuyên biên giới, chuyển đổi số; phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia và các hình thức tội phạm mạng, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, kết nối hàng không và kết nối địa phương.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm và quan điểm chung của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; thúc đẩy phát triển bền vững, đồng đều các tiểu vùng trong khu vực, trong đó có tiểu vùng sông Mekong.
Thủ tướng đề nghị Indonesia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để duy trì đoàn kết, lập trường chung và các kết quả ASEAN đạt được trong vấn đề Biển Đông, thúc đẩy đàm phán COC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia quan tâm, ủng hộ và cử đại diện cấp cao tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 và Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về Tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) tổ chức tại Việt Nam năm 2025.
Hà VănLink: https://baochinhphu.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-tong-thong-dac-cu-indonesia-102240914130547812.htm
" alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia" />Dự kiến, chiếc MacBook Air mới sẽ ra mắt vào mùa xuân năm 2023 (Ảnh: Engadget).
Trước đây, đối với dòng sản phẩm MacBook Air, Apple từng cung cấp cho người dùng hai tùy chọn về kích thước màn hình, bao gồm phiên bản 11 inch và 13 inch. Đến hiện tại, mẫu máy này chỉ có duy nhất một lựa chọn 13 inch.
Việc bổ sung thêm một tùy chọn kích thước màn hình sẽ mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn khi mua máy, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng thiết bị.
Hiện tại, các thông tin về thiết kế cũng như cấu hình chi tiết của mẫu MacBook Air này vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, nhiều khả năng, Apple sẽ trang bị cho máy dòng chip xử lý Apple Silicon mới nhất của hãng.
Chưa dừng lại ở đó, Apple cũng được cho là đang phát triển một thiết bị có màn hình khoảng 20 inch. Theo The Elec, đây có thể là một chiếc MacBook màn hình gập. Thiết bị này được cho là sẽ sở hữu màn hình kích thước 20,25 inch khi mở ra và 15,3 inch khi gập lại. Dự kiến, sản phẩm này sẽ được giới thiệu vào năm 2027.
Theo Dân trí
" alt="Sắp có MacBook Air mới" />Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
Về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để tiến hành cho ý kiến về 8 dự án Luật.
Bao gồm: Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Luật Nhà giáo; Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Dữ liệu.
Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9/2024.
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tham gia ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8; cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Ngoài ra là cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; xem xét, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024.
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xem xét quyết định việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng và cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Anh Văn" alt="Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét công tác nhân sự, cho ý kiến Kỳ họp thứ 8" />Song Joong Ki thu hút sự chú ý khi xuất hiện tại sân bay quốc tế Incheon.Ảnh: Osen.
Đây là lần đầu tiên Song Joong Ki lộ diện trước công chúng sau khi công khai hẹn hò bạn gái người Anh. Nam diễn viên đội mũ, che kín mặt, bước vào sân bay trong bộ trang phục thoải mái. Anh vẫy tay chào và cười vui vẻ với mọi người. Theo ghi nhận của phóng viên, bạn gái Song Joong Ki không có mặt tại sân bay. Nam diễn viên đi cùng quản lý và vệ sĩ.
Đây là lần đầu nam diễn viên xuất hiện trước công chúng sau khi thừa nhận chuyện tình cảm. Ảnh: Osen.
Vào tháng 12 năm ngoái, sau khi kết thúc lịch trình họp báo cho bộ phim Cậu út nhà tài phiệt tại Singapore, Song Joong Ki bị bắt gặp đi cùng bạn gái khi đến sân bay quốc tế Incheon. Cả hai mặc đồ đôi màu trắng, đi sát cạnh nhau rất tình cảm.
Ngày 26/12, tin Song Joong Ki công khai bạn gái mới sau nhiều năm ly hôn với Song Hye Kyo khiến khán giả bất ngờ. TheoSports Chosun,bạn gái của nam diễn viên mang quốc tịch Anh và không hoạt động trong ngành giải trí. Cả hai đã hẹn hò được gần 1 năm. Cô là người đồng hành cùng Song Joong Ki trong nhiều hoạt động.
Nam diễn viên Song Joong Ki sinh năm 1985. Tháng 7/2017, anh kết hôn với đàn chị Song Hye Kyo sau hơn một năm tìm hiểu. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài một năm 8 tháng. Anh thường xuyên bị bắt gặp trong tình trạng kém sắc, thiếu sức sống trong khoảng thời gian mới ly hôn. Cuối tháng 10, Song Joong Ki bị nghi ngờ hẹn hò với nữ diễn viên Kim Tae Ri nhưng anh đã lên tiếng phủ nhận.
(Theo Zing)
" alt="Song Joong Ki sau khi công khai hẹn hò" />- Với những đường may tỉ mỉ, thiết kế vừa vặn tôn vinh những đường nét nền nã mà không kém phần quyến rũ, hình ảnh MC Thùy Linh trong trang phục áo dài của NTK Anh Thư hiện lên đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch đúng chất của một cô gái Hà Nội xưa.
Không chỉ dẫn ăn ý với MC Danh Tùng trong chương trình Bài hát yêu thích, MC Thùy Linh còn ghi dấu ấn trong các chương trình của Đài THVN như Nghệ sĩ tháng, Tạp chí âm nhạc, Sao Mai và gần đây nhất là Muôn màu showbiz.
Khác với hình ảnh lộng lẫy, sang trọng, năng động, trẻ trung trong những khung hình lên sóng, MC Thùy Linh đẹp dịu dàng, e ấp trong bộ ảnh áo dài mới nhất dưới bàn tay thiết kế của NTK Anh Thư - thương hiệu áo dài Ngân An.
NTK Anh Thư chia sẻ: "Bản thân đường cong của người phụ nữ là một nét duyên, sự mềm mại của tà áo dài là một nét duyên, mỗi loài hoa cũng có những nét duyên và tone màu pastel cũng góp phần tạo duyên cho bộ sưu tập. Ngoài ra chiếc khăn vấn của người Hà Nội xưa cũng sẽ là điểm nhấn".
Bộ sưu tập Duyên của Anh Thư sẽ ra mắt trong đêm Lễ hội áo dài - Festival Huế 2016 tổ chức tại Thừa Thiên Huế ngày 30/04/2016. Lễ hội áo dài với chủ đề "Nơi huyền thoại bắt đầu" sẽ là đêm quy tụ những nhà thiết kế áo dài uy tín như Sĩ Hoàng, Anh Thư, Liên Hương, Lê Thanh Phương, Việt Hùng, Đức Hùng...
Sự kiện này có sự góp mặt của Top 11 Hoa Hậu Thế Giới 2015 Lan Khuê, Giải vàng Siêu mẫu 2015 Khả Trang, Hoa Hậu Thế Giới Người Việt 2010 Diễm Hương, Á Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2015 Lệ Hằng và những người đẹp khác: Mỹ Khôi, Mỹ Duyên, Trúc Linh, Phương Trinh…
Anh Phương
Cuộc sống như 'bà hoàng' của Đoan Trang sau khi lấy chồng tây" alt="MC Thùy Linh xinh đẹp, dịu dàng với áo dài" />
- ·Nhận định, soi kèo Gremio FBPA vs Flamengo, 03h30 ngày 14/4: Khách đang thăng hoa
- ·Street style 'đơn giản mà đỉnh cao' của Kendall Jenner
- ·Đối tượng được miễn thi, đặc cách tốt nghiệp
- ·Hôm nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4
- ·Thông báo Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII
- ·4.400 tỉ đồng phát triển giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số
- ·FPT sẽ đầu tư ít nhất 300 tỷ đồng cho trí tuệ nhân tạo trong 3 năm tới
- ·Nhận định, soi kèo Bodrum vs Antalyaspor, 23h00 ngày 12/4: Nỗ lực trụ hạng
- ·Tổng Bí thư: Thành tựu đạt được rất lớn nhưng nhìn vào thực chất cũng rất lo
- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM công bố ngưỡng điểm xét tuyển đại học năm 2018 theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2018. Mức điểm các ngành dao động từ 15-18 điểm.Điểm chuẩn các trường công an, quân đội sẽ giảm" alt="Điểm sàn xét tuyển đại học 2018 Trường ĐH Công nghệ TP.HCM từ 15" />
- Chiều 16/7, ông Phạm Thành Đồng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình cho biết, đang cho người kiểm tra, xác minh sự việc trường Chu Văn An, TP Đồng Hới có quy định buộc giáo viên muốn xin nghỉ việc phải báo trước 5 năm.
Trường Chu Văn An tại TP Đồng Hới, Quảng Bình
Không báo trước 5 năm, phải nộp tiền mới được nghỉ việc
Mặc dù đã nghỉ việc sau 1 năm công tác tại trường Chu Văn An,nhưng đến nay, cô Bùi Thị Hà My (giáo viên dạy môn Văn tại Trường THCS Chu Văn An (thuộc hệ thống giáo dục Chu Văn An), từ tháng 3-2017 đến tháng 4-2018) vẫn chưa nhận được bằng gốc đại học do bị nhà trường giữ.
Trước khi vào giảng dạy tại đây, cô My đã ký một bản hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhà trường trong đó có nội dung giáo viên muốn nghỉ việc phải báo trước 60 tháng (5 năm).
Nếu không báo trước, giáo viên phải nộp phạt cho trường khoản tiền bằng 12 tháng lương cao nhất, trả lại luôn cho trường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà trường đã đóng cho giáo viên đó trong thời gian làm việc.
Khi vào làm việc, trường còn giữ luôn bằng tốt nghiệp đại học gốc. Nếu không thực hiện việc báo trước hoặc đền tiền như yêu cầu của nhà trường thì giáo viên sẽ bị giữ luôn bằng gốc đến khi nộp đủ mới được lấy ra.
Theo tính toán, tổng số tiền cô My phải nộp nếu muốn nghỉ việc là hơn 60 triệu đồng.
"Tôi thấy quá vô lý, vì số tiền mà trường bắt nộp phạt nhiều hơn tổng số tiền mà nhà trường trả cho thời gian tôi dạy tại đây. Một năm qua coi như làm không công, gia đình tôi cũng không khá giả gì nên chưa “xoay” được tiền để nộp”, cô My cho biết.
Không chỉ có cô My, hiện nay toàn bộ hơn 100 giáo viên, nhân viên đang làm việc trong trường đều có HĐLĐ với những điều khoản như trên.
Cô Phan Thị Quỳnh Thi ký HĐLĐ tương tự vào dạy môn tiếng Anh ở trường này từ tháng 8-2017, không có thời gian thử việc. Khoảng ba tháng sau, cô này xin được chấm dứt HĐLĐ cũng nhận được câu trả lời như trường hợp cô My.
Không có tiền nộp phạt, cô Thi vẫn để lại bằng gốc ở trường. Hiện cô Thi phải nhờ người quen xin vào làm ở một trung tâm ngoại ngữ nhỏ tại TP Huế để mưu sinh.
"Khi ký HĐLĐ vào làm việc, tôi cũng không rành về Bộ luật lao động nên nghĩ đó là quy định chung. Đến khi xin nghỉ việc mới "tá hỏa" là những quy định trong hợp đồng này có quá nhiều chỗ trái Bộ luật lao động" - cô Thi bức xúc.
Muốn giáo viên có trách nhiệm và gắn bó với trường
Bà Đặng Thị Trà, Chủ tịch hội đồng trường hệ thống giáo dục Chu Văn An xác nhận có HĐLĐ nói trên.
Cũng theo bà Trà, trước đây nhà trường chỉ có quy định nghỉ việc báo trước 45 ngày, tuy nhiên sau khi vào giảng dạy tại trường, có những trường hợp phải đào tạo giáo viên cả năm trời nhưng nhiều giáo viên vừa dạy vẫn vừa đi thi viên chức nơi khác. Chỉ cần đậu là bỏ ngang nên nhà trường không tìm được giáo viên thay thế.
“Từ đầu năm học 2016, nhà trường đã tăng thời gian báo trước từ 1 lên đến 5 năm. Trước cô Hà My cũng có nhiều trường hợp xin nghỉ việc trước thời hạn, tuy nhiên họ vẫn công tác đến khi nhà trường tìm được người thay thế.
Khi có người mới họ vẫn nghỉ bình thường và không cần đền bù khoản nào. Còn cô My vì cô muốn nghỉ luôn nên nhà trường mới yêu cầu xử lý theo HĐLĐ đã ký”, bà Trà nói.
Bà Trà cũng khẳng định, từ khi ra quy định đó đến nay chưa có giáo viên nào phải bỏ tiền để lấy bằng ra.
“Còn về trường hợp cô Thi, cô là giáo viên dạy tiếng Anh nhưng bị hiệu phó phụ trách chuyên môn đánh giá là không đủ năng lực, khi nghe thông tin có đề xuất lên Ban giám hiệu chuẩn bị cắt hợp đồng thì cô đã bỏ ngang để đi Huế, nhà trường mời về làm việc nhưng chưa được”, bà Trà cho biết thêm.
Theo bà Trà, lý do nhà trường đặt ra những quy định này trong HĐLĐ chỉ để giáo viên có trách nhiệm và gắn bó với trường, kể cả việc đền tiền.
Trao đổi với VietNam Net, luật gia Phan Thúc Định, hãng luật Giải Phóng, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết, thỏa thuận này bị vô hiệu vì trái quy định của pháp luật.
Vì theo Luật lao động, giáo viên được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ và chỉ cần báo trước 45 ngày chứ không phải chờ đến 5 năm. Việc trường giữ bằng gốc và bắt đền tiền cũng không đúng khi giáo viên chỉ cần nộp bản sao bằng tốt nghiệp và bồi thường nửa tháng tiền lương khi có báo trước đủ thời gian đó.
Vì HĐLĐ là thỏa thuận giữa 2 bên nên cũng liên quan đến Bộ luật dân sự, tuy nhiên thỏa thuận phải nằm trong phạm vi quy định của pháp luật và không vượt quá giới hạn quy định của pháp luật.
Có những sự việc có sự chồng chéo giữa 2 luật với nhau nên phải áp dụng luật chuyên ngành, trong trường hợp này phải áo dụng Bộ luật lao động.
Hải Sâm
Giám định thương tích cô giáo bị phụ huynh đánh thủng màng nhĩ
Cô giáo bị phụ huynh đánh thủng màng nhĩ tại Quảng Nam vừa được cơ quan chức năng giám định thương tích, nếu tỷ lệ thương tích trên 11% sẽ khởi tố bị can.
" alt="Cô giáo phải đền bù 60 triệu vì nghỉ việc không báo trước 5 năm" />- Ngày 26/6, VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề "kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp" với các khách mời đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn nhân lực và lãnh đạo các doanh nghiệp, công ty lớn.
Là một chủ đề "nóng", chương trình đã nhận được hơn 200 câu hỏi và kéo dài thêm 30 phút so với dự kiến.
Nhiều vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam đã được thảo luận. VietNamNet sẽ lần lượt đăng tải nội dung của bàn tròn này.
Khách mời:
Ông Christian Bodewig, chuyên gia kinh tế cao cấp và điều phối viên quốc gia về phát triển con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám Đốc Thường Trực - Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
BàPhạm Thị Hồng Ánh, Giám đốc Nhân sự, Công ty Ernst & Young Việt Nam.
(xem thông tin chi tiết về khách mời TẠI ĐÂY)
Trong phần đầu tiên của chương trình được giới thiệu dưới đây, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra "một tin tốt" của giáo dục Việt Nam, đồng thời cũng không né tránh những vấn đề tụt hậu trong khu vực.
Bàn tròn trực tuyến với chủ đề kỹ năng cần thiết cho sinh viên để thành công với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới và lãnh đạo các tập đoàn lớn đang hoạt động tại Việt Nam diễn ra sôi nổi. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhà báo Hạ Anh: Xin kính chào quý vị! Năm 2012, VietNamNet đã tổ chức buổi trực tuyến “Từ gạo đến robot, Việt Nam đã chuẩn bị gì cho nguồn nhân lực tương lai”, trong đó Ngân hàng Thế giới có giới báo cáo khảo sát thực trạng nhân lực ở 350 doanh nghiệp Việt Nam. Có mặt ở đây là ông Christian, ông có thể chia sẻ một số thông tin cơ bản từ bản báo cáo đó.
Ông Christian Bodewig:Xin cảm ơn rất nhiều đã cho chúng tôi cơ hội tham dự thảo luận này.
Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát với các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trọng tâm của khảo sát này là để tìm hiểu xem các nhà tuyển dụng cần những loại kỹ năng gì ở người lao động.
Sự đặc biệtcủa khảo sát này là phân biệt các loại kỹ năng khác nhau.
Khảo sát đặt ra câu hỏi về các loạikỹ năng liên quan tới chuyên môn, kỹ thuật. Chẳng hạn, người lao động có khả năng làm việc như một kỹ thuật viên ngành điện hay không, hoặc có kỹ năng để làm kỹ sư hay không.
Nó cũng đặt câu hỏi về kỹ năng đọc viết, nhận biết vấn đề, tư duy phản biện.
Khảo sát này còn đặt vấn đề về những kỹ năng liên quan tới hành vi, những kỹ năng mềm như: giao tiếp, làm việc theo nhóm…
Ngoài ra, những câu hỏi về tầm quan trọng của các kỹ năng như kỹ năng nhận thức, kỹ năng hành vi…cũng được đề cập tới
Nhà tuyển dụng nói rằng các kỹ năng này rất quan trọng. Chẳng hạn, lãnh đạo là kỹ năng hết sức quan trọng đối với những người làm công việc văn phòng, hay khả năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất quan trọng đối với cả “công nhân cổ trắng” hay người làm công việc tay chân.
Còn kỹ năng tư duy phản biện cũng hết sức quan trọng với những người làm công việc văn phòng, hay kỹ năng giao tiếp cũng là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng rất mong chờ ở người lao động.
Những kỹ năng này, người lao động có thể thu được thông qua quá trình học phổ thông chứ không phải là thứ học được ở trường đại học hay dạy nghề.
Ông Christian Bodewig: Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Các nhà tuyển dụng nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học và các ứng viên xin làm công việc văn phòng không phải đã có được tất cả các kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.
Như vậy, chúng ta thấy rằng, có sự thiếu khớp nối giữa mong muốn của nhà tuyển dụng với những kỹ năng mà người lao động có được.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao đảm bảo được hệ thống giáo dục có thể giúp cho người lao động có được tất cả các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc, nhưng đồng thời cũng có được các kỹ năng về hành vi cũng như là kỹ năng về nhận thức mà người sử dụng lao động mong muốn?
Làm sao để ‘nhà trường’ và ‘nhà tuyển dụng’ gần nhau hơn? Đây là một chủ đề nóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Nhà báo Hạ Anh:Như anh Christian vừa nói thì “chủ đề này không chỉ nóng ở Việt Nam mà còn nóng ở thế giới nữa’. Trong chương trình hôm nay còn có ông Luis Benveniste, Giám đốc phụ trách Giáo dục, Ban Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông có thể cung cấp một cách tổng quan và ngắn gọn nhất cho độc giả Vietnamnet những thông tin về “độ nóng” này ở khu vực.
Ông Luis Benveniste:Đúng như chị nói, đây là một chủ đề hết sức quan trọng trong khu vực. Các nước trong khu vực rất mong muốn tập trung vào đề đào tạo cho người lao động có được những kỹ năng mà người sử dụng mong muốn.
Tôi nghĩ rằng, một ý hết sức quan trọng và cũng liên quan đến điều mà ông Christian đã nói lúc nãy, đó là chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm.
Thay vì chỉ chú trọng đến số năm mà người lao động đã đi học cũng như loại bằng cấp mà họ có được thông qua thời gian học tập ấy, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó.
Một đặc điểm cũng rất thú vị trong công trình nghiên cứu ở khu vực này đó là giúp chúng tôi có thể đối chuẩn về hiện trạng của Việt Nam so với tình hình ở các nước kháccó cùng trình độ phát triển hoặc những nước lân cận ở trong khu vực; để chúng tôi có thể hiểu tổng thể xem các nước đang ở giai đoạn nào và họ có những điểm mạnh, điểm yếu gì.
Một ý nữa là, công trình nghiên cứu này cho phép chúng tôi khớp nối giữa thế giới nơi học đường với thế giới việc làm.
Ông Luis Benveniste: "Chúng ta phải chú trọng nhiều hơn nữa đến kỹ năng, năng lực mà người lao động có thể thu được sau những năm học tập đó". Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhà báo Hạ Anh:Ông vừa đưa ra một thông tin tôi nghĩ cũng khá thú vị. Đó là báo cáo này cung cấp một đối chuẩn của Việt Nam với thị trường lao động khu vực. Nói một cách ngắn gọn nhất thì ông có thể cho biết trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức độ nào trong khu vực?
Ông Luis Benveniste:Chúng tôi đã kiểm tra trình độ, kỹ năng của người lao động ở độ tuổi từ 15 đến 64 ở Việt Nam, Vân Nam (Trung Quốc), Lào, Sri Lanka, Bolivia.
Một trọng tâm là kiểm tra trình độ đọc hiểu của người lao động.
Theo đó, những người trưởng thành làm việc ở Việt Nam cũng như ở Vân Nam (Trung Quốc) có khả năng đọc tốt hơn rất nhiều so với những người trưởng thành trong lực lượng lao động ở Lào, Sri Lanka và Bolivia.
Những bằng chứng từ nghiên cứu này cũng như những nghiên cứu khác cho thấy,kỹ năng về tính toán cũng như kỹ năng đọc viết của người lao động Việt Nam rất tốt.
Và đây là một điểm mạnh của Việt Nam. Có lẽ, đây cũng là một lý do mà Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất nhanh chóng, đặc biệt là về tăng trưởng kinh tế cũng như các khía cạnh khác trong 20 năm vừa qua.
Đây là điểm mà chúng ta rất cần nói đến, bởi vì thường người dân Việt Nam rất hay phê phán hệ thống giáo dục. Nhưng bằng chứng ở nghiên cứu này cũng cho thấy, đây là một tin tốt xét từ khía cạnh này.
Một điều nữa là chúng tôi cũng so sánh những bộ phận khác nhau của hệ thống giáo dục ở Việt Nam với những bộ phận khác nhau ở các hệ thống giáo dục ở các nước khác.
Ví dụ, chúng tôi so sánh hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam với hệ thống đào tạo nghề ở Singapore và Hàn Quốc; không chỉ giai đoạn hiện nay mà nhiều giai đoạn khác nhau, trong vòng 30 năm vừa qua.
Nếu xét về khía cạnh là sự trao đổi thông tin, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề thì Việt Nam hiện nay không làm tốt bằng so với hệ thống đào tạo nghề ở Hàn Quốc và Singapore. Đồng thời, Việt Nam cũng không làm tốt bằng Hàn Quốc và Singapore cách đây khoảng 20 năm, xét ở khía cạnh này.
Vì vậy, có nhiều điểm mà Việt Nam cần cải thiện để tiến bộ hơn nữa. Để làm sao ở cấp cao của hệ thống giáo dục có thể xây dựng được những hệ thống đảm bảo người lao động có được những kỹ năng phù hợp với công việc, để họ có thể thành công trong thị trường.
Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới vấn đề mà các ông vừa nêu, bạn đọc Bùi Hoàng Ly có câu hỏi: “Nhiều doanh nghiệp nước ngoài hay các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư hay hoạt động tại Việt Nam thường “thuê ngoài” ở các nước cùng khu vực như Thái Lan, Malaysia - thậm chí, tại các nước có nền kinh tế ngang tầm Việt Nam như Indonesia hay Philippines - thay vì tìm kiếm nhân lực chính tại Việt Nam. Vậy đây có phải là một thực tế phổ biến hay không và sự khác biệt trình độ, kỹ năng, thái độ làm việc giữa nhân lực của Việt Nam và các nước đó là gì?”
Ông Christian Bodewig:Vâng, đây là một câu hỏi khó đấy!
Chúng ta thấy, doanh nghiệp thường đưa ra các quyết định đầu tư hoặc có những hoạt động ở các nước khác nhau dựa trên một số tiêu chí cũng như sự cân nhắc cụ thể của họ. Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng đang làm rất tốt trong việc thu hút các công ty quốc tế hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các tên tuổi rất lớn như Intel, Samsung, Toyota hay General electric. Đây là những tên tuổi rất lớn, đã lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Họ đã đến Việt Nam đầu tư là một tín hiệu tốt.
Ông Christian Bodewig: "Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố để cân nhắc; nhưng ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác nữa". Ảnh: Lê Anh Dũng
Chẳng hạn như trong việc tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với trường đại học hay các trường đào tạo nghề. Tất nhiên, những công ty này có kinh nghiệm lâu năm trong việc tuyển dụng nhân sự cũng như hợp tác với các trường đại học, cơ sở đào tạo. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể học theo.
Một số tổng giám đốc điều hành của những công ty quốc tế hay những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà tôi trao đổi cũng nói những ý rất tương đồng với kết quả của nghiên cứu này.
Họ nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam không có được những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công việc được cập nhật nhất hay thực tế nhất để có thể bắt tay vào công việc ngay từ ngày đầu sau khi được tuyển dụng.
Đồng thời, không phải lúc nào người lao động cũng có những kỹ năng, khả năng tư duy phản biện hay kỹ năng giải quyết vấn đề tốt như ở các nước khác trên thế giới.
Khi nhận thức được điều này, các công ty quốc tế cũng có những hành động hợp tác, bắt tay với trường đại học để hai thế giới ấy gần với nhau hơn.
Như vậy, họ cũng giúp tăng cường chất lượng của các sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc của mình.
Ông Lê Tiến Trường: "Trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại". Ảnh: Lê Anh Dũng
Nhà báo Hạ Anh:Liên quan tới câu chuyện giáo dục trong nước - quốc tế, có một câu hỏi của bạn đọc Hoàng Lê Phương gửi tới khách mời Lê Tiến Trường: Ông có thể cho biết vì sao chưa có cơ sở đào tạo đại học nào ở Việt Nam nằm vào top 200 những trường đại học tốt nhất trên thế giới; trong khi đó Viêt Nam thường soán ngôi "top ten" trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn Toán, Lý, Hóa... ở bậc phổ thông?
Ông Lê Tiến Trường: Trước hết, tôi không phải là một chuyên gia giáo dục chuyên nghiệp, cho nên việc bàn luận mang tính chất quan điểm cá nhân.
Tôi nghĩ là cũng dễ hiểu giữa chuyện kết quả đỉnh cao và một mặt bằng diện rộng. Một ngôi trường nằm trong top giáo dục của thế giới có nghĩa là đứng về mọi mặt, kể cả chương trình, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chất lượng của học viên – tất cả hệ thống đó phải hoàn chỉnh. Thế còn, trong 3 vạn sinh viên có 1 - 2 sinh viên giỏi ở mức xuất sắc thì không đủ để đánh giá chất lượng của 3 vạn người còn lại.
Tôi làm sản xuất nhiều năm thì cũng hiểu đó là nguyên tắc của kiểm soát chất lượng thôi. Có 1 - 2 sản phẩm xuất sắc thì gọi là sản phẩm dị biệt, chứ không phải là sản phẩm phổ biến. Bao giờ 90% sản phẩm tạo ra ở các cơ sở đào tạo đạt mức chất lượng cao thì đấy sẽ là một cơ sở đào tạo chất lượng cao. Chuyện này không có gì là phi logic cả.
(còn tiếp)
- Thực hiện:Ban Giáo dục
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (bên phải) tặng quà lưu niệm cho Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara (bên trái) trong buổi hội đàm tại Hà Nội tháng 6/2022. Ảnh: Giang Phạm Thông qua các buổi làm việc, tiếp xúc, nhiều bản ghi nhớ (MoU) và chương trình hợp tác quan trọng đã liên tục được triển khai, ký kết nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác bền chặt, hữu nghị, thủy chung giữa Việt Nam - Lào trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (bên trái) ký kết biên bản hợp tác với Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Bosengkham Vongdara (bên phải) trong chuyến công tác tại Lào năm 2019. Ảnh: Giang Phạm Trong năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ký các Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021-2025 với hai cơ quan ngang cấp là Bộ Thông tin, Văn hoá và Du lịch cùng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào.
Theo đó, ở lĩnh vực thông tin, Việt Nam và Lào sẽ tổ chức trao đổi đoàn các cấp và đoàn phóng viên báo chí hai nước. Việt Nam hỗ trợ đào tạo cho Lào về báo chí, xuất bản, trao đổi chương trình phát thanh truyền hình, xuất bản phẩm. Song song đó là những chương trình thúc đẩy cơ quan báo chí hai nước hợp tác đưa tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (bên phải) tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara (bên trái) tại Hà Nội tháng 6/2022. Ảnh: Giang Phạm Trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam cùng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào chia sẻ thông tin về chính sách quản lý bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện, an toàn thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đào tạo nâng cao năng lực. Đồng thời, hai Bộ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp ICT hai nước tăng cường hợp tác kinh doanh.
Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề nghị với Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara về việc xây dựng chương trình đối tác số, tạo ra sự hợp tác toàn diện trong lĩnh vực công nghệ số giữa hai bên.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Bộ trưởng Boviengkham Vongdara tại Hà Nội tháng 6/2022. Ảnh: Giang Phạm Nhân dịp này, hai nước cũng ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bưu điện Việt Nam và Bưu chính Lào nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực bưu chính.
Hai bên thống nhất phạm vi hợp tác gồm phát triển kinh doanh song phương trong dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh (EMS), gói nhỏ TMĐT (e-packet) và dịch vụ logistics.
Việt Nam và Lào hợp tác triển khai giao nhận chuyển thư đường bộ qua cửa khẩu theo các quy định của UPU, ASEAN về nghiệp vụ, truyền nhận dữ liệu EDI, thanh toán quốc tế; thúc đẩy hợp tác song phương trong dịch vụ tài chính bưu chính, tem bưu chính; nghiên cứu, hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính; đào tạo, trao đổi cán bộ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về bưu chính giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Bưu chính Lào. Ảnh: Giang Phạm Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (Việt Nam) và công ty Best Telecom (Lào) đã ký kết hợp tác chiến lược trong nghiên cứu, xây dựng và phát triển một số dự án CNTT tại Lào.
Tại các buổi làm việc, tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, lãnh đạo hai bên đều đánh giá cao kết quả hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông giữa hai nước thời gian qua. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn Lào như đối với những người anh em ruột thịt.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT và Công ty Best Telecom trong lĩnh vực ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Trong thời gian tới, Việt Nam và Lào sẽ đưa mối quan hệ đối tác giữa hai nước trong lĩnh vực thông tin truyền thông lên tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và tình hình phát triển của mỗi nước, bắt kịp với xu thế của khu vực và thế giới.
Nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Đoàn công tác Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 14-18/12 tới.
Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).
Theo dự kiến, trong lịch trình chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, bao gồm chương trình tọa đàm giữa hai Bộ trưởng với cán bộ ngành ICT hai nước.
Hợp tác Việt - Lào đem dịch vụ số đến với mỗi người dân LàoViệc hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam và Lào đã đem dịch vụ di động, Internet và CNTT đến cho doanh nghiệp, người dân Lào." alt="Lĩnh vực Thông tin và Truyền thông là điểm sáng trong mối quan hệ Việt" />
- ·Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui
- ·Điểm thi THPT quốc gia 2018: Hà Nội có 46 điểm 10, vắng bóng Toán và Văn
- ·Triển lãm LG OLED ART
- ·Thêm một mùa...'nói không với khối C'
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
- ·Khó khăn trong việc quản lý người dùng sau quy trình xác thực bảo mật
- ·Bí quyết làm tóc xoăn nhẹ nhàng cho nàng tiểu thư
- ·Trễ bay hơn 2 tiếng vì cơ trưởng muốn ăn sandwich
- ·Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4: Chủ nhà mở hội
- ·Hôm nay, Quốc hội khai mạc Kỳ họp thứ 8, bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước