Đáp ứng nhu cầu khách hàng cao cấp
Từ năm 2006, Viễn thông Hà Nội đã xây dựng cấu trúc mạng truy nhập băng rộng để cung cấp dịch vụ ADSL cho khách hàng và mạng truyền tải IP (mạng Metronet). Sau khi được VNPT phê duyệt, quý 4/2007, mạng Metronet được triển khai xây dựng với thiết bị của Cisco và được Công ty CT-IN xây lắp. Tháng 5/2008, Viễn thông Hà Nội đã đưa mạng Metronet vào phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ chất lượng cao. Viễn thông Hà Nội cho biết, việc triển khai mạng Metronet là bước để IP hóa mạng lưới trên địa bàn Hà Nội. Trước mắt, mạng Metronet có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và tiến tới cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng của VNPT như IPTV, VoIP, mạng riêng ảo… Ngoài ra, dịch vụ này sẽ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng VIP sử dụng dịch vụ chất lượng cao như ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, các doanh nghiệp lớn hay các sở ban ngành cần có kết nối băng thông rộng chất lượng cao.
Viễn thông Hà Nội cho biết, với mạng TDM cũ không thể cung cấp các truy nhập băng rộng tới Gbps cho khách hàng, nhưng mạng Metronet cung cấp hạ tầng băng rộng để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao tới 50 Gbps, đáp ứng đầy đủ băng thông cho khách hàng. Chẳng hạn các chi nhánh Ngân hàng trước đây chỉ thuê truyền dẫn cao nhất đến 2 Mbps, nhưng với Metronet khách hàng có thể thuê đường truyền kết nối lên tới 1 Mbps. Mạng Metronet được triển khai trên nền mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao và có khả năng cung cấp cho khách hàng cả 3 dịch vụ cùng lúc là thoại, dữ liệu và video. Trong tương lai, mạng Metronet sẽ đóng vai trò là các điểm kết nối chuyển tải lưu lượng IP cho mạng di động băng rộng như 3G hay WiMAX. Với việc cung cấp kết nối băng rộng có độ bảo mật rất cao, hoạt động ổn định, chỉ trong vòng 2 tháng cung cấp dịch vụ, đã có gần 100 khách hàng sử dụng dịch vụ. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như như; Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Yamaha Việt Nam, VinaGame, Quang Minh DEC…
" alt=""/>Metronet sẵn sàng cho mạng di động băng rộngTheo Bộ TT&TT, trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số, một số nước đã nhận ra cơ hội để sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình.
Tại Việt Nam, kinh tế số và xã hội số thời gian qua phát triển tự phát nhưng tăng trưởng khá nhanh. Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bộ TT&TT cũng nhận định, chúng ta đang có những cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế số. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vươn lên.
Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăng nhanh sẽ tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số.
Việt Nam còn nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh tế số và xã hội số Việt Nam cũng đang đối mặt với những tồn tại, hạn chế và thách thức lớn như: hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh, các nền tảng số Make in Vietnam còn non trẻ lại bị cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài… và đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bộ TT&TT cho rằng, các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có chiến lược để định hướng, dẫn dắt của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số làm căn cứ để huy động rộng rãi các nguồn lực của các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc rất cần thiết.
Tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã đặt các mục tiêu rất cao cho phát triển kinh tế số, xã hội số, cụ thể đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% số xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số CNTT (IDI) và chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)." alt=""/>Xây dựng xong Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số trong tháng 8Tuy vậy theo một khảo sát về nơi làm việc trên toàn cầu của Cisco, 95% người lao động chưa thật sự thoải mái khi quay lại văn phòng do lo ngại về dịch Covid-19. Mối lo ngại hàng đầu là 64% số người được hỏi không muốn chạm vào các thiết bị văn phòng dùng chung, tiếp theo là lo ngại về việc đi trong thang máy đông người (62%) và dùng chung bàn làm việc (61%). Điều đó thúc đẩy các DN chuẩn bị sẵn sàng cho môi trường làm việc kết hợp, đặc biệt là bộ phận CNTT, làm sao để mang lại trải nghiệm hấp dẫn và an toàn đồng nhất trong cả hai môi trường - tại văn phòng và từ xa, sẵn sàng cho giai đoạn bình thường mới - làm việc trong và sau đại dịch Covid-19.
Tại Việt Nam, dù hầu hết các DN đã làm việc toàn thời gian, nhưng với những nguy cơ tiềm ẩn từ đại dịch, cũng như những yêu cầu mới từ kinh doanh, môi trường làm việc kết hợp giúp nhân viên có thể vừa làm việc tại văn phòng và từ xa đã trở thành một xu thế tất yếu, giúp DN sẵn sàng hồi phục và chuẩn bị cho tương lai.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho môi trường làm việc kết hợp
Khi làm việc kết hợp, các DN cần chuẩn bị môi trường làm việc an toàn và bảo mật, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn và các giải pháp mới, đồng thời cần giảm thiểu và tiết kiệm chi phí.
Theo kết quả cuộc khảo sát của Cisco, 96% DN cho biết họ cần công nghệ thông minh để cải thiện môi trường làm việc khi đưa nhân viên trở lại.
Nên bắt đầu từ đâu?
Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG), những thay đổi mạng lớn nhất bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 là việc tích hợp quản lý mạng và bảo mật (32%); cải thiện hỗ trợ cho người làm việc từ xa (30%); khả năng tăng cường tự động hóa, hiển thị và phân tích mạng (28%). Vậy làm thế nào có thể giải quyết những vấn đề này khi xây dựng môi trường làm việc kết hợp?
Mạng DN đáng tin cậy
Cần kiểm tra để xây dựng hệ thống mạng kết nối trong DN có tính thích ứng và bảo mật cao:
Định hình lại kết nối mạng:Khi làm việc kết hợp, mọi người sẽ kết nối nhiều qua video, cần đảm bảo mạng có dây và không dây kết nối an toàn, hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động văn phòng, nâng cao trải nghiệm làm việc của nhân viên.
Củng cố bảo mật:Tự động hóa việc quản lý chính sách bảo mật, vi phân khúc và xác thực zero-trust (“không tin tưởng bất kỳ ai”) để tất cả các thiết bị/người dùng tự động được xác thực và được cấp quyền truy cập vào những tài nguyên mà thiết bị/người dùng được phép.
Đem lại trải nghiệm CNTT hoàn toàn mới:AIOps được hiện thực hóa cho các hoạt động mạng. Tất cả các công cụ đều sẵn sàng khắc phục sự cố và ưu tiên khắc phục từ “người dùng/thiết bị đến ứng dụng” - dù ở bất kỳ nơi đâu.
Bộ phận mạng của Cisco tiết lộ những chuẩn bị cần thiết khi làm việc kết hợp.
Mạng hỗ trợ làm việc từ xa an toàn
Trong môi trường làm việc kết hợp, ưu tiên hàng đầu là đem lại trải nghiệm tối ưu cho những nhân viên làm việc từ xa/tại nhà.
Làm việc tại nhà:Cung cấp kỹ thuật plug-and-play (cho phép các thiết bị ngoại vi cắm vào máy tính và hoạt động ngay lập tức mà không cần thay đổi các file cấu hình hệ thống) và chính sách tự động hóa cho phép các nhân viên làm việc từ xa có thể kết nối dễ dàng, an toàn với mạng công ty mà không cần thiết lập VPN.
Văn phòng tại nhà:Những người muốn biến mạng tại nhà thành một “chi nhánh của DN” có thể tạo kết cấu zero-trust từ điểm đầu tới điểm cuối và kết nối mạng luôn bật để trải nghiệm ứng dụng đa đám mây nâng cao.
Truy cập an toàn vào các ứng dụng đám mây và SaaS (phần mềm như một dịch vụ)
Việc chuyển sang làm việc kết hợp, cùng với sự chuyển dịch nhanh chóng sang đám mây và các ứng dụng biên, đòi hỏi cách tiếp cận mới cho CNTT nhằm mang lại trải nghiệm an toàn bất kể người dùng/ứng dụng đang ở đâu. Cách tiếp cận mới này là sự kết hợp của các công nghệ SD-WAN (triển khai mạng diện rộng - sử dụng mạng điều khiển bởi phần mềm) và bảo mật đám mây, hình thành kiến trúc Secure Access Service Edge (SASE - kiểm tra tất cả lưu lượng truy cập để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng). Kết quả cuộc khảo sát của Gartner năm 2019 ước tính khoảng 40% DN sẽ có chiến lược rõ ràng trong việc ứng dụng SASE vào năm 2024.
SD-WAN:Có nhiều cách để bắt đầu ứng dụng kiến trúc SASE toàn diện, SD-WAN là lựa chọn sáng suốt để bắt đầu. SD-WAN là cách thức an toàn, đầy đủ và hiệu quả để truy cập vào cả môi trường SaaS và IaaS (cơ sở hạ tầng như một dịch vụ), với nhiều tùy chọn triển khai và bảo mật.
SASE:Kiến trúc SASE toàn diện bao gồm các chức năng mạng và bảo mật trong đám mây mang lại quyền truy cập an toàn vào các ứng dụng, ở bất kỳ nơi nào người dùng làm việc. Ngoài SD-WAN, SASE bao gồm các dịch vụ bảo mật như tường lửa như một dịch vụ, cổng truy cập web an toàn (SWG), giải pháp cung cấp bảo mật truy nhập đám mây (CASB), truy cập mạng “không tin bất kỳ ai” (ZTNA).
Môi trường làm việc kết hợp an toàn sẽ là xu thế tất yếu của tương lai, đặc biệt sau giai đoạn bình thường mới. Mỗi DN cần chuẩn bị cho hệ thống CNTT của mình để xây dựng một môi trường làm việc kết hợp thành công cho văn phòng, cửa hàng, phòng khám, hoặc bất cứ nơi nào được gọi là ngôi nhà thứ hai.
(Nguồn: Raakhee Mistry, Cisco)
" alt=""/>Mô hình làm việc kết hợp