Tuy nhiên, Lucian lại là một trường hợp hoàn toàn khác biệt. Chỉ có duy nhất một tuyển thủ tại LCS Bắc Mỹ có thể liên tục sử dụng vị tướng này – và đó là Heo "Huni" Seung-hoon khi anh này đánh dấu màn quay trở lại đấu trường LMHTsố một Bắc Mỹ đầy ấn tượng trong màu áo Echo Fox.
Không quan trọng Lucian mạnh yếu thế nào trong meta, Huni luôn biết cách tận dụng tối đa tiềm năng của Kẻ Thanh Trừng và chứng minh cho tất cả thấy rằng đây là một “lựa chọn bỏ túi” chính xác.
Ví dụ như trong trận gặp FlyQuestvào sáng hôm qua (21/01), Lucian được coi là một sự lựa chọn tệ hại ở đường dưới, và quãng thời gian vị tướng này được sử dụng trong vai trò Sát Thủ đường giữa đã qua từ cách đây sáu tháng rồi…
Tỉ lệ thắng của Lucian ở cả ba đường trên, đường giữa và đường dưới đều ở mức thảm hại – theo số liệu thống kê của trang OP.gg.
Huni đã có màn chào hỏi các khán giả của LCS Bắc Mỹ không thể đáng nhớ hơn
Nhưng như đã nói, Huni chấp nhận thử thách và vẫn tin tưởng vào quyết định của anh.
Cựu tuyển thủ của SK Telecom T1 đã lựa chọn lối xây dựng Đấu Sĩ với Gươm của Vua Vô Danh và
Rìu Đen – khá phổ biến ở những người chơi Lucian hồi đầu năm 2017.
Chút ít chống chịu cùng khả năng dồn sát thương tốt giúp Huni sẵn sàng làm khó các tướng Đỡ Đòn là Alistar và Jarvan IV bên phía địch.
Mặc dù có lối xây dựng thông minh nhưng Lucian của Huni vẫn phải vấp phải những gì mạnh mẽ nhất ở metagame hiện tại. Gangplank được coi là một trong những lựa chọn phổ thông nhất ở cả đấu trường chuyên nghiệp lẫn Xếp Hạng Đơn nhờ Ngọc Siêu Cấp Đạo Tặc.
Gangplank sở hữu sức mạnh dồi dào và những pha “nối” Thùng Thuốc Súng (E) trứ danh của hắn ta có thể khiến kẻ địch khốn khổ từ khoảng cách rất xa. Lucian, vốn là một vị tướng có tầm gây sát thương ngắn ngủi, hoàn toàn có thể bị Gangplank uy hiếp – ít nhất về mặt lý thuyết.
Khởi đầu, những cú lướt giúp cho Lucian tránh né khỏi những pha nổ thùng một cách tương đối dễ dàng, khác biệt lớn so với các tướng đường trên. Thời gian hồi chiêu của bộ kỹ năng mà Lucian sở hữu cũng khá ngắn ngủi, điều đó buộc Gangplank phải tính toán thật kỹ trước khi đặt thùng và thực hiện cú combo sao cho hiệu quả nhất.
Sức sát thương của Lucian cũng khá “ghê”. Và khi mà meta đang không ủng hộ Kẻ Thanh Trừng nằm trong top những vị tướng Xạ Thủ có sát thương mạnh nhất, nhưng nó vẫn rất có hiệu quả khi được đưa lên đường trên.
Lucian trong tay Huni luôn tỏ ra đặc biệt hiệu quả dù ở bất cứ thời điểm nào
So sánh với Gangplank, vị tướng phải nghĩ tới nhiều trang bị thiên về chống chịu và máu như Móng Vuốt Sterak hay Tam Hợp Kiếm, thì lại không có gì để gia tăng khả năng trụ đường để dự phòng những pha lao lên bắn phá của Lucian.
Bởi lẽ đó, một Lucian “nửa nạc nửa mỡ” với Gươm Vô Danh và Rìu Đen có thể khiến cho Gangplank khóc ròng.
Sát thương của Gangplank khoảng đầu trận cũng khá là buồn cười. Và mỗi khi hắn ta hụt combo, đồng nghĩa với việc Gangplank sẽ thua thế trong những pha trao đổi chiêu thức với Lucian.
Huni với Lucian là tuyển thủ kiếm được nhiều Vàng nhất trong trận đấu giữa EF vs FLY
Sau khi vượt qua lần lượt Lee "Flame" Ho-jong của FLY và mới đây nhất là Colin "Solo" Earnest thuộc biên chế Clutch Gaming cách đây ít phút, Huni sẽ tiếp tục bước vào “kèo” đấu được đánh giá là khó khăn hơn rất nhiều với Eric "Licorice" Ritchie của Cloud9.
Liệu chúng ta có được chứng kiến thêm nhiều lần nữa Huni đem vào Lucian đường trên không?
Chịu (Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Huni chơi Lucian đường trên trong màn quay trở lại LCS Bắc Mỹ"Trận cầu đinh" của vòng đấu đầu tiên VCS Mùa Xuân 2018
GAM sẽ khởi đầu mùa giải mới với những sự hoài nghi nhất định khi họ đã lần lượt chia tay hai trụ cột là đường giữa Trần “Optimus” Văn Cường cùng đi rừng Đỗ “Levi” Duy Khánh và tin dùng một đội hình non trẻ.
Tuy nhiên, GAM vẫn còn đó HLV Trưởng Dương “Tinikun” Nguyễn Duy Thanh, người được coi là “kiến trúc sư trưởng” đã đưa GAM đến được với vòng bảng CKTG 2017 và thống trị LMHT khu vực Đông Nam Á trong suốt mùa giải 2017 vừa qua.
Theo thống kê nhanh, GAM đã “đút túi” hơn 5,2 tỷ đồng (chưa tính thuế), được quy đổi theo tỷ giá trung bình 1 USD tương ứng với 22.500đ.
GAM đã gây ấn tượng với fan hâm mộ toàn cầu sau màn trình diễn tại CKTG 2017
Cụ thể, với việc cán đích hạng 9-11 tại CKTG 2017 hồi tháng 10 năm ngoái, GAM đã nhận được 111,307 USD (hơn 2,5 tỷ đồng) – tương ứng với 2,25% tổng số tiền thưởng 4,946,970 USD do Riot Games gây quỹ cộng đồng xuyên suốt sự kiện.
Trước đó khoảng năm tháng, đoàn quân của Tinikun đã giành được 84,500 USD (hơn 1,9 tỷ đồng) khi dừng chân ở vòng bảng 2017 Mid-Season Invitational, giải đấu được tổ chức tại Sao Paulo, Brazil.
Số tiền thưởng còn lại đến từ chức vô địch GPL Mùa Hè 2017 – 343 triệu đồng, theo Vietnam Esports thông tin – cùng “cú đúp” danh hiệu MDCS Mùa Xuân & Mùa Hè 2017 – tổng 500 triệu đồng.
Đây là số tiền thưởng lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của LMHT ĐNÁ - vượt xa Saigon Jokers và Bangkok Titans.
Và với việc tiền thưởng dành cho đội vô địch VCS Mùa Xuân 2018 là 400 triệu đồng, tăng hơn 150 triệu đồng so với năm ngoái, GAM sẽ nỗ lực hết sức để giữ vững ngai vàng.
Gamer
" alt=""/>LMHT: GAM trở thành triệu phú trước thềm mùa giải mớiTuy nhiên, theo Tạp chí MIT Technology Review, đây chỉ là một "con rối đọc lời thoại, không hơn không kém", hoàn toàn không có một chút trí thông minh nào.
Cụ thể, tạp chí trực thuộc Viện Công nghệ Massachusetts MIT nhận định công ty Sogu, đơn vị tạo ra MC ảo này đã sử dụng thuật toán hình ảnh một phóng viên thực, thêm lời thoại để tạo ra bản tin. Nói tóm gọn, đây không khác mấy việc dùng deepfake giả mạo người khác từng bị lên án.
Nếu thông tin MIT đưa ra là chính xác, kiểu lập lờ đánh lận con đen này không phải xảy ra lần đầu.
Sophia - "Robot công dân đầu tiên trên thế giới" cũng bị giới chuyên môn lên án là trò bịp của Hanson Robotics, đơn vị phát triển có trụ sở tại Hong Kong.
![]() |
"MC AI đầu tiên trên thế giới" của Trung Quốc được đánh giá chỉ là trò giả mạo. Ảnh: TNW. |
"Đây là trò lừa gạt...Nó hoàn toàn nhảm nhí", Yann LeCun, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu AI của Facebook, được đánh giá là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhận xét về Sophia trên Twitter.
Đối với các nhà khoa học, việc chủ đề trí tuệ nhân tạo đang ngày càng được quan tâm và cách mà Hanson Robotics, Sogu làm khiến nhân loại hiểu nhầm về khả năng của AI khiến họ vô cùng tức giận.
Ngay cả chính Ben Goertzel, một trong những người tạo ra Sophia phải thừa nhận chưa thể có chuyện AI đạt tới cấp độ như con người lúc này.
Trung Quốc từ lâu không giấu giếm tham vọng dẫn đầu thế giới trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Để tạo ra nền tảng cho tham vọng, người Trung Quốc cho rằng họ cần có các “chuẩn mực đạo đức” cho công nghệ này.
Chủ tịch Pony Ma của Tencent và người đồng sáng lập Baidu Robin Li đã lên tiếng kêu gọi thành lập các quy tắc đạo đức, trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với các khủng hoảng tự do vì sự giám sát của công nghệ AI.
Hai tỷ phú giàu nhất Trung Quốc cho rằng các lĩnh vực nhạy cảm như xe tự hành, chỉnh sửa gene và bảo mật dữ liệu cá nhân cũng cần có chuẩn mực được đưa ra rõ ràng.
Pony Ma thành lập Tencent năm 1998 khi ông 27 tuổi. Công ty giờ đã là gã khổng lồ về mạng xã hội và giải trí, đứng sau thành công các ứng dụng như WeChat, tựa game Honor of Kings cùng một số ứng dụng âm nhạc hàng đầu Trung Quốc.
Đề nghị của Robin Li, ông chủ Baidu lại dấy lên một số tranh cãi khi cho rằng người Trung Quốc sẵn sàng cho đi dữ liệu cá nhân của họ. Baidu hiện là công cụ tìm kiếm đứng thứ 4 trên thế giới, đầu tư nhiều vào lĩnh vực xe tự hành và điện toán đám mây.
![]() |
Trung Quốc được cho là có thế mạnh phát triển AI nhờ người dân không đặt nặng quyền riêng tư. Ảnh: Fortune. |
Vấn đề lớn của quốc gia tỷ dân chính là trình độ của người sử dụng công nghệ. Người Trung Quốc thích nghi và làm quen công nghệ mới nhanh hơn so với phương Tây, do không quá lo ngại về các quyền riêng tư cũng như dữ liệu cá nhân.
Hệ quả không tránh khỏi chính là nhiều ứng dụng AI nhanh chóng nở rộ, phục vụ vào những vấn đề gây tranh cãi. Đơn cử như nhận diện gương mặt, giờ đây công nghệ này chủ yếu được dùng để giám sát người đi bộ sai luật dưới lòng đường hoặc sinh viên trộm giấy vệ sinh trong trường học.
Việc Trung Quốc sử dụng AI trong giám sát đã gặp phải nhiều chỉ trích quốc tế. Các báo cáo về việc sử dụng AI để hỗ trợ giám sát và thu thập dữ liệu di truyền ở khu vực Tân Cương đã gây ra những lo ngại về quyền riêng tư và nhân quyền.
Baidu và Tencent cùng kêu gọi chính phủ Trung Quốc điều chỉnh các công nghệ mới trong phiên họp hàng năm của các cơ quan tư vấn lập pháp, chính trị vào Chủ nhật (17/3).
Hồi tháng 1, Hiệp hội Trí tuệ nhân tạo Trung Quốc đã thành lập một ủy ban soạn thảo các hướng dẫn về "đạo đức cho AI". Nhóm được lãnh đạo bởi Chen Xiaoping, người đã phát triển robot hình người đầu tiên của Trung Quốc Jia Jia.
Ngoài ra, cả Li và Ma đều kêu gọi hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này, bởi cho rằng nó sẽ giúp mang “Trí tuệ Trung Quốc vào các nghiên cứu đạo đức AI toàn cầu”.
Trung Quốc cũng muốn sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu trong việc thiết lập xu hướng AI quốc tế. Vào tháng 10/2018, Baidu là công ty Trung Quốc đầu tiên tham gia Đối tác về AI (Partnership on AI), tập đoàn có trụ sở tại Mỹ chuyên nghiên cứu và thực nghiệm AI.
![]() |
Jia Jia - robot hình người đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AFP. |
Với các công ty công nghệ phương Tây, những yêu cầu về kỹ lưỡng trong thuật toán có thể gây ra sự thiên vị của AI đối với con người, cũng như việc sử dụng công nghệ này trong lĩnh vực quân sự vẫn luôn khiến họ đau đầu.
Google buộc phải hủy bỏ các thỏa thuận với Lầu Năm Góc, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ sau nhiều khiếu nại nổ ra. Amazon thì bị chỉ trích vì tìm cách bán phần mềm nhận dạng khuôn mặt cho các cơ quan chính phủ.
Trong khi Microsoft kêu gọi quy định công khai về công nghệ nhận dạng khuôn mặt, nhiều công ty Trung Quốc lại che giấu những vấn đề tiềm ẩn mà AI có thể mang lại.
Vậy phải chăng, có quá sớm để nói về "Đạo đức cho AI" lúc này khi ngay trong lòng quốc gia tỷ dân, vẫn còn có những dối trá về viễn cảnh trí tuệ nhân tạo như "MC thời sự dùng AI đầu tiên trên thế giới"?
" alt=""/>Công dân Sophia, MC thời sự TQ và sự dối trá núp bóng AI