Sáng 5/7, tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và UBND Tp. Hà Nội, Hội truyền thông số Việt Nam phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội và công ty IDG Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử với chủ đề Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới nền hành chính hiện đại và hiệu quả.
![]() |
Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển tuyền thông (IPS) công bố bảng đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017. |
Tại hội thảo, đại diện Hội Truyền thông số Việt Nam đã công bố bảng xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT/xây dựng Chính phủ điện tử cho 3 khối: các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017.
Báo cáo đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017 là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT) và Hội Truyền thông số Việt Nam.
![]() |
Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử cấp tỉnh |
Bảng xếp hạng này được xây dựng nhằm mục đích đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong phát triển Chính phủ điện tử, quản lý, triển khai, điều hành và cung cấp dịch vụ công tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017 thông qua việc xếp hạng các Bộ, ngành, địa phương.
![]() |
Bảng xếp hạng Chính phủ điện tử cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ |
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng, kết quả xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT/xây dựng Chính phủ điện tử được công bố là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương nắm được thực trạng, vị trí xếp hạng về mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan mình.
“Từ đó, từng cơ quan, đơn vị sẽ có kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết.
![]() |
5 tỉnh xếp hạng Chính phủ điện tử cao nhất |
Đại diện Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, với quan điểm chính quyền điện tử là cầu nối giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp, Báo cáo đánh giá và xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam 2017 tập trung vào yếu tố cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến người dân.
Trong đó, báo cáo tập trung đi sâu vào phân tích chỉ số thể hiện kết quả của quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, số lượng hồ sơ trực tuyến được giải quyết, đặc biệt là ở hạng mục các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, ở hạng mục xếp hạng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, theo báo cáo mới được công bố, việc cung cấp dịch vụ công chỉ ở mức trung bình với tỷ lệ dịch vụ có hồ sơ trực tuyến là 46,06%. Trong đó, Bộ Tài chính đi đầu với hơn 20 triệu hồ sơ được giải quyết trực tuyến.
Với hạng mục các cơ quan thuộc Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng CNTT để phát triển Chính phủ điện tử.
![]() |
5 Bộ, cơ quan ngang Bộ xếp hạng Chính phủ điện tử cao nhất |
Còn ở hạng mục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Huế là đơn vị đi đầu cả nước trong việc triển khai Chính phủ điện tử năm 2017. Đứng ở các vị trí tiếp theo là Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh và TP.HCM. Hà Nội được xếp ở vị trí thứ 12 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Báo cáo của Hội Truyền thông số Việt Nam và Cục Tin học hóa còn chỉ ra rằng, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các tỉnh trong năm 2017 còn chưa cao. Khoảng cách giữa các tỉnh trong việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay cũng là một vấn đề đáng lưu ý.
Đề cập đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, theo báo cáo, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 hoàn toàn không phản ánh đúng thực trạng phát triển Chính phủ điện tử tại các tỉnh.
Số lượng dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến năm 2017 tại các tỉnh chỉ chiếm 11,54% tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Điều này dẫn đến tình trạng lượng hồ sơ giải quyết trực tuyến tại một số tỉnh còn rất thấp so với số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của tỉnh.
Trọng Đạt
" alt=""/>Bộ Tài chính, TP. Huế và BHXH Việt Nam dẫn đầu triển khai Chính phủ điện tử 2017Thông tin về quyền lợi mà cá nhân được hưởng theo quy định của Luật An ninh mạng, Bộ Công an cho biết, với quy định của Luật An ninh mạng, cá nhân được bảo vệ khi tham gia hoạt động trên không gian mạng trước các thông tin xấu, độc, xâm phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm, các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng hoặc các hành vi khác gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng, các tổ chức, cá nhân được hoạt động trên một môi trường không gian mạng quốc gia sẽ được bảo đảm an toàn, lành mạnh hơn trước, hạn chế tối đa các yếu tố, nguy cơ xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như: bị đánh cắp thông tin cá nhân; bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; bị vu khống, làm nhục, công kích bôi nhọ; hạn chế mã độc; loại bỏ dần các hành vi đánh bạc, cá độ, truyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên không gian mạng; bảo vệ chặt chẽ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng; trẻ em được bảo vệ trên không gian mạng…; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về sự quản lý, tương thích các quy định của pháp luật và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện.
Cá nhân được tham gia, thừa hưởng các chính sách về an ninh mạng của Nhà nước như: nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng.
Đồng thời, với Luật An ninh mạng, cá nhân còn được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể, Điều 16 của Luật An ninh mạng quy định về phòng ngừa, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, cũng như yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng để loại bỏ các thông tin vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là người dân đã có công cụ rõ ràng hơn để bảo vệ mình khi bị các thông tin xấu xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp.
Điều 17 Luật An ninh mạng sẽ giúp bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệp mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Điều 18 Luật An ninh mạng giúp bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng, như chiếm đoạt tài sản, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng… Điều 19, Luật An ninh mạng trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng, như tán phát mã độc, tấn công từ chối dịch vụ…
Điều 26 của Luật An ninh mạng “gia cố” thêm công cụ để bảo vệ người dân khỏi các thông tin xấu độc bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm loại bỏ những nguồn phát tán thông tin xấu thông qua việc không hoặc ngừng cung cấp dịch vụ cho những đối tượng này. Đồng thời, giúp bảo vệ thông tin cá nhân, bí mật cá nhân của người dân, tránh bị thu thập và lạm dụng (trường hợp dữ liệu cá nhân người dùng Facebook bị lạm dụng vào hoạt động chính trị). Với việc yêu cầu một số doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, tức là có pháp nhân tại Việt Nam sẽ giúp người dân có quyền được quản lý, sử dụng và khiếu nại về dữ liệu của mình.
Trẻ em được bảo vệ đặc biệt trên không gian mạng. Các nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định rõ tại Điều 29 Luật An ninh mạng. Trong đó, yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, cơ quan, tổ chức, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc và các cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khi trẻ em tham gia không gian mạng; yêu cầu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền của trẻ em trên không gian mạng.
" alt=""/>Bộ Công an: Luật An ninh mạng không kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của công dânTheo Business Insider, không quá khó để có thể tìm ra những nhóm tương tự như vậy. Chỉ cần nhập từ khóa "free movies" trong ô tìm kiếm của Facebook, hàng loạt các nhóm tương tự sẽ hiện ra.
![]() |
Facebook cho rằng họ không có trách nhiệm phải gỡ bỏ video khi chủ sở hữu không lên tiếng. |
Những nhóm này tồn tại từ rất lâu dù Facebook có những đội xét duyệt nội dung gồm cả con người và các hệ thống tự động. Điều này dấy lên nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của hệ thống xét duyệt nội dung bản quyền của mạng xã hội này.
Trả lời Business Insider, người đại diện Facebook nói công ty không có trách nhiệm phải xóa những nội dung này nếu người sở hữu bản quyền không thông báo với Facebook. Facebook cho rằng họ không thể khẳng định trường hợp nào sai kể cả khi việc chia sẻ những bộ phim này rõ ràng là vi phạm bản quyền.
"Nếu chủ bản quyền xác định nội dung trên Facebook mà họ tin rằng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của họ, họ có thể báo cáo cho chúng tôi bất kỳ lúc nào bằng cách sử dụng các kênh báo cáo trực tuyến của chúng tôi", đại diện Facebook cho biết.
Bên cạnh đó, Facebook không cho phép người dùng báo cáo vi phạm bản quyền trừ khi họ chính là người sở hữu. Điều này có nghĩa không có cách nào để người dùng thông thường cảnh báo nội dung nào đó vi phạm.
Facebook cho rằng họ không có trách nhiệm gỡ những video này khi không có báo cáo từ người sở hữu. Bởi công ty không thể khẳng định nội dung nào đó đang được tải lên trái phép trên nền tảng của họ.
Tuy nhiên thật khó để tưởng tượng Marvel sẽ tải lên Facebook những video "bản cam" của bộ phim "Ant Man và Wasp" vừa mới ra rạp của họ. Theo Business Insider, Facebook đang cố lờ đi trách nhiệm của mình.
![]() |
Hơn 35% nguồn truy cập một ttrang web chứa phim lậu đến từ mạng xã hội, trong đó Facebook chiếm gần như chiếm trọn số này. |
Trước đây mạng xã hội với 2 tỷ người dùng từng khẳng định họ không phải là một công ty truyền thông. Vì vậy Facebook trung lập với các vấn đề bản quyền. Tuy nhiên công ty vẫn đang phát triển mạnh mẽ nền tảng video riêng của họ và "vô tình" trở thành "tân thế giới" cho phim lậu lộng hành.
Các bộ phim dài hàng giờ đôi khi được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ của Facebook. Một số nhóm khác lại chia sẻ những liên kết dẫn đến các web phim lậu bên ngoài.
"Full HD English Movie", với hơn 134.000 thành viên, đã lưu trữ các bản lậu trên Facebook của nhiều bộ phim chiếu rạp như "The Greatest Showman", "Transformers: The Last Knight", "A Quiet Place"... Những bộ phim này đã tồn tại từ năm 2016.
Facebook đã bị chỉ trích nhiều lần về cách họ kiểm duyệt nội dung xuất hiện trên mạng của mình, từ việc cho phép đăng hình ảnh đoạt giải Pulitzer cho đến việc truyền bá thông tin sai lệch và cố ý sai lệch.
Tháng 7/2017, Facebook mua lại Source3, công ty phần mềm xét duyệt video vi phạm bản quyền. Động thái này nhằm khẳng định Facebook đang nỗ lực chống lại nội dung vi phạm. Tuy nhiên những sai phạm này vẫn tiếp tục xuất hiện tràn lan trên các nhóm kín.
Tại Việt Nam, có hơn hàng nghìn nhóm lớn nhỏ chia sẻ phim. Đa phần các nhóm này được tạo ra để phân phối các liên kết phim lậu. Quản trị viên sẽ đăng một đoạn trailer kèm liên kết dẫn đến một web lậu khác.
Theo SimilarWeb, những trang phim lậu mới nổi này thu hút hàng trăm nghìn lượt truy cập mỗi tháng. Trong đó lượng truy cập đến từ Facebook chiếm gần 40%. Các nhóm Facebook hiện là công cụ đắc lực giúp các trang xem phim lậu thu hút lượng lớn người xem.
Không chỉ có vậy, các trang web lậu đang tận dụng máy chủ của Facebook cho mục đích lưu trữ phim cho nền tảng của họ. Facebook gần như không có động thái gì ngăn chặn việc này.
" alt=""/>Bị tố là nguồn phát tán phim lậu, Facebook phủi trách nhiệm