Ngôi nhà được tạp chí ArchDaily đăng tải và dành nhiều lời khen cho kiến trúc độc đáo và thông minh. |
Ngôi nhà nhỏ nằm trên một mảnh đất rộng khoảng 200m2 tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Gia chủ là một cặp vợ chồng kiến trúc sư nên cũng không khó hiểu khi nó có diện mạo đẹp đến vậy.
Ý tưởng thiết kế ban đầu là một ngôi nhà có tầng dưới thoáng rộng cho trẻ con nô đùa, bao quanh là vườn tược xanh mát, tầng trên là không gian sinh hoạt riêng tư.
Ngôi nhà ra đời với thiết kế “từa tựa” nhà sàn, được bao quanh bởi một hàng rào cao 3m để đảm bảo an ninh.
Nhà được lợp mái lá, tường xây gạch mộc, tạo cảm giác yên bình, gần gũi.
Toàn bộ không gian dưới “gầm” nhà với 3 mặt mở thoáng đãng được sử dụng làm phòng bếp và phòng ăn.
Một mặt tầng 1 hướng ra bể bơi nhỏ, hai mặt mở còn lại nhìn ra sân và khu vườn xanh mướt mắt.
Ngôi nhà hướng đông nam và có tường rào cao nên ít bị ảnh hưởng bởi mưa gió, gia chủ cũng không phải quá lo lắng cho nội thất ở tầng 1.
Nội thất sử dụng chủ yếu là chất liệu gỗ mộc, với thiết kế đơn giản, tinh tế. Căn bếp hiện đại, đầy đủ tiện nghi, bàn ăn lớn, đủ chỗ cho một bữa tiệc 10 người.
Bể bơi nhỏ cạnh nhà.
Hệ thống mành tre buông tránh nắng.
Cầu thang dẫn lên tầng trên. Phòng khách được đặt ở tầng 2, ngay trên gian bếp.
Lan can của cầu thang chính là giá sách lớn này.
Phòng khách phong cách tân cổ điển với nội thất và đồ trang trí độc đáo.
Khu vực làm việc với mảng tường cách điệu đón gió và ánh sáng.
Cầu thang sặc sỡ dẫn lên tầng áp mái.
Toàn bộ nơi này là phòng ngủ lớn. Gạch lát màu sắc tạo sự khác biệt hoàn toàn với không gian bên dưới.
Phòng ngủ có cửa sổ lớn nhìn ra vườn cây bên ngoài.
Phòng tắm.
Ngôi nhà tuyệt đẹp khi đêm xuống. |
Theo Dân Việt
10 mẫu nhà cấp 4 dưới 200 triệu đồng đẹp mê lyNhà cấp 4 dưới 200 triệu đồng với kiểu dáng như mái tôn, mái thái nhưng không gian bên trong sang chảnh...phù hợp với gia đình trẻ. " alt="Nhà đẹp: Xuýt xoa với nhà mái lá tường gạch mộc đẹp lạ giữa Sài Gòn"/>
Nhà đẹp: Xuýt xoa với nhà mái lá tường gạch mộc đẹp lạ giữa Sài Gòn
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - Khu vực Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. | Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia |
Được biết, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô lớn nhất Châu Á được quy hoạch xây dựng tại huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội. Đây là một trong mười công trình trọng điểm ưu tiên đầu tư theo Quy hoạch Vùng Thủ đô có vai trò tạo động lực phát triển cho các tỉnh bắc sông Hồng, đồng thời là nơi tổ chức những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa đẳng cấp mang tầm quốc tế. Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia mới sẽ được kiến tạo thành một “Thành phố Triển lãm” với một tổ hợp các công trình chức năng đồng bộ và hoàn hảo. Trong đó, cốt lõi là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, có diện tích quy hoạch trên 90ha với hơn 550.000m2 xây dựng công trình trong nhà, bao gồm các phân khu chức năng chính: Khu triển lãm trong nhà và ngoài trời; Trung tâm xúc tiến thương mại; Trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại… Dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm 2018. TheoVnMedia Xác định quy mô, vị trí dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc giaPhó Thủ tướng Trịnh Định Dũng vừa có ý kiến giao UBND TP.Hà Nội cùng Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khẩn trương xác định quy mô, vị trí... của dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia. " alt="Điều chỉnh Quy hoạch Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia"/>
Điều chỉnh Quy hoạch Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia
| ccTalk từng làm mưa làm gió ở Việt Nam kể từ năm 2014 (trong ảnh: hiện tượng mạng Lệ Rơi) |
Đáng tiếc, nền tảng này không thể giữ chân các idol, streamer của mình lâu hơn trước làn sóng từ Bigo Live, Nimo TV, Nonolive để rồi đành âm thầm đóng cửa vào khoảng cuối năm 2018. Nỗ lực thay đổi và làm mới sản phẩm của VNG bằng 360Live sau đó cũng không đạt được hiệu quả khi nền tảng này cũng âm thầm dừng hoạt động từ lâu. Các số liệu nội bộ liên quan đến những sản phẩm của công ty chưa từng được VNG chính thức công bố, nhưng ước tính ở thời kỳ hoàng kim TalkTV thu hút khoảng 100.000 người xem cùng thời điểm (CCU), theo cựu Giám đốc sản phẩm Lã Xuân Thắng. Còn với Umbala, CEO Nguyễn Minh Thảo đã nhiều lần thừa nhận việc bị đối thủ TikTok dùng tiền đè bẹp như thế nào. Công ty của anh từng bị đối thủ chèo kéo nhân sự với mức đề nghị (offer) gấp 5 lần và lôi kéo những người làm nội dung nhảy sang TikTok với mức giá 200.000 đồng/video. Công ty mẹ của TikTok, ByteDance, từng bỏ tới 1 tỷ USD để thâu tóm Musical.ly của Mỹ hồi năm 2017. Trong khi đó, Bigo Live, Nimo TV hay Nonolive đều nhận được hàng trăm triệu USD tiền đầu tư để tấn công vào thị trường ở khu vực Đông Nam Á. Bigo Live đã bị YY.com của Trung Quốc mua lại hồi năm 2019. Cả Nonolive và Nimo TV thì đều thuộc sở hữu của hai nền tảng livestream lớn nhất nhì Trung Quốc là Douyu và Huya. Cổ đông lớn nhất ở đây chính là gã khổng lồ Tencent. Có thể thấy, đặc điểm chung của những nền tảng ngoại là ‘mạnh vì gạo, bạo vì tiền’. Vì thế các idol, streamer Việt khó lòng cưỡng lại những lời mời gọi béo bở. Linh Ngọc Đàm từng tiết lộ cô được trả 20.000 USD/tháng để làm việc cho Nonolive hồi năm 2018, nhưng đây vẫn chưa phải là streamer nằm trong nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam hiện nay. | Một số nền tảng trong hệ sinh thái mobile ngày trước (nguồn: Adsota) |
Vấn đề thiếu vốn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của nền tảng Việt. Nó còn trực tiếp làm suy yếu khả năng duy trì và phát triển sản phẩm nội bộ. Ở thời điểm huy hoàng, ccTalk (hay TalkTV sau này) thường xuyên bị người dùng phản ánh vì tình trạng lag giật, lỗi sau khi update. Khả năng chịu tải của server, băng thông (bandwidth) là rào cản lớn khiến lượng người xem nền tảng này không có được sự ổn định và bứt phá như Facebook hay YouTube bây giờ. Kỷ lục livestream của Facebook Gaming ở Việt Nam là 137.000 người xem cùng lúc do Nam Blue vừa thiết lập hồi tháng 8/2020. Trong khi đó, YouTube cũng vừa ghi nhận kỷ lục 242.000 người xem Độ Mixi sau vụ scandal chửi bậy bị lên sóng VTV. Còn với TalkTV, kỷ lục cao nhất được tạo ra là 30.000 người xem trận showmatch giữa hai tuyển thủ QTV và SofM hồi năm 2015. Đấy mới chỉ là tính riêng mảng game, ở các lĩnh vực khác, TalkTV hay bất cứ nền tảng Việt nào đều không có cửa so sánh với đối thủ ngoại. Gần nhất, Rap Việt đã lập kỷ lục xem truyền hình đối với một gameshow bằng con số 700.000 người xem cùng lúc trên YouTube. Xa hơn, các trận đấu của U23 Việt Nam từng lập kỷ lục người xem trên YouTube hay Facebook lên tới cả triệu người cùng lúc. | Mạng xã hội Việt Gapo hiện có hơn 4 triệu người dùng nhưng không rõ lượng người dùng thường xuyên là bao nhiêu (DAU, MAU) |
Gần đây, những mạng xã hội Việt như Gapo hay Lotus cũng cố gắng làm điều tương tự khi lôi kéo những người nổi tiếng livestream nhằm thu hút người xem trực tiếp các nền tảng. Tuy nhiên, các mạng xã hội này vẫn gặp phải bài toán khó tương tự TalkTV ngày nào. Nhìn về thành công gần đây của TikTok, khi được ICTnews đặt câu hỏi, cả VNG và Umbala đều chưa đưa ra được đáp án vì sao nền tảng Việt thường gặp khó trên sân nhà, tính tới thời điểm viết bài. Nếu không thể tìm ra được đáp án, việc đánh bật đối thủ mới nổi như TikTok đã khó, với những kẻ ‘già dơ’ như YouTube hay Facebook còn khó nhằn hơn. Phương Nguyễn Những bài học đắt giá của TikTok rút ra cho nền tảng ViệtTrước khi lâm vào cảnh lao đao như hiện nay, TikTok đã trở thành một bài học kinh điển (case study) về thành công trên vai người khổng lồ mà các startup công nghệ Việt có thể học hỏi. " alt="Vì sao các nền tảng trực tiếp Việt thường thua đau trên sân nhà?"/>
Vì sao các nền tảng trực tiếp Việt thường thua đau trên sân nhà?
Soi kèo góc Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1
Lý do khiến phụ nữ U50 tăng cân không phanh
| Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại họp báo công bố Hội nghị và Triển lãm Thế giới số. | |
Tại buổi họp báo công bố về Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World) 2020 do Bộ TT&TT tổ chức chiều nay (25/9), Thứ trưởng Phan Tâm cho biết ngày 21/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương để Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) tổ chức sự kiện theo hình thức trực tuyến. Triển lãm có quy mô toàn cầu này sẽ được tổ chức vào ngày 20 – 22/10 tới.
Cùng với các thông tin sự kiện, tại buổi họp báo, Bộ TT&TT cũng ra mắt cổng đăng ký, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng ký tham gia Hội nghị Bộ trưởng, diễn đàn chuyên đề và mở các gian triển lãm trên nền tảng số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm khẳng định "Triển lãm Thế giới số năm nay là sự kiện hết sức độc đáo", được đổi tên từ Triển lãm Viễn thông thế giới thành Triển lãm Thế giới số, mở rộng cả về quy mô và nội hàm so với các kỳ triển lãm trước đó. Nếu trước đây sự kiện chỉ giới hạn của cộng đồng viễn thông thì nay sẽ được mở rộng, mời gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng CNTT và doanh nghiệp công nghệ số.
Điểm độc đáo thứ hai mà Thứ trưởng nhắc đến là lần đầu tiên Triển lãm được tổ chức trực tuyến, từ sáng kiến của Việt Nam. Sáng kiến này được ITU cũng như các nước thành viên ủng hộ, đánh giá cao. Ngoài ra, chuỗi sự kiện sẽ được tổ chức trên nền tảng công nghệ "Make in Vietnam".
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, do được tổ chức trực tuyến, các doanh nghiệp có thời gian dài hơn để giao lưu tiếp xúc, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ cũng như xúc tiến về đầu tư thương mại. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh dịch Covid – 19 khiến việc đi lại, giao thương bị hạn chế. Việc đăng cai tổ chức sự kiện không chỉ nâng tầm vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Viễn thông, CNTT có điều kiện thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, sớm phục hồi sản xuất kinh tế và tạo đà cho các phương thức kinh doanh mới.
Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế cho biết, ITU Digital World 2020 là chuỗi sự kiện bao gồm Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU, các hội thảo chuyên đề gắn với việc phát triển thế giới số và triển lãm số và Triển lãm trực tuyến.
Theo đó, Triển lãm Thế giới số được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện bao gồm các gian hàng trực tuyến giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và giải pháp số của doanh nghiệp từ các nước và những gian hàng quốc gia giới thiệu về thành tựu số. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đăng ký tham gia gian hàng. Các gian hàng được trưng bày trên cả 3D và 2D với giao diện trực quan, sinh động.
Thay vì sẽ kết thúc ngay sau sự kiện, các gian hàng ảo này được lưu giữ và kéo dài khoảng 1 tháng để các cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm có thể thăm quan, tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ số tiên tiến nhất.
Các phiên trong Hội nghị Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận quanh chủ đề như: hoạch định chiến lược số trong và sau Covid-19 và định hướng cho quan hệ hợp tác giữa ITU với các quốc gia thành viên trong triển khai chương trình chuyển đổi số. Trong khi đó, các hội nghị chuyên đề trong sự kiện năm nay sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ đề lớn là kết nối, chuyển đối số và phát triển bền vững.
Sự kiện được tổ chức với quy mô toàn cầu và có sự tham gia đồng thời trên khắp các châu lục. Do đó, Việt Nam và ITU đã thống nhất về thời gian tổ chức thuận lợi nhất. Cụ thể, mỗi ngày các sự kiện hội nghị và diễn đàn sẽ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ, từ 11 – 14 giờ GMT (tức là 18 – 21 giờ tối theo giờ Việt Nam).
Cơ hội để quảng bá nền tảng "Make in Vietnam"
|
Toàn cảnh họp báo |
Chia sẻ về nền tảng được Việt Nam phát triển cho sự kiện Triển lãm Thế giới số 2020, đại diện Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết: Để tổ chức một sự kiện quy mô toàn cầu dưới hình thức trực tuyến là công việc khó. Toàn bộ các khâu chuẩn bị như đăng ký, kiểm soát và tiếp đón, giới thiệu, trao đổi thảo luận đều được đưa lên môi trường số. Theo nghiên cứu, trên thế giới chưa có một hệ thống giải pháp nào đáp ứng được.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, sẽ còn nhiều sự kiện khác cũng phải đưa lên trực tuyến. Do đó, việc xây dựng một nền tảng không chỉ phục vụ cho sự kiện này mà còn để các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để tổ chức hội nghị của riêng mình là rất cần thiết. Đại diện Cục Tin học hóa nhận định: “Đây là cơ hội tốt nhất để giới thiệu nền tảng "Make in Vietnam" đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới”.
Về phía mình, đại diện Tập đoàn Viettel cũng chia sẻ, lần đầu tiên một nền tảng "Make in Vietnam" có thể tích hợp toàn bộ gian hàng triển lãm cũng như các phiên họp Bộ trưởng và phiên họp chuyên đề. Điểm độc đáo của nền tảng này là phần tùy biến với những gian hàng ở triển lãm. Các thành phần tham dự hoàn toàn có thể tùy biến gian hàng 2D, 3D và thiết kế riêng cũng như trình bày sản phẩm.
Ngoài ra, do sự kiện có quy mô toàn cầu, Viettel cũng chuẩn bị năng lực của hệ thống có thể đáp ứng lưu lượng truy cập lớn. Đồng thời, lập nhiều phương án để đảm bảo chất lượng hạ tầng số phục vụ cho sự kiện.
Duy Vũ
Ứng dụng tối đa CNTT trong mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Ứng dụng CNTT trong mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu mới nhằm mục tiêu giảm thời gian, hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan.
" alt="Triển lãm thế giới số 2020 tổ chức trực tuyến trên nền tảng 'Make in Vietnam'"/>
Triển lãm thế giới số 2020 tổ chức trực tuyến trên nền tảng 'Make in Vietnam'