- Tập đoàn công nghệ thông tin SoftBank (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác với FPT Software và Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) để đưa robot NAO ứng dụng trong lĩnh vực dạy tiếng Anh tại Việt Nam. |
Robot NAO sẽ được ứng dụng vào việc hỗ trợ dạy tiếng Anh tại Việt Nam. |
Cụ thể thời gian đầu sẽ thử nghiệm bằng việc các robot này sẽ giúp giáo viên tại hai đơn vị trực thuộc Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ là Học viện Anh ngữ EQuest và Anh ngữ Việt Mỹ VATC tổ chức các hoạt động lớp học, giao lưu tương tác với học viên, hỗ trợ các bài kiểm tra nghe nói và cùng học viên thực hành các tình huống giao tiếp.
Bà Nguyễn Thị Quang Ngọc, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết: “Cùng với ứng dụng công nghệ, việc đưa robot vào giảng dạy, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại những dấu ấn mới trong lĩnh vực giáo dục. Những chú robot NAO có thể tạo cảm hứng, kích thích sự tò mò và yêu thích môn học tiếng Anh hơn đối với học viên”.
Theo đánh giá của SoftBank, Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu thế chung của thế giới trong việc đưa robot ứng dụng vào đời sống. Mặc dù các sản phẩm robot hình người đã được giới thiệu tại Việt Nam từ những năm 2004, nhưng đến nay mới chỉ dừng lại ở các mục đích nghiên cứu, đào tạo. SoftBank sẽ là đơn vị tiên phong đưa robot vào ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống hàng ngày.
Giải thích lý do lựa chọn NAO là sản phẩm robot đầu tiên đưa vào Việt Nam, đại diện SoftBank cho biết, đây là một robot thông minh với 4 khu vực cảm biến, có khả năng nhận dạng giọng nói, hình ảnh, khả năng biểu cảm, sao chép hành vi con người. Ngoài ra, có thể tự động kết nối Internet và có thể nói 19 loại ngôn ngữ khác nhau, sản phẩm dùng hệ điều hành tương tác tập trung NAOqi dễ điều khiển, lập trình và tùy biến ứng dụng.
Tại Việt Nam, mỗi robot NAO được được bán với giá từ 10.000 USD và có thể phát triển tùy biến với nhu cầu, mục đích của từng khách hàng.
Đại diện SoftBank cũng tiết lộ, sau NAO, thời gian tới hãng sẽ tiếp tục giới thiệu robot PEPPER đến thị trường Việt Nam.
Thanh Hùng
" alt="Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt Nam"/>
Doanh nghiệp Nhật đưa robot ứng dụng dạy học tiếng Anh đến Việt Nam
- Một đất nước đã trải qua bao nhiêu năm tàn khốc của chiến tranh, một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương do các loại vũ khí giết người gây ra, Việt Nam càng thấm thía mối đe dọa của các loại khủng bố hạt nhân hiện đại; từ quả bom nguyên tử, bom khinh khí giết người hàng loạt đến những thiết bị hạt nhân, vật liệu phóng xạ gây chết chóc và bệnh tật hiểm nghèo khó bề chạy chữa.Vì vậy, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, đặc biệt các điều khoản liên quan khủng bố hạt nhân.
|
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được bảo vệ cẩn mật trong đợt vận chuyển trao trả nhiên liệu độ giàu cao (có thể trở thành nhiên liệu của bom nguyên tử) về nơi xuất phát - Liên bang Nga. Ảnh từ VAEC. |
Gia nhập Công ước chống khủng bố
Chỉ vài tuần trước, vào ngày 14/7/2016 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1457/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước quốc tế về Ngăn chặn hành động khủng bố hạt nhân.
Đây là một văn kiện quan trọng mang tính lịch sử. Bản công ước này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/4/2005, mở để ký ngày 14/9/2005 và có hiệu lực từ ngày 7/7/2007. Công ước nhằm tăng cường khuôn khổ pháp lý toàn cầu về chống lại các mối đe dọa của khủng bố.
Về nội dung, Bản Công ước tập trung vào các tội phạm hình sự liên quan đến khủng bố hạt nhân và xác định các mục tiêu có thể bị nhắm tới, bao gồm các cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu phóng xạ. Nhằm triển khai hiệu quả, Công ước khuyến khích các Quốc gia thành viên phối hợp trong việc ngăn chặn tấn công khủng bố thông qua chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau liên quan đến việc điều tra và thủ tục dẫn độ; xử lý các tình huống khủng bố thông qua hỗ trợ giải quyết các tình huống trong và sau sự cố bằng việc thu hồi, lưu giữ an toàn vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân, sử dụng các biện pháp bảo đảm an ninh theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.
Tham gia Công ước là sự tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước ta trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đồng thời góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, cụ thể là thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cam kết chính trị tại các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân tại Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ tháng 4/2010, Xơ-un, Hàn Quốc tháng 3/2012, La-hay, Hà Lan tháng 3/2014 và Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ tháng 4/2016 với mục tiêu tăng cường hơn nữa an ninh hạt nhân và giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân ở từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân
|
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 4 ở Washington, Hoa Kỳ. |
Vài tháng trước, vào ngày 4/4/2016 Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 4 đã khai mạc tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
Việt Nam đã tham gia tất cả các Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân kể từ Hội nghị lần thứ nhất năm 2010. Diễn đàn lần thứ 4 này là một dịp để Việt Nam điểm lại các kết quả chính trong hoạt động về an ninh hạt nhân kể từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 3 năm 2014. Chủ yếu là đề cập đến các lĩnh vực như: Tăng cường an ninh vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ. Đóng góp vào việc giảm thiểu sử dụng HEU. Đấu tranh chống buôn bán trái phép vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ khác. Ủng hộ các văn kiện quốc tế đa phương. Hợp tác với các tổ chức và đối tác quốc tế.
Diễn ra ở thủ đô nước Mỹ, nên đây cũng là dịp đoàn đại biểu của Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu gặp các nhà lãnh đạo nước Mỹ, Tổng thống Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry.
|
Tổng thống Hoa Kỳ Obama đón Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Nhà Trắng ngày 31/3/2016. Ảnh từ TTXVN |
Nội dung các cuộc gặp gỡ bao gồm nhiều vấn đề và chủ yếu đề cập đến quan hệ hai nước về lĩnh vực công nghệ hạt nhân. Ở đây, Phó Thủ tướng VN khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào nền văn hóa an ninh hạt nhân chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, trong đó có phát triển điện hạt nhân một cách an ninh và an toàn.
Sự tôn vinh: Giải thưởng “Nguyên tử vì hòa bình”
Trong sự hiện diện của các đoàn đại biểu từ hơn 50 nước và 4 tổ chức quốc tế đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân 2016 từ ngày 31/3 đến 1/4/2016 tại Trung tâm Hội nghị Washington, ngày 31/3/3016, đã diễn ra Lễ trao giải thưởng cho các cá nhân, tập thể và các quốc gia đã có các đóng góp nổi trội cho sự nghiệp phát triển nguyên tử vì hòa bình trên toàn cầu.
Riêng Việt Nam được Ban tổ chức Hội nghị trao giải “Nguyên tử vì hòa bình” bởi một lý do nổi bật và xác đáng. Việt Nam, chủ yếu là tập thể khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, đã đóng góp lớn trong Chương trình chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ độ giàu cao (HEU) sang độ giàu thấp (LEU). Toàn bộ 106 nhiên liệu độ giàu cao (có thể trở thành nhiên liệu của bom nguyên tử) từ lò phản ứng Đà Lạt đã được bảo vệ cẩn mật trong nhiều năm tháng và bàn giao đầy đủ để vận chuyển ra khỏi Việt Nam, đưa về trao trả Liên bang Nga vào ngày 2/7/2013.
|
Đoàn đại biểu của Bộ KH&CN trong lễ trao tặng giải “Nguyên tử vì hòa bình” cho Việt Nam ở Washington. Ảnh từ www.varans.vn |
Ghi nhận hành động nghiêm túc và nổi bật nói trên, một phần thưởng có ý nghĩa vinh danh đất nước Việt Nam đã được trao cho Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh bấy giờ (nay là Bộ trưởng) vào ngày 31/3/3016; ngay trong Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân Washington là thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng hạt nhân quốc tế về các cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với việc bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân trong ứng dụng năng lượng nguyên tử. Cùng được trao giải thưởng này với Việt Nam có các nước: Brazil, Chile, Czech, Đan Mạch, Gruzia, Hungary, Hàn Quốc, Mexico, Philipine, Rumania, Tay Ban Nha, Thụy Điển, Thái Lan, Thỗ Nhĩ Kỳ và Ucraina.
Việt Nam, trước sau như một, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, các đồng vị phóng xạ… và năng lượng hạt nhân nói chung trong các lĩnh vực khác nhau, từ công nghiệp đến nông nghiệp, từ y tế đến địa chất thủy văn … và cả xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng Việt Nam, trước sau như một, chỉ nói “không” và “không” với các loại khủng bố hạt nhân.
" alt="Việt Nam quyết nói “không” với khủng bố hạt nhân"/>
Việt Nam quyết nói “không” với khủng bố hạt nhân