Giao lưu trực tuyến “Nỗ lực không mệt mỏi nơi tâm dịch Covid
Mời độc giả xem video giao lưu trực tuyến:
aaaaa
- Nhà báo Phạm Huyền:Dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Trong đợt dịch thứ 4,ưutrựctuyếnNỗlựckhôngmệtmỏinơitâmdịgiá xăng dầu hôm nay lực lượng do Bộ Y tế điều động tham gia hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam có hơn 20.000 cán bộ, viên chức, học viên và sinh viên tình nguyện. Thưa PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, ông đánh giá như thế nào về lần huy động của đợt dịch này?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Đây là tình thế bắt buộc. Khi TP.HCM bắt đầu bùng phát dịch, y tế địa phương phải huy động tối đa. Số lượng ca quá lớn, lượng bệnh nhân nặng tăng nhanh gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Sự vào cuộc của Bộ Y tế là đương nhiên. Đó chính là mệnh lệnh của cả nước.
Trong bối cảnh như vậy, các bệnh viện lớn cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng cũng phải điều động nhân lực vào miền Nam. Làm thế nào vừa huy động được lực lượng tinh nhuệ vào miền Nam nhưng vẫn đảm bảo công tác điều trị bệnh nhân của bệnh viện?
Đây là bài toán của các lãnh đạo bệnh viện. Riêng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn thêm nhiệm vụ là thành lập Bệnh viện Hồi sức bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội (cơ sở Hoàng Mai). Chúng tôi phải chia 3 đơn vị, ở cơ sở Tôn Thất Tùng, Hoàng Mai (Hà Nội) và Bình Dương. Tất nhiên, dịch bệnh bùng phát số bệnh nhân giảm hơn. Tại đơn vị Tôn Thất Tùng, chúng tôi chỉ giữ khoảng 70% nhân lực, 20% đi vào Bình Dương, 10 % luân chuyển đến Hoàng Mai (Hà Nội).
May mắn là chúng tôi có rất nhiều tình nguyện viên trong số các y bác sĩ đang điều trị ở Bình Dương (khoảng 100 người). Họ là y bác sĩ không thuộc ĐH Y Hà Nội. Các y bác sĩ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh khác… cũng đăng ký đi cùng chúng tôi vào tâm dịch. Đây là lực lượng vô cùng quý, xuất phát từ lòng quyết tâm, không phải do mệnh lệnh, nhiệm vụ nào cả. Tình nguyện viên là người rút sau cùng và chỉ có một số bạn phải đi học, đi làm nên rút. Còn khoảng 50 tình nguyện viên vẫn làm cùng chúng tôi ở Bình Dương.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, GS.TS Lê Danh Tuyên, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng
- Nhà báo Phạm Huyền:Để cân đối việc chi viện, không ảnh hưởng đến điều trị tại Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện đã thực hiện như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Trong đợt dịch vừa qua, tôi đánh giá đây là một tình huống bắt buộc. Nhưng đây cũng là một quyết định hết sức đúng đắn của Bộ Y tế với lực lượng hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh lân cận. Vì vậy, chúng ta mới có kết quả như ngày hôm nay, được ngồi đây để trao đổi.
Tuy nhiên, việc huy động một lực lượng lớn của bệnh viện trung ương trong đó thành lập các trung tâm hồi sức tích cực điều trị Covid-19 trực thuộc các bệnh viện trung ương cũng rất nặng nề. Làm thế nào vừa hoàn thành nhiệm vụ tại Hà Nội vừa hoàn thành nhiệm vụ tại tuyến đầu?
Như PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói, đó là bài toán của từng lãnh đạo bệnh viện. Chúng tôi đánh giá cao nhất, xác định đây là việc phải làm. Chúng ta không thể ngồi yên khi các đồng nghiệp ở TP.HCM cũng như các tỉnh xung quanh đang trong điều kiện hết sức khó khăn. Ví dụ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) một đêm 300 bệnh nhân nhập viện– con số không có bệnh viện nào chịu nổi. Có trường hợp vừa vào đến cổng bệnh viện đã tử vong.
Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là động lực hết sức lớn và anh em đi vào tuyến đầu hoàn toàn tự nguyện, lấy tinh thần xung phong. Vào đó phải là đội quân tinh nhuệ, vậy bệnh viện tại Hà Nội sẽ điều hành, hoạt động thế nào? Chúng tôi phải có những kịch bản mà tôi hay nói với anh em là “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”. Khi tướng đã ra trận, chúng tôi có lệnh ủy quyền để anh em có thể phát huy cao nhất công tác tổ chức cũng như thực hành chuyên môn.
Không chỉ khám chữa bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương còn phụ trách toàn tuyến trong phạm vi cả nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng. Chúng tôi hoàn thành các nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Đồng thời chúng tôi có những chế độ chính sách để anh em phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ. Các cụ nói tư tưởng thông, công việc sẽ thông suốt. Đến giờ phút này có thể nói chúng tôi hoàn thành tốt ở mọi mặt trận.
- Nhà báo Phạm Huyền:Thưa quý vị và các bạn, trong thời gian vừa qua, trên truyền thông có nhiều bài viết, các phóng sự nói về nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch với những tâm tư và hoàn cảnh đặc biệt. Có những cặp vợ chồng vừa mới cưới đã phải chia tay nhau vào tâm dịch. Chúng ta rất xót xa, xúc động với cặp vợ chồng tranh nhau xin đi vào TP.HCM. Chúng tôi gọi các bác sĩ là anh hùng nhưng mọi người đều hiểu các bác sĩ đều là là con người, phải vượt qua nhiều trở ngại tâm lý. Đặc biệt khi đi vào tâm dịch, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, các y bác sĩ có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào. Với vai trò là bác sĩ trực tiếp điều trị vừa là người đứng đầu một bệnh viện, khi huy động, yêu cầu y bác sĩ của mình vào tuyến đầu, bác sĩ làm thế nào để đội ngũ của mình vượt qua được áp lực tâm lý, nỗi sự hãi để vào tâm dịch?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Trước hết, xin đừng gọi chúng tôi là anh hùng. Ai cũng là con người, cũng sợ chết. Việc dễ dàng nhất để động viên người khác là nêu gương. Nếu thấy lãnh đạo làm, không sợ lây nhiễm, người ta sẽ vào.
Bệnh viện có cách tổ chức khoa học cũng rất quan trọng. Muốn bảo vệ nhân viên, mình phải tổ chức chặt chẽ, 3 ca 4 kíp. Lo cho anh em ăn ngủ đầy đủ, kiểm tra sàng lọc, lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu đại diện… Khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 thì không hoảng loạn, bình tĩnh giải thích cho anh chị em cách thức cách ly, theo dõi sức khỏe. Chúng tôi có một số em bị nhiễm nhưng không có triệu chứng và đều được tiêm vắc xin đủ ngày, đủ 2 mũi.
Rất nhiều em sau khi có kết quả dương tính, ở lại luôn tại bệnh viện, không ra khu vực cách ly để chăm sóc bệnh nhân. Các em còn bảo chăm sóc bệnh nhân tốt nhất là khi mình không phải mặc đồ bảo hộ, nhẹ nhàng và thuận lợi hơn. Họ còn ngủ ngay cạnh phòng bệnh nhân. Tôi nghĩ đây là điều mang tính chuyên nghiệp, tính đồng đội. Người ốm thường được nghỉ. Nhưng nếu người ốm nghỉ thì anh em khác phải chia sẻ, làm thêm việc. Anh em thể hiện đúng tính chuyên nghiệp và đồng đội. Tôi rất tự hào về các em.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu
- Nhà báo Phạm Huyền:Khi vào tâm dịch, các y bác sĩ rất vất vả. Lịch sinh hoạt và làm việc không giống bình thường, xin bác sĩ chia sẻ một ngày làm việc của các bác sĩ như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Như tôi vừa chia sẻ, chúng tôi chia làm 3 ca 4 kíp. 3 ca nghĩa là một ngày chia làm 8 tiếng. Người làm tua sáng sẽ đi từ 6h30 về lúc 3h. Người làm tua chiều sẽ bắt đầu từ 3h đến 10h tối. Người làm tua đêm từ 10h đến 6h sáng. 4 kíp là kíp làm thâu đêm sẽ được nghỉ 1 hôm. Chúng tôi cứ luân chuyển 3 ca 4 kíp, quay vòng nhau. Đấy là một cách làm việc không phải tối ưu, tối ưu phải 4 ca 5 kíp. Nhưng hiện nay chúng ta cố gắng làm 8 tiếng và trong mỗi kíp chúng tôi cũng chia để anh em không làm trong khu ICU quá liên tục 8 tiếng. Cứ 3 tiếng, bác sĩ lại ra ngoài nghỉ xong lại vào làm.
Các y bác sĩ ban đầu cũng mệt nhưng sau khoảng 1, 2 tuần đã quen công việc. Khó nhất là anh em không phải chuyên khoa hồi sức cấp cứu. Chúng tôi có cả tình nguyện viên các bệnh viện khác như đông y, phụ sản... Có bác sĩ chưa nhìn thấy máy thở bao giờ. Nhưng sau một thời gian đào tạo mỗi người làm một nhiệm vụ, ví dụ anh em Đông y, chúng tôi phân sang vận chuyển bệnh nhân, anh em phụ sản phụ trách khoa sản nhi của bệnh viện Covid-19…
Tôi nghĩ qua đợt dịch này, các nhân viên y tế được nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết. Anh em điều dưỡng mới ra trường có thêm kinh nghiệm vô giá. Ngoài chữa bệnh, họ được học tập nhiều kiến thức mới. Các em rất hiểu điều đó và hăng hái tham gia chống dịch.
- Nhà báo Phạm Huyền:Theo số liệu đến ngày 9/8, Bộ Y tế công bố có 2.380 cán bộ y tế bị lây nhiễm SARS-CoV-2, có 3 người (2 điều dưỡng và 1 nữ hộ sinh) tử vong vì Covid-19 khi làm nhiệm vụ. Covid-19 không chừa ai cả, con số này là áp lực là lớn. Khi nhận tin đồng nghiệp hi sinh hay nhiễm tăng lên, cảm xúc của các y bác sĩ như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Đương nhiên chúng tôi thấy đau xót. Chúng ta nhận ra đó là hiểm nguy. Chúng ta làm thế nào để hạn chế nhất các nguy cơ. Đối với Bệnh viện Phổi Trung ương, cách động viên tốt nhất là phải nêu gương. Kinh nghiệm của chúng tôi là làm việc khoa học, dân chủ và nêu gương.
Sau khi nhận lệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai Trung tâm Hồi sức tích cực tại Đồng Nai, tôi về bàn bạc với anh em. Chúng tôi coi đây là cơ hội, lan tỏa đến Hội Thầy thuốc trẻ. Để kêu gọi y bác sĩ vào Nam chống dịch, chúng tôi sẽ lấy tinh thần xung phong nhưng số lượng xung phong vượt quá dự kiến. Ban đầu tôi dự kiến 40 người nhưng anh em đăng ký lên 100 người. Đợt ra quân đầu tiên, tôi dặn dò nhiều thứ nhưng thu gọn lại chỉ 3 từ. Trước khi đi, anh em hô vang 3 từ đấy là: “An toàn, vượt khó và thành công”.
An toàn thế nào? Trong hiểm nguy, chúng ta vẫn phải an toàn mới giúp được người khác. Chúng ta không an toàn làm sao giúp được ai?
Trước đó, chúng tôi phải tập huấn kỹ càng, làm thế nào để tránh lây nhiễm. Chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi vì đây là bệnh viện chuyên khoa về lao phổi - là bệnh lây nhiễm và các y bác sĩ bệnh viện quen với việc phòng chống lây nhiễm. Chúng tôi tìm hiểu kỹ càng bảo hộ như nào để giữ an toàn.
Chúng tôi có đội quân của Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện 71 Trung ương và có những đơn vị khác hỗ trợ lên tới 200 cán bộ ở đơn vị khác cùng với địa phương. Ngoài chuyên môn còn tạo ra khối đoàn kết để thực hiện các nhiệm vụ. Có thể nói đến giờ phút này, trung tâm rất an toàn về mặt phòng chống lây nhiễm.
- Nhà báo Phạm Huyền:Qua báo chí và truyền thông, chúng tôi nghe rất nhiều về những tác động tiêu cực của đại dịch, đặc biệt là biến thể Delta, nhưng không được chứng kiến. Là những người trực tiếp có mặt tại điểm nóng của dịch, bác sĩ đánh giá sự tàn phá của đại dịch như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Sự tàn phá của đại dịch là số người chết nhiều quá. Trước khi vào, tôi thường xuyên hỏi thăm tình hình mỗi ngày. Số lượng ca nhiễm và trở nặng lên quá nhanh và số tử vong rất nhiều, không kịp làm hồ sơ, bệnh án.
Điều này tác động không chỉ về chuyên môn mà cả về tinh thần của chúng tôi. Nếu không có bản lĩnh, mọi người sẽ rất hoảng loạn. Bởi vậy, chúng ta phải thông cảm với một số y bác sĩ không thể chịu nổi áp lực. Có những đồng nghiệp của chúng tôi khi vào đó thay đổi về tâm tính, biểu hiện trầm cảm. Đó là những điều tai hại ta có thể nhìn thấy được.
Tuy nhiên, chúng ta còn nhìn thấy một góc độ khác của đại dịch. Đó là tinh thần tương thân tương ái của đồng bào cả nước hướng về TP.HCM. Nhìn vào sự tích cực đó để chúng ta có thể tiếp tục các nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Nhà báo Phạm Huyền:Cho tới thời điểm này, chúng ta đã có những điều chỉnh rất kịp thời trong công tác điều trị đối với bệnh nhân Covid-19. Nhưng trước đó, đã có những ý kiến cho rằng ngành y có những lúng túng nhất định. Bác sĩ có nhận định như thế nào về vấn đề này?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Trước đây, chúng ta chỉ có vài chục ca nhiễm mỗi ngày, tới lúc có 5.000-7.000 ca nhiễm làm sao không lúng túng được.
Giảm số ca tử vong luôn là điều tôi hướng đến: Làm sao để bệnh nhân không tử vong ào ạt. Chúng ta có một cách nghĩ sai lầm là tập trung quá nhiều vào các phương tiện hồi sức cấp cứu, cứ nghĩ có nhiều máy thở sẽ cứu được nhiều người. Nếu chúng ta có 100.000 ca nhiễm, phải có 5.000 máy thở.
Nhưng điều chúng ta phải tập trung làm là ngăn chặn dịch bệnh chậm lại, không để lây lan. Những người ra viện sẽ dư máy thở dành cho những người khác dùng.
Trước đây 10 bác sĩ điều trị một bệnh nhân nhưng tới khi số ca nhiễm tăng cao, 1 bác sĩ điều trị cho 10 người.
Tình trạng lúng túng là có. Bộ Y tế đã nhận ra điều này nên đưa ra việc điều trị theo phác đồ 3 tầng rất hợp lý. Chúng ta điều trị từ rất sớm khi bệnh nhân có triệu chứng, hạn chế bệnh nhân nâng tầng lên, thở oxy, đặt nội khí quản, ECMO, lọc máu. Như vậy, tỷ lệ tử vong mới giảm được. Từ tháng 7 tới tháng 8, ở Bình Dương, chúng tôi đã triển khai rất sớm hình thức này.
Tôi nghĩ việc này không thể trách ai được vì dịch bùng phát quá nhanh và chúng ta chưa từng gặp đại dịch như vậy trong lịch sử. Mất mát ban đầu là cái giá phải trả rất lớn. Người đã mất không thể sống lại được, tiền bạc mất đi có thể làm lại được nhưng tính mạng con người không có cách nào cứu vãn được.
- Nhà báo Phạm Huyền: Sau 4-5 tháng, các bác sĩ có thể rút ra được những kinh nghiệm gì để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Ngày từ 2020, tôi đã có ý kiến, quan trọng nhất là phải có vắc xin, bối cảnh sẽ khác hoàn toàn. Khi chúng ta tiêm đủ vắc xin cho người dân, chắc chắn tỷ lệ nhiễm sẽ giảm xuống, tỷ lệ tử vong sẽ rất ít, đa số sẽ rơi vào những người có bệnh nền không ổn định.
Bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Trước đây, chúng ta phát triển quá mạnh mẽ các kỹ thuật cao ở các bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Điều này cũng tốt như đầu tàu kéo tất cả tiến lên. Nhưng trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở của chúng ta còn rất kém, cụ thể là vấn đề con người, chuyên môn.
Trong thời gian tới, các địa phương cần bồi dưỡng cho nhân viên y tế, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm học tập. Khi chúng tôi tìm hiểu, các nhân viên y tế tuyến huyện không đủ điều kiện sinh sống thì làm sao họ tập trung vào nâng cao tay nghề được.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung
- Nhà báo Phạm Huyền:Khi các lực lượng chi viện rút dần, bệnh viện dã chiến đóng cửa, năng lực y tế hiện tại đáp ứng như thế nào về tình hình dịch bệnh hiện tại?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Không chỉ ngành y mà rất nhiều ngành cũng lúng túng. Đại dịch chưa có tiền lệ và đến rất nhanh. Nếu chúng ta chỉ giải quyết được hồi sức tích cực sẽ không giảm được tử vong. Hệ thống phải tiếp cận việc điều trị cho bệnh nhân từ giai đoạn sớm.
Chúng tôi hỗ trợ cho Đồng Nai toàn diện, chứ không chỉ hồi sức tích cực. Kế hoạch chúng tôi có 500 giường nhưng giai đoạn đầu chúng tôi có 50 giường, sau nâng lên 200 giường và hoàn toàn có thể chủ động được tầng 3. Tới hiện tại, tỷ lệ tử vong của Đồng Nai và Bình Dương rất khả quan, trong tỷ lệ chấp nhận được và có thể giảm được nữa.
Đánh giá hiện tại và chuẩn bị những bước tiếp theo rất quan trọng. Trước đây, chúng ta có hơn 10.000 ca nhiễm, nhưng bây giờ hơn 3.000 ca.
Những trường hợp mới mắc giảm rất nhiều nguy cơ chuyển nặng, phải hồi sức tích cực.
Định hướng mới là chúng ta sống chung an toàn, dịch vẫn tồn tại, biến chủng vẫn xuất hiện. Nhưng chúng ta phải “chủ động” đồng nghĩa mọi thứ sẵn sàng trong đó có hệ thống y tế. Hệ thống y tế không chỉ có hồi sức tích cực mà còn là y tế xã phường. Đây là nơi giải quyết 80-90% ca bệnh nhất là khi người dân tiêm vắc xin.
Chúng tôi đã huy động 45 bác sĩ, 80 điều dưỡng lên trung tâm học để cấp chứng chỉ để học tập các kỹ thuật cao như ECMO.
Ngoài ra, chúng ta phải linh hoạt. Dịch tăng lên thế nào, chúng ta phải đóng bớt, mở thế nào phải an toàn.
- Nhà báo Phạm Huyền:Bên cạnh phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bệnh nhân nhanh chóng bình phục. Vai trò của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 như thế nào?
- GS.TS Lê Danh Tuyên:Khi xảy ra đại dịch, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Việc đảm bảo an ninh lương thực cho người dân hết sức khó khăn. Trong đại dịch vừa qua, chúng ta rất tự hào khi người Việt Nam lá lành đùm lá rách, có các chợ không đồng, siêu thị không đồng.
Ngay khi chúng ta mới chỉ có số ca lẻ tẻ, Bộ trưởng Y tế đã đề nghị phải có bảng hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng. Chúng tôi cũng hướng dẫn việc vệ sinh ăn uống tại bệnh viện, trường học, khu cách ly như thế nào, phát tờ rơi hướng dẫn, gửi thông tin qua 60 triệu tài khoản trên mạng.
- Nhà báo Phạm Huyền:Thưa GS.TS Lê Danh Tuyên, chế độ dinh dưỡng đóng góp như thế nào với sự hồi phục của bệnh nhân Covid-19? Chế độ ăn uống cho bệnh này có gì đặc biệt hơn so với các loại bệnh khác?
- GS. TS Lê Danh Tuyên:Về chế độ ăn, bệnh nhân Covid-19 phải tăng năng lượng và tăng protein, đồng thời đa dạng hóa các nguồn thực phẩm để làm sao đưa vitamin và khoáng chất vào cơ thể. Nếu không làm được việc đa dạng hóa thực phẩm, cần bổ sung các viên đa vi chất hoặc các vi chất khác. Tất nhiên, phải theo chỉ định cụ thể chứ không được sử dụng một cách thiếu khoa học.
Ví dụ, một bệnh nhân đang ở giai đoạn nhiễm trùng thì vitamin D rất quan trọng bởi vi chất này tham gia vào 1.000 gen của cơ thể, tham gia cả vào hệ thống miễn dịch. Bổ sung nguồn vitamin D từ thực phẩm như thế nào thì trong tất cả hướng dẫn của chúng tôi cũng đều nêu rất rõ.
Kể cả F0 điều trị tại nhà, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ đạo Cục An toàn thực phẩm và Viện Dinh dưỡng quốc gia phải thiết kế tờ rơi đơn giản để bệnh nhân thấy được phải ăn như thế nào, sau đó có những thực đơn mẫu cho từng đối tượng (như người có bệnh nền), giúp bệnh nhân dễ tham khảo.
Vụ Truyền thông Thi đua khen thưởng của Bộ Y tế cũng truyền tải đến 60 triệu tài khoản trên mạng thông tin này. Đồng thời, chúng tôi cũng phát tờ rơi cho các địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi huy động các tổ chức quần chúng khác tham gia vào việc hỗ trợ bữa ăn.
Qua quá trình đi thăm các điểm tại TP.HCM, tôi thấy rằng vấn đề cung cấp thực phẩm, vấn đề về phác đồ ăn uống được thực hiện tốt, các bệnh viện đã huy động cả lực lượng ngoài xã hội tham gia vào.
Chuỗi cung ứng đứt gãy là điều tất yếu xảy ra trong đại dịch, chúng ta không thể tránh được. Nhưng Việt Nam khắc phục rất tốt và Nhà nước cũng huy động tất cả các lực lượng, từ quân đội, từ các doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng vào cuộc để đưa được thực phẩm đến cho người dân.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Tôi nghĩ rằng dinh dưỡng là một trong những vấn đề rất quan trọng của điều trị Covid-19. Nếu không đủ protein làm sao sản xuất ra kháng thể? Thế nên, việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là uống đủ nước rất cần thiết. Người bị thiếu nước khi mắc Covid-19 là cực kỳ nguy hiểm vì có những cơ chế về đông máu. Có thể nói đây là 1 trong những điểm giúp người mắc Covid-19 không chuyển nặng, không phải đến ICU.
- Nhà báo Phạm Huyền:Một độc giả ở Hà Nội muốn hỏi GS.TS Lê Danh Tuyên: Chúng tôi được bạn bè chia sẻ rất nhiều bài thuốc dân gian dự phòng. Mọi người mách nhau là uống chanh, sả, mật ong, gừng hàng ngày là có thể chống được Covid-19 hoặc là có thể xông hơi, ăn tỏi. Vậy tác dụng của việc này đối với phòng chống virus SARS-CoV-2 như thế nào?
- GS.TS Lê Danh Tuyên:Việc chúng ta sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh cúm thông thường thì rất tốt. Đó cũng là điều mà chúng ta phải giữ. Khi bị Covid-19, sử dụng những bài thuốc dân gian không phải không có tác dụng.
Bệnh nhân có thể cảm thấy khoan khoái hơn, tự tin hơn. Nên tôi thấy việc này không cần cấm đoán. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện ở mức độ nhất định, với liều lượng nhất định được cho phép và thực hiện đa dạng các biện pháp.
Tất cả các loại rau gia vị, gừng giềng đều có tác dụng cung cấp các dưỡng chất và sức đề kháng cho cơ thể. Tôi nhấn mạnh rằng có điều kiện thì áp dụng cũng không sao và vẫn tốt, nhưng nên nhớ rằng không nên thiên về một loại mà ăn nhiều quá sẽ gây phản tác dụng.
- Nhà báo Phạm Huyền:Nhiều bệnh nhân Covid-19 dù đã khỏi nhưng khứu giác, vị giác vẫn chưa trở lại bình thường dẫn tới mệt mỏi, chán ăn. Ông có tư vấn và khuyến cáo gì về chế độ dinh dưỡng để những bệnh nhân này hồi phục hoàn toàn?
GS.TS Lê Danh Tuyên:Ở trong bệnh viện, chúng ta được các thầy thuốc chăm sóc, kể cả chăm sóc về ăn uống. Việc ăn đầy đủ thực phẩm, nhất là năng lượng, protein rất cần thiết để chống teo cơ khi nằm lâu. Năng lượng phải cao hơn gấp 1,3 đến 1,5 lần so với bữa ăn bình thường và protein cũng phải tăng lên với mức độ tương tự.
Đối với người mất khứu giác, vị giác thì sự chăm sóc của những người trong gia đình hết sức quan trọng, Lúc đó, không nên ăn 3 bữa nữa mà phải tăng số bữa lên, ví dụ 6-7 bữa. Mỗi lần ăn, bệnh nhân ăn được ít hơn thì người chăm sóc trong gia đình phải có sự động viên người bệnh cố gắng vì năng lượng và các chất dinh dưỡng phải vào cơ thể để nuôi sống chúng ta, bảo vệ cơ thể.
Và cách chế biến cũng phải thay đổi, ví dụ như phải nấu cơm mềm ra hoặc thậm chí phải nấu cháo, súp.
- Nhà báo Phạm Huyền:Trong suốt thời gian vừa qua khi công tác ở tâm dịch Bình Dương, ông cảm nhận được tình cảm con người ở nơi đây dành cho các bác sĩ vào chi viện như thế nào? Và ông có kỷ niệm nào với người dân, bệnh nhân mà ông nhớ nhất?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Tôi nghĩ không chỉ ở Bình Dương mà tất cả miền Nam, những y bác sỹ đến chi viện đều được đón tiếp hết sức nồng ấm. Kỷ niệm đáng nhớ thì nhiều nên không thể chia sẻ hết được, nhưng tôi có 1 kỷ niệm đáng lo nhất.
Ngày 22/8, khi ấy bệnh viện của tôi đang đông bệnh nhân, có hơn 40 bệnh nhân đã tử vong. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi cũng như dự tính theo khả năng tiêm vắc xin của tỉnh và số ra viện, số đáp ứng với điều trị, số ca mắc mới, tôi mạnh dạn phát biểu Bình Dương đang là đỉnh dịch.
Vấn đề đáng lo là từ trước đến giờ, trong đại dịch Covid-19, không ai biết đâu là đỉnh cả. Nếu chưa có đỉnh dịch, bệnh viện vẫn quá tải thì phải tiếp tục phải xây bệnh viện mới và gọi thêm quân cứu viện mới. Ngày hôm sau, số ca bệnh vẫn tăng tiếp, tôi càng lo hơn.
Nhưng có vẻ chính lời tuyên bố của tôi cũng là sự động viên tất cả anh em từ tuyến huyện, tuyến xã cùng cố gắng hết sức giúp bệnh nhân ra được viện nhiều, tạo được giường trống để nhận các bệnh nhân mới vào đều đặn.
Và rất may mắn, sau đó khẳng định ngày 22/8 đúng là đỉnh dịch thật. Sau ngày 22/8, dịch dần dần lui xuống. Chúng tôi không phải mở thêm 2 bệnh viện nữa dù dự định của tỉnh, mỗi bệnh viện thêm mấy nghìn giường nữa nên số tiền bỏ ra lớn, sẽ tiếp tục phải kêu gọi chi viện thêm 1 lực lượng rất lớn nữa. Đó là kỉ niệm mà tôi nghĩ là hồi hộp nhất.
- Nhà báo Phạm Huyền:Câu hỏi của độc giả Trần Văn Đông ở Bình Dương gửi tới bác sĩ như sau: Tôi có đọc được câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội rằng các y bác sĩ ở bệnh viện đại học Y chi viện Bình Dương có thời điểm phải kê các thùng carton để làm thành những chiếc giường ngủ trong bệnh viện dã chiến?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Xin đính chính là không phải. Hôm đó tôi đi thăm 1 khu cách ly trong trường học ở Thuận An. Ở đó không có giường nên các bạn trung tâm y tế lấy hộp carton, chính là hộp đựng thuốc xếp vào nhau để làm giường, không phải Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chúng tôi.
Bệnh viện chúng tôi chủ yếu tập trung ở bệnh viện tầng ba, cũng được chăm sóc rất chu đáo. Nằm trên “giường” đó thì cũng rất khó mà tiếp tục làm việc với cường độ cao.
- Nhà báo Phạm Huyền:Độc giả Tiến Hùng ở Quảng Ninh có câu hỏi gửi PGS.TS Nguyễn Viết Nhung: Đến thời điểm này, khi dịch bắt đầu giảm bớt rồi thì điều gì khiến ông nhớ nhất khi tham gia công tác chống dịch tại điểm nóng. Ông có thể chia sẻ về kỷ niệm của mình?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Có kỷ niệm vui là khi chúng tôi mới thiết lập hệ thống chưa được 1 tuần thì 1 bệnh nhân nữ đang mang thai 30 tuần nhập viện, diễn tiến rất nặng. Anh em nói là tình huống khẩn cấp quá, xin phép thực hiện kỹ thuật ECMO. Trong khi đó, máy để thực hiện ECMO thì có nhưng quả lọc theo máy đã không còn thời hạn dùng nữa.
Lúc bấy giờ quyết định rất quan trọng, tôi chỉ nói là 50 - 50 thôi. Nếu không thực hiện thì bệnh nhân chắc chắn tử vong. Anh em đã xây dựng một hệ thống và kiên trì thực hiện, cuối cùng đã cứu được cả mẹ và cháu bé. Đáng ra khi quả lọc không có, chúng tôi sẽ không tiến hành.
Đó là ca ECMO thành công được tiến hành đầu tiên của Trung tâm tại Đồng Nai cũng như nhiều tỉnh xung quanh. Đến giờ phút này, một đội y bác sĩ trong đó đã thực hiện rất nhiều ca với những kỹ thuật cao tương tự. Và sau khi đội Bệnh viện Phổi trung ương về Hà Nội thì các bạn ở Đồng Nai vẫn tiếp tục thực hiện.
- Nhà báo Phạm Huyền:Nhiều bác sĩ ở tâm dịch bỏ bữa, ăn quá bữa để tập trung điều trị do lượng bệnh nhân quá đông. Xin ông có thể chia sẻ thêm về các giải pháp dinh dưỡng cho các bác sĩ để đảm bảo họ làm việc trong cường độ cao?
- GS.TS Lê Danh Tuyên:Trong lúc lo cho bệnh nhân, các thầy thuốc gần như quên mình, không nhớ đến giờ ăn vì bị công việc cuốn đi. Chúng tôi phải huy động các đơn vị, doanh nghiệp đưa các loại thực phẩm có thể ăn nhanh như sữa, súp, đồ ăn sẵn… để các y bác sĩ sử dụng. Nhiều đầu bếp ở khách sạn 5 sao cũng xin chế biến thức ăn để giúp đỡ các y bác sĩ nơi tuyến đầu. Nói chung, chúng ta phải biết rằng con người cần nhu cầu dinh dưỡng, phải ăn mới có sức đề kháng. Dù chúng ta lao vào công việc nhưng các đồng nghiệp phải san sẻ nhau, dành chút ít thời gian để ăn. Chúng ta phải cố gắng đưa năng lượng, chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Việc người dân cần làm giai đoạn này là ăn đầy đủ, có lối sống lành mạnh như không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, để hạn chế bệnh mạn tính. Các bệnh nền, bệnh mạn tính gây nguyên nhân tử vong cao. Ngoài ra, người dân nên tập thể dục để tăng sức đề kháng. Chúng ta phải tiêm vắc xin, vắc xin là quan trọng nhất. Chúng ta không được theo phong trào anti vắc xin ở một số nơi. Dịch bệnh bùng phát ở các nước phát triển, họ sản xuất vắc xin sớm nhưng tỷ lê tiêm chủng không cao nên đó là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.
- Nhà báo Phạm Huyền:Rất nhiều y bác sĩ trở thành bệnh nhân Covid-19 nhưng các anh chị vẫn cố gắng chăm sóc bệnh nhân. Vậy tôi xin hỏi chế độ của họ như thế nào?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Chúng tôi có những điều dưỡng, bác sĩ bị mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng. Các em cách ly trong khu điều trị và làm việc như nhân viên y tế thông thường. Chế độ làm việc được tính như các y bác sĩ khác. Đồng thời bệnh viện có thưởng, chia sẻ động viên tinh thần kịp thời.
Thực tế, Bộ Y tế chưa có quy định nhiễm Covid-19 thì sẽ như thế nào? Theo tôi, đây là một phần của cuộc sống, một phần trách nhiệm của các y bác sĩ. Ví dụ ở Bệnh viện Phổi Trung ương, nhân viên y tế có thể bị nhiễm lao. Làm nghề, chúng tôi cũng phải có tâm lý chấp nhận chuyện đó. Trong đợt này, chúng ta không chỉ bàn chế độ cho nhân viên y tế nhiễm bệnh mà chế độ cho các y bác sĩ nói chung cần rõ ràng hơn nữa. Hết dịch, chúng ta nên nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế. Ở vùng sâu vùng xa, tuyến càng thấp, thu nhập nhân viên y tế càng khó khăn.
- Nhà báo Phạm Huyền:Cuộc chiến quá khốc liệt chắc chắn nhân viên y tế phải chịu đựng sang chấn tâm lý. Vậy ngành y có sự hỗ trợ tâm lý nào cho tuyến đầu khi trở về không?
- PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Những ngày đầu tiên khi chúng tôi mới vào, có bác sĩ như bị trầm cảm luôn. Vì một đêm, anh ấy mất 7 bệnh nhân cùng một lúc. Tâm lý sang chấn không chỉ vì mệt, vì bệnh nhân tử vong mà còn vì không đủ phương tiện, thấy chết mà không cứu được. Tôi cũng rất chia sẻ với anh em. Những lúc đó, không thể chờ tới hết dịch, người lãnh đạo phải hiểu tâm tư của anh em, tư vấn ngay tại chỗ.
Mới đầu, khi bệnh nhân vào, không có thuốc, không có phương tiện. Chúng tôi tới cung cấp thuốc cho bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện dã chiến. Khi bệnh nhân khỏe lên, đó là liều thuốc tinh thần cho nhân viên y tế. Càng về sau, các anh em càng vui vì số lượng người mất giảm đi, người được rút nội khí quản, ra viện càng tăng.
Chính phủ, đặc biệt Bộ Y tế, phải tính tới việc điều trị tâm lý cho những người khỏi bệnh, gia đình của những người đã mất. Ở Bình Dương, một số trường hợp có ý định tự tử vì những sang chấn tâm lý do bệnh dịch. Sức khỏe tâm thần là một trong ba bệnh không lây nhiễm đáng lưu tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhất là sau đại dịch. Tôi hy vọng, chúng ta sẽ tập trung vào vấn đề này, nhất là ở các nơi dịch bùng phát như TP.HCM, miền Đông Nam Bộ.
- Nhà báo Phạm Huyền:Tôi thấy có nhiều nhân viên y tế vài tháng đi chống dịch chưa về nhà. Đây là sự hy sinh rất lớn. Các bệnh viện có quy trình gì để đưa người ở tâm dịch về và đưa đội mới vào thay thế?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Chúng tôi để cho các y bác sĩ trong đó phân chia ai về trước về sau tùy thuộc hoàn cảnh. Mặt khác, chúng tôi đặc biệt chú ý đến chế độ cho anh em. Ngoài các quy định chế độ chống dịch, lương cũng được giữ nguyên. Các gia đình có người đi chống dịch cũng được quan tâm tới việc tiêm vắc xin hay quà Trung thu. Dù đó là những chuyện nhỏ nhưng thể hiện sự động viên lớn. Bởi vậy, khi chúng tôi phát lệnh có thể về nhưng anh em bảo sẽ ở cho tới xong. Ở nhà có các bạn đồng nghiệp làm thay.
Quan trọng là tư tưởng đã thông thì mọi chuyện rất nhẹ nhàng. Hơn 100 cán bộ của chúng tôi vào trong đó, hơn 40 người đã xuống sân bay về nhà hôm nay. Khi đợt đào tạo của chúng tôi hoàn thành, cấp chứng chỉ cho anh em ở Đồng Nai, chúng tôi mới rút quân về. Lúc đó, có thể tin cậy hoàn toàn tin cậy đồng nghiệp ở Đồng Nai có thể chủ động trong công việc.
- Nhà báo Phạm Huyền:Các bác sĩ có dự đoán như thế nào về thời điểm kết thúc đại dịch?
- PGS.TS Nguyễn Viết Nhung:Nếu chúng ta định hướng “Zero Covid” trong cộng đồng (Không có ca Covid-19) thì chúng ta không bao giờ kết thúc được đại dịch, theo như những bằng chứng khoa học trên thế giới. Nhưng nếu chúng ta nói kiềm chế, kiểm soát, chung sống một cách an toàn, linh hoạt như chỉ đạo của Chính phủ thì đến nay chúng ta đã tương đối chủ động.
Có thể nói tới giờ chúng ta đã kết thúc dịch ở một số lượng khá lớn các tỉnh. Theo quan điểm như vậy, chúng ta có thể kết thúc sớm đợt dịch này.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu:Với kinh nghiệm chống dịch như bây giờ, sẽ không còn các ổ dịch lớn vì người dân đã tiêm vắc xin. Nếu ở thời khắc trước và sau khi tiêm, bạn sẽ thấy giá trị của vắc xin như thế nào. Đến ngày thứ 7 sau đợt tiêm, số bệnh nhân, tỷ lệ tử vong đã giảm xuống. Với chiến lược tiêm vắc xin hiện tại, chúng ta sẽ không còn các đợt bùng phát dữ dội nữa, chúng ta yên tâm mở cửa phát triển kinh tế. Các nước khác cũng giống như chúng ta. Thái Lan cũng nhận người đến du lịch nếu tiêm phòng đầy đủ.
GS.TS Lê Danh Tuyên:Chúng ta chưa rõ liệu virus SARS-CoV-2 có xuất hiện hằng năm hay không. Nhưng điều chắc chắn là con người sẽ khống chế được như các đại dịch trước đây. Chúng ta sẽ khiến Covid-19 không còn nguy hiểm nữa nhờ các phương pháp, công nghệ, đặc biệt là vắc xin để phòng chống.
Ngoài ra, chúng ta cần có nếp sống lành mạnh, chế độ ăn uống đúng khuyến cáo, đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng nhu cầu, tập thể dục, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đủ vitamin D, giảm rượu bia tối thiểu.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Ảnh: Lê Anh Dũng
Ngày 12/10, Việt Nam ghi nhận số ca Covid-19 thấp kỷ lục với 2.939 trường hợp
Hôm nay, nước ta ghi nhận 2.949 ca Covid-19, trong đó có 10 ca nhập cảnh và 2.939 ca trong nước (giảm 678 ca so với ngày trước đó).
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN vừa thành lập Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT). Động thái này cho thấy, EVN quyết tâm quay lại lĩnh vực mà vốn họ cần và đã có thế mạnh.
Thông tin từ EVN cho hay, Hội đồng thành viên EVN có quyết định chuyển đổi Trung tâm Viễn thông và Công nghệ Thông tin thành Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin từ ngày 16/8/2017.
Trong thời gian qua, EVNICT đã thực hiện thành công nhiều sản phẩm, dự án quan trọng như: Triển khai và áp dụng hệ thống quản lý nguồn lực (ERP) đến đơn vị điện lực cấp huyện tạo thay đổi lớn trong công tác quản lý tài chính kế toán, vật tư, tài sản; xây dựng và triển khai hệ thống quản lý khách hàng CMIS, chương trình quản lý văn bản E-office đồng bộ trong toàn ngành; tiếp nhận, tổ chức, vận hành hệ thống hệ thống viễn thông dùng riêng của EVN…
Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm khẳng định, với vai trò là đơn vị đầu mối về công tác viễn thông và công nghệ thông tin của Tập đoàn, EVNICT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành Điện. Sản phẩm và dịch vụ của EVNICT đã được ứng dụng rộng khắp trong Tập đoàn, đáp ứng mục tiêu thống nhất các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ quản lý, điều hành xuyên suốt từ Tập đoàn đến các đơn vị trực thuộc.
" alt="Tập đoàn Điện lực lập công ty Viễn thông và CNTT, 'rón rén' ra chiến lược cung cấp nội bộ" />Vòng sơ khảo cuộc thi quốc gia “Sinh viên với An toàn thông tin 2017″ vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục CNTT – Bộ GD&ĐT tổ chức đồng thời tại cả 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM vào ngày hôm qua, 4/11/2017.
Vòng Sơ khảo là cuộc đua tài của 58 đội đến từ 24 cơ sở đào tạo đại học trong cả nước. Trong đó, tại miền Bắc có 11 trường với tổng số 27 đội, miền Trung có 4 trường với 10 đội, miền Nam có 9 trường và 21 đội tham gia cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin lần thứ 10 này.
Ban tổ chức cho biết, đề thi trong vòng sơ khảo năm nay vẫn là đề thi online thực hành về an toàn thông tin trong 8 tiếng liên tục và được ra dưới dạng jeorpady (hình thức đố vui kiến thức) với 13 bài tập theo 5 chủ đề khác nhau. Nhiệm vụ của các đội phải tìm ra được cờ (flag) - đáp án ẩn chứa trong từng bài tập đó.
Ngay sau 30 phút bắt đầu làm bài thi, đã có 15 đội ghi được điểm số. Đội thi Team IA của Đại học FPT là đội ghi điểm đầu tiên. Khi thời gian thi chỉ còn lại khoảng 1 tiếng, các đội thi liên tục ghi điểm và đội N/A đến từ Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự vươn lên mạnh mẽ, độc chiếm vị trí số 1 cho đến kết thúc cuộc thi, giành được số điểm 1.700.
Kết thúc vòng thi, đã có 52/58 đội dự thi có điểm số. Kết quả chung cuộc, với khu vực phía Bắc, đội N/A của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội giành giải Nhất. Ba giải Nhì thuộc về các đội BIGGEAR_BK - Đại học Bách khoa Hà Nội; Emgai’s rain - Học viện An ninh Nhân dân; Bl4ckH0l3 - Học viện Kỹ thuật Mật mã. Năm giải Ba đã được trao cho đội J0k3r - Học viện Kỹ thuật quân sự, đội PTIT Bobo - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng 3 đội cùng đến từ Đại học FPT là Team IA, Ph03nix.FU và OOK.FU.
" alt="Đã tìm được 10 đội vào thi Chung khảo “Sinh viên với An toàn thông tin 2017”" />Ngày hôm qua 29/10/2017, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết họ mới nhận được cảnh báo của ngân hàng này qua email với nội dung cảnh báo về bảo mật cho các khách hàng là cá nhân, tổ chức đang sử dụng dịch vụ VCB – iB@nking của Vietcombank.
Email này cảnh báo nhằm tăng cường an toàn bảo mật trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank qua nhiều hình thức như thay đổi cấu trúc của mật khẩu truy cập dịch vụ. Cụ thể mật khẩu truy cập dịch vụ cần có độ dài từ 7 đến 20 ký tự, bao gồm: các ký tự số, chữ hoa, chữ thường; hoặc ký tự số, chữ và ký tự đặc biệt. Trường hợp mật khẩu hiện tại của khách hàng chưa đáp ứng được điều kiện trên, Vietcombank sẽ có thông báo để khách hàng thực hiện đổi mật khẩu ngay trên giao diện màn hình sau khi đăng nhập sử dụng dịch vụ.
Thời hạn hiệu lực của mật khẩu truy cập này tối đa là 12 tháng kể từ ngày khách hàng đổi mật khẩu lần cuối. Sau khi truy cập dịch vụ, nếu khách hàng không thực hiện bất kỳ giao dịch nào trong vòng 5 phút, Vietcombank sẽ tự động ngắt phiên giao dịch. Thời hạn hiệu lực của mã xác thực giao dịch một lần (OTP) được Vietcombank đưa ra là 5 phút đối với phương thức nhận OTP qua SMS và 2 phút đối với phương thức nhận OTP qua thẻ EMV – OTP và thiết bị eToken.
Ngoài ra, đối với riêng khách hàng cá nhân, Vietcombank cho biết sẽ ngừng cung cấp tính năng mở lại dịch vụ VCB – Mobile Banking trên kênh VCB – iB@nking từ ngày 1/11/2017.
" alt="Vietcombank gửi email cảnh báo khách hàng về bảo mật" />- Kết quả bốc thăm chia bảng LPL Mùa Xuân 2017 đã có
Theo thông tin GameSaovừa mới nhận được cách đây ít phút, Snake eSportscủa SofMsẽ được xếp chung Bảng A cùng với năm đội tuyển là: Royal Never Give Up, IMay, LGD Gaming, Invictus Gamingvà OMG tại vòng bảng LPL Mùa Xuân 2017. Trong khi đó, Bảng B là sự xuất hiện của sáu đội tuyển còn lại gồm: ĐKVĐ EDward Gaming, Team WE, Vici Gaming, Newbee Gaming, Game Talents và Qiao Gu Reapers.
So với vòng bảng LPL Mùa Hè 2016, chỉ có iG là tiếp tục chung bảng đấu với Snake. Và cũng theo một thống kê nhanh đáng chú ý, Snake chỉ thắng được iG và OMG tại vòng bảng LPL Mùa Hè 2016, trong khi đã để thua ba đội còn lại tương đối dễ dàng.
Trong khi đó, nói nhanh về cục diện Bảng B, có vẻ như EDG đã có được một kết quả bốc thăm thuận lợi và sẽ tiếp tục tham vọng nối dài chuỗi trận bất bại liên tiếp kể từ khi LPL Mùa Hè 2016 bắt đầu khởi tranh. EDG đã vượt qua 4/5 đối thủ xếp chung bảng ở mùa giải năm ngoái, và chi duy QG Reapers là họ chưa có cơ hội thử sức do là đội mới giành suất thăng hạng.
Thêm nữa, với việc Newbe chung bảng đấu với QG Reapers, người hâm mộ sẽ có dip đón chờ những màn đối đầu nhiều duyên nợ của hai đội tuyển đã từng có chung một tổ chức ở mùa giải trước thêm vào đó là “drama” liên quan đến hai tuyển thủ người Hàn là Swift và Doinb…
LPL Mùa Xuân 2017 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 19/01 tới đây.
Wh1t3zZ “dứt tình” với IMay
Pun Wai "Wh1t3zZ" Lo đã thôi không còn giữ cổ phần sở hữu của mình tại IMay, theo một bài đăng trên trang Weibo.
Trích dẫn bài đăng, sự khác biệt trong quan điểm về đội hình được xây dựng, Wh1t3zZ đã lựa chọn cách chuyển nhượng lại cổ phần của anh cho tổ chức. Hành động này xuất hiện kế tiếp những lời chỉ trích của Wh1t3zZ sau khi liên tục nhiều đội tuyển đã và đang nhập khẩu các tuyển thủ Hàn Quốc vào Trung Quốc, đề cập đến họ là “bò” và khẳng định, họ đến LPL chỉ vì tiền. Sau đó, cựu thành viên của Royal Club, tuyển thủ đã lọt vào tới trận Chung kết CKTG Mùa 3, đã gừi lời xin lỗi trong bản thông báo.
Thương hiệu IMay và đội hình đang sở hữu đều nằm dưới một sự quản lý chung, theo bản thông báo. Wh1t3zZ cho biết, sau khi bất đồng với cách thức quản lý, anh đã chọn cách rời khỏi đội mà không có tiền bồi thường. Hiện vẫn chưa có thông tin rõ ràng rằng ai sẽ là chủ mới của đội hoặc có quyền sở hữu IMay trong khi Wh1t3zZ đã từ bỏ số cổ phần mà anh đã nắm giữ.
“Tôi không tạo ra IM để kiếm tiền”, bản thông báo đề cập rõ, “chỉ để hiện thực hóa giấc mơ của tôi về một chức vô địch.”
Một người ủng hộ lâu năm cho tất cả các đội hình của Trung Quốc, Wh1t3zZ hy vọng IMay sẽ vẫn mạnh mẽ, gọi họ là một “đội trẻ rất đam mê”, nhưng vẫn có khát vọng của riêng mình.
“Một đội hình toàn người Trung Quốc vô địch CKTG là một giấc mơ của tôi”, Wh1t3zZ viết. “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để nhận được nó.” Thông điệp mà Wh1t3zZ để lại đã gợi mở ra một đội hình với toàn những tuyển thủ gốc Trung Quốc sẽ được tạo dựng trong tương lai gần.
ikssu, SnowFlower và Umti gia nhập Jin Air Green Wings
Jin Airthông báo trên trang fanpage Facebook, họ đã bổ sung hai cựu thành viên của Afreeca Freecslà Jeon “ikssu” Ik-soo và No “SnowFlower” Hoi-jong. Trước đó, Jin Air cũng đã bổ sung tân binh đi rừng Um "UmTi" Sung-hyeon, theo báo cáo của Fomos.
Tổ chức cũng đã công bố đội hình chính thức tham gia thi đấu tại LCK Mùa Xuân 2017, và đề cập sẽ tiếp tục quá trình ký hợp đồng với thêm những thành viên nữa trước khi giải đấu khai màn.
Đội hình tính đến thời điểm hiện tại của Jin Air:
- Đường trên: iksuu & Kim “SoHwan” Jun-yeong
- Đi rừng: UmTi
- Đường giữa: Lee “Kuzan” Seong-hyeok
- Xạ Thủ: Park “Teddy” Jinseong
- Hỗ trợ: SnowFlower
Ikssu là một đường trên khá độc đáo khi anh này thường xuyên sử dụng Hecarim và Gragas để chủ động lao vào tấn công đối thủ. Mặt khác, SnowFlower lại thường xuyên lựa chọn các vị tướng hỗ trợ có khả năng cơ động tốt và là một trong những tuyển thủ có chỉ số hỗ trợ tốt nhất tại Afreeca.
UmTi được đưa về để thay thế cho cựu tuyển thủ đi rừng Park "Winged" Tae-jin, người đã rời tổ chứcJin Air vào ngày 05/12 vừa qua, sau khi tổ chức đưa ra thông báo sẽ chia tay với nhiều thành viên. Winged sau đó đã đến với đội hình mới CJ Entusvào ngày 12/12, cùng với cựu hỗ trợ của Longzhu Gaming là Kim "Pure" Jin-sun.
2016(Tổng hợp)
" alt="[LMHT] Snake cùng bảng với RNG, IMay và LGD tại LPL Mùa Xuân 2017" /> Ngoài sở hữu gương mặt lạnh, hình xăm khủng và kĩ năng chơi game đỉnh, cô nàng còn đang thử sức mình với bộ môn nhảy Hip Hop. Đây chắc hẳn là một điều khá thú vị với những người hâm mộ Tippy vì qua đó người xem sẽ thấy được nhiều khía cạnh về nữ game thủ lạnh lùng này.
Thế nhưng Tippyđã phá lệ khi hoá thân thành tướng Katarina trong trang phục tuần lộc. Khắc hẳn với hình ảnh lạnh lùng thường ngày, Tippyđã khoác lên mình một hình ảnh quyến rũ và một chút gì đó bí hiểm hơn. Khi xem bộ ảnh cosplay mới Tippy chắc chắn người xem sẽ không nhận ra đây là cô nàng game thủ sở hữu nhiều hình xăm khủng mà mình đã từng xem streaming hằng ngày.
“Trước đến nay, mình dường như luôn từ chối những buổi chụp hình cosplay vì mình luôn nghĩ đó không phải là thế mạnh của mình. Nhưng Giáng Sinh năm nay, được sự cổ vũ của bạn bè, mình đã hạ quyết tâm thực hiện một bộ ảnh Giáng Sinh nhưng có chút gì đó liên quan đến game LMHT. Thế là ý tưởng cosplay Katarina tuần lộc ra đời từ đấy. Mình hy vọng khán giả sẽ đón nhận bộ ảnh mới của mình” ,Tippychia sẻ.
Xem thêm: Tippynhận quà khủng 75 tỷ từ ông già Noel
BI VI
" alt="Nữ đối thủ nặng kí của MisThy hoá tướng Katarina dịp Giáng Sinh" />- Bằng sáng chế vừa rò rỉ của Samsung cho thấy một thiết kế Galaxy X rất khác với những gì chúng ta biết trước đó.
Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về việc Samsung đang phát triển một chiếc điện thoại có thể gập lại và nhiều khả năng sẽ trình làng nó trong năm 2018. Nhưng một bằng sáng chế mới rò rỉ của Samsung cho thấy một thiết bị hoàn toàn khác so với những gì về Galaxy X mà chúng ta thường hình dung trước đó. Nó trông giống với một chiếc điện thoại nắp gập cổ điển hơn.
Bằng sáng chế này được nộp tại Hàn Quốc – được phát hiện và chia sẻ bởi LetsGoDigital. Có một bản lề để bạn uốn cong chiếc Galaxy X này.
Tài liệu chỉ cho thấy hình ảnh mặt sau của thiết bị. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra máy sẽ có một màn hình dài ở phía trước và có thể được xếp lại theo một cách tương tự như flip-phone (điện thoại nắp gập cổ điển).
Phần bản lề giữa hai phần chính của màn hình chính là cơ chế giúp thiết bị có thể gập. Nó sẽ cho phép bạn sở một màn hình dài gấp đôi những chiếc smartphone hiện nay mà không chiếm thêm chỗ trong túi.
Rất nhiều tin đồn trước đây đã gợi ý rằng Galaxy X sẽ có thiết kế giống như một cuốn sách chứ không phải giống như bản thiết kế dưới đây.
Chưa có gì để khẳng định rằng đây là thiết kế cuối cùng của Galaxy X. Chúng ta từng thấy nhiều thiết kế khác nhau cho chiếc điện thoại có thể gập này và vẫn chưa biết lựa chọn cuối cùng của Samsung là gì.
Giám đốc điều hành Samsung Mobile, Dongjin Koh, đã khẳng định rằng Galaxy X đang trong quá trình phát triển và giới công nghệ hi vọng nó sẽ xuất hiện vào năm 2018.
Samsung hưởng lợi khi Apple thâu tóm công ty sạc không dây
Việc Apple thâu tóm công ty chuyên về công nghệ sạc không dây có tên PowerbyProxi không chỉ làm lợi cho hãng, mà còn cả đối thủ - Samsung.
" alt="Đây chính là Galaxy X sẽ trình làng năm 2018?" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Bukayriyah vs Al
- ·[LMHT] ROX tự tin với đội hình mới, SKT tìm được người thay PoohManDu
- ·Zalo, Shopee, DHL chia sẻ bí quyết kinh doanh cho cộng đồng khởi nghiệp
- ·Giá iPhone X giảm xuống còn hơn 31 triệu đồng tại Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1: Thắng nhẹ vừa phải
- ·Digiworld công bố kết quả kinh doanh quý 3 và thương vụ mua lại công ty hàng tiêu dùng
- ·VLTK Công Thành Chiến: Lấy game thủ làm tâm, NPH nỗ lực bù đắp sai sót
- ·Microsoft mất mãnh tướng lâu năm
- ·Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế
- ·Cận cảnh concept xe điện tự lái Nissan IMx
Cho tới nay, LG đã thừa nhận bootloop trên G4, cũng như xử lý một số lỗi xảy ra với Nexus 5X - smartphone hãng sản xuất cho Google. Người dùng cũng phản ánh lỗi với smartphone V10 - smartphone cao cấp mà LG ra mắt năm ngoái.
Phản ứng của LG
Quay trở lại câu chuyện bootloop trên LG G4. Người dùng lần đầu tiên phản ánh về lỗi là vào khoảng tháng 9/2015. Tuy nhiên, phải mất 4 tháng sau, và phải tới lúc khách hàng tập hợp nhau lại để kiến nghị, LG mới thừa nhận lỗi trên sản phẩm của mình và đưa ra giải pháp khắc phục. Công ty sau đó nói rằng sẽ sửa chữa tất cả các máy bị ảnh hưởng, thế nhưng, người dùng phải chờ đợi một thời gian quá lâu để vấn đề của họ được giải quyết.
Các nhà mạng và nhà bán lẻ thì có vẻ nhanh chóng hơn trong việc sửa lỗi, và một số khách hàng được sửa máy nếu smartphone của họ vẫn trong thời gian bảo hành. Dù LG cũng đã sửa một số máy cho người dùng, thế nhưng nhiều khách hàng khác nói rằng máy của họ không được nằm trong diện được sửa chữa hay thay thế.
Smartphone Nexus 5X của LG cũng gặp phải lỗi, và lần này công ty Hàn Quốc có vẻ làm tốt hơn. Theo đó hồi tháng 9 năm nay, một số khách hàng sử dụng smartphone nàyphán ánh máy của họ bị bootloop sau khi nâng cấp lên Android 7 Nougat. Một số khác thì gặp lỗi bootloop do phần cứng, và các trường hợp này là nặng hơn, khó sửa chữa hơn.
Với lỗi do bản update Nougat, Google hỗ trợ người dùng sửa máy nhưng chỉ với các model mua qua Google Store. Những máy mua qua các nguồn khác, họ phải mang tới LG để bảo hành. Còn với lỗi do phần cứng, LG ban đầu tiến hành sửa chữa thông qua chương trình bảo hành thông thường và chuyển sang chương trình trả lại tiềncho khách cách đây ít tuần. Với việc Nexus 5X không còn được sản xuất, hãng không còn linh kiện để thay thế. Bởi vậy, các khách hàng đã mang máy tới LG để sửa chữa đều được hoàn trả lại tiền mua máy. Dù một số người dùng không quá hài lòng với chính sách này, thế nhưng dù sao LG cũng đã xử lý chuyên nghiệp hơn so với trường hợp của G4 trước đó.
Với G5 và V10, có vẻ như tình trạng bootloop không phổ biến như G4. Nếu máy vẫn trong thời gian bảo hành, thường là 12 tháng kể từ ngày mua, người dùng có thể mang máy tới LG để được sửa chữa miễn phí.
Bên cạnh lỗi bootloop trên LG G4 vốn được nhà sản xuất này lên tiếng xác nhận, chúng ta không biết được các trường hợp phản ánh khác từ người dùng có liên quan với lỗi trên G4, hay đó là dấu hiệu của một sự cố hoàn toàn mới.
" alt="Với lỗi bootloop 'truyền kiếp', điện thoại LG có còn đáng mua?" />- Theo đó một số người cho rằng trong phiên bản 7.2 hay 7.3 chúng ta sẽ đón nhận một trang phục Pantheon cùng với hình ảnh của một vị tướng khác lạ mà nhiều người nghĩ mãi không biết là gì.
Trang phục mới của Pantheon có thể là Pantheon Đoạt Hồn
Tuy nhiên sau đó một số người khẳng định rằng đây là vị tướng thứ 135 của Liên Minh Huyền Thoại với tên gọi là Raijin. Thậm chí còn chứng minh bằng một bức ảnh ở cụm máy chủ thử nghiệm pbe với những thông số và những dòng miêu tả ban đầu về Raijin :
Theo đó Raijin – Vị thần Sấm Sét là một vị tướng AP có độ khó là 3 sao. Cùng với dòng ghi chú như sau :” Sinh ra và được nuôi dưỡng trong chiến tranh, Raijin là một vị thần có sức mạnh còn hơn những người tiền nhiệm của mình. Nhanh như chớp giật….“
Việc này gây ra rất nhiều hoài nghi nhưng cũng có phần phấn khích trong cộng đồng người hâm mộ Liên Minh Huyền Thoại khi Raijin có vẻ khác hẳn so với truyền thống thiết kế tướng mới của Riot, và vẫn còn quá sớm để lộ thông tin một vị tướng mới khi Camille còn chưa nóng chổ ở Đấu Trường Công Lý.
Tuy nhiên theo tìm hiểu, thì những bức hình này chỉ là hình … fan art của một hoạ sĩ khéo tay, tuy nhiên mức độ chi tiết và phong cách vẻ lại giống hệt như những hình chính thức giới thiệu tướng của Riot nên gây rất nhiều nhầm lẫn cho mọi người. Theo đó Raijin thật ra là fan art của vị tướng Dota 2 là Zeus…
Mông lung như 1 trò đùa
Có lẽ đây là một cú troll của một người khéo photoshop nào đó để nhằm tạo tiếng cười cho mọi người trong dịp cuối năm thôi.
" alt="[LMHT] Hé lộ sự thật về vị tướng mới xuất hiện vào năm 2017 có tên là Raijin" /> Bộ Công Thương cho biết, toàn bộ 305 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được triển khai trực tuyến mức độ 2 trở lên, trong đó có 157 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiếp nhận, xử lý hơn 600.000 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, đã thực hiện kết nối 5 thủ tục về xuất nhập khẩu với Cơ chế một cửa quốc gia (www.vnsw.gov.vn); đã phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Bộ giao đoạn 2017 - 2020.
Bên cạnh đó, thực hiện nhiệm vụ tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ đã được Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã cải tiến quy trình xử lý văn bản và xây dựng mới Hệ thống văn bản điện tử của Bộ (iMOIT). Bộ Công Thương là một trong những bộ đầu tiên công khai tiến độ xử lý hồ sơ công việc của cơ quan trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Đáng chú ý, với nhiệm vụ ứng dụng CNTT, triển khai công tơ điện thông minh trong đo đếm điện từ xa (ARM), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm điện năng thông minh, đã và đang lắp đặt công tơ điện tử có khả năng thu thập dữ liệu từ xa thay thế công tơ cơ khí tại Hà Nội và TP.HCM.
" alt="Hơn 1,1 triệu công tơ điện tử đã được lắp đặt tại Hà Nội, TP.HCM" />
- ·Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- ·Bảo bối giúp Vanga đưa ra những tiên đoán lạnh người
- ·Tập đoàn Điện lực lập công ty Viễn thông và CNTT, 'rón rén' ra chiến lược cung cấp nội bộ
- ·Ảnh chính thức smartphone Galaxy A5 (2017) cuối cùng đã lộ diện
- ·Soi kèo góc AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1
- ·Trở thành siêu cầu thủ sút 'bách phát bách trúng' với Kick Hero
- ·iOS 11.1 sẽ cải thiện pin đáng kể cho tất cả dòng iPhone
- ·5 lý do vì sao iPhone tốt hơn Google Pixel
- ·Nhận định, soi kèo Celtic vs Young Boys, 3h00 ngày 23/1: Mệnh lệnh phải thắng
- ·Vụ Ford Fiesta 4 tháng bổ máy 3 lần: Khách hàng nói sẽ kiện Ford Việt Nam ra tòa