发布时间:2025-01-22 16:45:15 来源:NEWS 作者:Thế giới
“Tôi không biết kỳ này vợ tôi có qua được không. Mặt bà ấy sưng phù hết cả”,ôngconcáingườibảovệgiàcùngđườngvôphươngcứuvợlịch thi đấu bóng đá hôm qua chú Xuân mếu máo nói.
Từ ngày cô Trần Thị Kim Phượng (sinh năm 1969) bị đột quỵ đến nay cũng đã một tháng rưỡi, chú Xuân phải nghỉ việc để đưa vợ đi nhiều nơi để điều trị. Thế nhưng, bệnh tình của vợ chú vẫn luôn trầm trọng, chưa kịp thuyên giảm thì lại phát hiện mắc phải Covid-19.
Cô Trần Thị Kim Phượng mắc đa bệnh lý, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. |
Theo bác sĩ Kim Vem, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, cô Phượng được nhập viện trong tình trạng tỉnh, tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện căn bệnh rối loạn miễn dịch đang hoạt động (Lupus ban đỏ hệ thống). Đây là căn bệnh tự miễn mà có thể gây tàn phá các cơ quan, đặc biệt là tim, thận.
Bởi vậy, khi được đưa vào viện, cô Phượng đã bị suy thận, suy tim mức độ nặng. Các bác sĩ đã rất nỗ lực để cứu chữa, đồng thời cũng cố gắng liên hệ đến các bệnh viện tuyến cuối, để cô được điều trị tích cực với kỹ thuật cao hơn. Bác sĩ Vem cho biết, sắp tới, cô Phượng sẽ phải lọc máu liên tục, thở máy, sử dụng thuốc kháng sinh mạnh, thuốc kháng viêm… chi phí rất tốn kém.
Ngồi thẫn thờ trên chiếc ghế sắt lạnh lẽo ngoài hành lang bệnh viện, đôi mắt của chú Xuân hướng về phía phòng bệnh của vợ. Người đàn ông gần 60 tuổi đã bạc cả mái đầu, lại chẳng biết phải làm thế nào mới cứu được vợ mình.
Cả đời chú Xuân quanh quẩn với nghề bảo vệ. Trước đó, chú Xuân làm thuê tại một tiệm thẩm mỹ viện ở quận 10, TP.HCM. Đi làm 12 tiếng, từ 8h sáng đến 8h tối, chú được trả lương 6 triệu đồng/ 1 tháng. Đợt rồi, do cô Phượng phát bệnh đột ngột, chú xin nghỉ mà không kịp báo trước, đến nay đã một tháng rưỡi nhưng vẫn chưa nhận được nửa tháng lương cuối.
“Tôi năn nỉ dữ lắm, vợ tôi đang nằm viện, tôi phải đi chăm nên mới phải nghỉ. Mà họ cứ hẹn khất lần, nói là quy định của công ty, dù số tiền chẳng nhiều nhặn, nhưng là tất cả tài sản còn lại của chúng tôi rồi”, chú Xuân chẳng kìm được cảm xúc rối ren pha lẫn bất lực.
Chú Xuân đã cùng đường, chẳng thể "bám víu" vào ai để kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. |
Vợ chồng chú cũng có căn nhà nhỏ. Gọi là nhà, nhưng chỉ nhỏ như cái chòi, rộng 13m2, nép ở bên góc một con hẻm trên đường Nguyễn Lâm (quận 10, TP.HCM). Thậm chí, chú còn chẳng làm được giấy tờ nhà đất. Lấy nhau 13 năm mà đến nay, cô Phượng vẫn chưa thể chuyển vào chung hộ khẩu với chồng.
Trước đây, mỗi ngày cô Phượng bán cà phê vỉa hè, thu nhập may ra đủ tiền ăn cho 2 vợ chồng. Còn tiền lương của chú Xuân chủ yếu để đi khám bệnh, trang trải cuộc sống. Họ gần như chẳng có đồng dư.
Cô Phượng bị bệnh nặng, họ hàng từ dưới quê, rồi bạn bè, hàng xóm rủ nhau gom góp, giúp đỡ cho chú hơn 10 triệu đồng đóng viện phí. Nhưng chi phí mỗi ngày 700-800 ngàn đồng, số tiền ấy chẳng thấm vào đâu.
Theo dự kiến, chi phí để trị bệnh cho cô Phượng là 50 triệu đồng do bác sĩ kê ra, thực chất đã gói ghém hết mức. Dù vậy chú Xuân cũng chẳng biết đào ở đâu ra được. Các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Hồi sức tích cực – chống độc thương cho hoàn cảnh 2 vợ chồng neo đơn, đã đứng ra kêu gọi, nhưng chỉ đỡ được một phần rất nhỏ.
Đôi mắt của chú Xuân đỏ quạch, đục ngầu, vô vọng. Người bảo vệ nghèo không biết đào ở đâu ra số tiền lớn đến thế.
“Cả đời tôi còn chưa được nhìn thấy số tiền nhiều như vậy cô ạ”, chú thều thào.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:相关文章
随便看看