Nhận định, soi kèo Andijan vs Navbahor, 22h00 ngày 26/6: Cửa trên thất thế
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch
Bệnh nhân 20 tuổi điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: BVCC Trải qua rất nhiều thời khắc nguy kịch, bác sĩ Võ Thanh Nhân, Trưởng khoa Ung bướu phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ cùng đồng nghiệp mới có thể cứu sống được cô gái. Đây là trường hợp đầu tiên mà bác sĩ Nhân bắt buộc cho truyền hóa chất khi bệnh nhân đang hôn mê.
Vậy bệnh lý thai trứng là gì? Thực tế, thai trứng là bệnh lành tính của gai nhau do sự phát triển bất thường lớp tế bào nuôi có trong gai nhau, biến thành nhiều túi nhỏ giống như chùm nho chứa đầy nước.
Về cơ chế hình thành, thông thường, sau khi tinh trùng kết hợp với noãn sẽ trở thành trứng thụ tinh, phát triển thành thai nhi và các phần phụ như: nhau và túi ối.
Trong một số trường hợp, tế bào nuôi phát triển quá nhanh, tổ chức liên kết và các mao mạch của mạch máu rốn ở gai nhau không phát triển kịp. Gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành các túi chứa dịch, dính vào nhau, chiếm phần lớn buồng tử cung tạo thành thai trứng. Trứng có thể phát triển thành một khối không có phôi thai hoặc có phôi thai bất thường.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 2 cho biết, nếu theo dõi không tốt, điều trị không đúng, bệnh thai trứng sẽ diễn tiến ác tính thành ung thư nguyên bào nuôi như cô gái 20 tuổi nói trên. Bệnh cũng gây mất máu, suy dinh dưỡng, băng huyết.
Về điều trị, người bệnh sẽ được lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Sau đó, duy trì tái khám, theo dõi chặt chẽ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính. Đây là việc rất quan trọng nhưng nhiều chị em chủ quan và chỉ quay lại bệnh viện khi đã thành ung thư.
Nếu chuyển sang giai đoạn biến chứng ác tính, người bệnh buộc phải điều trị bằng hóa chất, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Sau khi thai trứng được loại bỏ, người bệnh sẽ phải kiểm tra nồng độ hCG và siêu âm định kì kéo dài khoảng 1 năm sau.
Về biểu hiện, người bị thai trứng thường có hiện tượng bị rong huyết, xảy ra sau khi trễ kinh vài tuần. Huyết âm đạo thường là máu bầm đen, loãng, kéo dài. Người bệnh bị nghén nặng, nôn nhiều, thể trạng mệt mỏi, xanh xao, đôi khi xuất hiện phù.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chị em dễ bị chẩn đoán nhầm là dọa sảy thai, có tình trạng của tăng huyết áp, đạm niệu. Khoảng 50% có tử cung to ra nhanh so với tuổi thai, số còn lại có tử cung phát triển bình thường hoặc nhỏ hơn tuổi thai do thai trứng thoái triển. Trong giai đoạn giữa thai kỳ, sờ không thấy phần thai, không nghe tim thai.
Các bác sĩ cho biết, thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay khả năng có thai sau này, ngay cả khi người bệnh đã trải qua hóa trị. Tuy nhiên, chị em nên có thai sau khoảng 1 năm điều trị để nồng độ beta hCG trở về mức bình thường.
Hơn một nửa phụ nữ Việt phá thai vì ngoài ý muốn
53,6% ca phá thai ở Việt Nam là do mang thai ngoài ý muốn, một phần do nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình không được đáp ứng." alt="Thai trứng sẽ chuyển thành ung thư nếu chị em quên làm điều này" />Để bảo vệ thận khỏi những tổn thương, hãy từ bỏ những thói quen dưới đây:
Lười uống nước
Để lọc máu và loại bỏ các độc tố và chất thải, cơ thể cần nước. Khi bạn không uống đủ nước mỗi ngày, độc tố và các chất thải sẽ được tích lũy trong cơ thể và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là thận.
Nhiều thói quen hàng ngày đang khiến thận của bạn quá tải Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây ra rất nhiều áp lực cho thận và khiến chúng suy giảm chức năng. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên tiêu thụ quá 5 gram muối mỗi ngày.
Thường xuyên nhịn tiểu
Công việc bận rộn khiến bạn có thói quen nhịn tiểu. Chúng là nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không tự chủ.
Tiêu thụ đồ uống nhiều đường
Nghiên cứu khoa học cho thấy những người uống 2 hoặc nhiều đồ uống có đường mỗi ngày có nhiều khả năng có protein trong nước tiểu. Đấy là một dấu hiệu sớm của tình trạng suy giảm chức năng thận.
Thiếu vitamin và khoáng chất
Để thận hoạt động tốt, bạn cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể với các loại rau, củ, quả… Thiếu vitamin và khoáng chất có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hoặc suy thận. Vitamin B6 và magiê là 2 trong số những yếu tố quan trọng giúp bạn giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Ăn nhiều protein động vật
Protein động vật, đặc biệt là protein từ thịt đỏ làm tăng áp lực cho thận. Thận sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn và điều này có thể làm cho chúng bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng theo thời gian.
Thường xuyên mất ngủ
Thường xuyên mất ngủ có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh thận. Khi ngủ vào ban đêm, mô thận sẽ có thời gian để tự sửa chữa những tổn thương mà chúng bị vào ban ngày. Nếu bạn mất ngủ, chức năng này không được thực hiện, lâu dần sẽ gây nên các bệnh thận nguy hiểm.
Uống nhiều cà phê
Cũng như muối, caffeine có thể làm tăng huyết áp và tạo nhiều áp lực cho thận. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể làm suy giảm chức năng và gây ra nhiều bệnh thận.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra rất nhiều tác hại không chỉ cho thận mà còn cho cả gan của bạn.
Uống quá nhiều rượu
Uống rượu với lượng nhỏ và điều độ rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn lạm dụng thì nó lại là cách nhanh nhất bạn tàn phá cơ thể. Rượu được xem là một loại “độc tố hợp pháp” gây ra rất nhiều áp lực cho thận và gan.
Xem lọc máu ở cơ sở chạy thận lớn nhất miền Bắc
Hệ thống lọc máu là một vòng tuần hoàn, gồm kim ra và kim vào. Máu từ đường ra sẽ qua màng lọc để lọc sạch máu và nước dư thừa.
" alt="Ăn mặn, nhịn tiểu làm thận có sỏi" />Bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BSCC. Tuy nhiên, sốt xuất huyết sẽ có thêm triệu chứng đau hốc mắt, xuất huyết trên da dạng phát ban, trên da có các xuất huyết li ti hoặc xuất huyết niêm mạc, chảy máu cam, rối loạn kinh nguyệt.
Nếu có biểu hiện sốt cao, bác sĩ Thúy khuyến cáo tốt nhất người bệnh cần đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân trước.
Khi theo dõi tại nhà, người bệnh cần nằm nghỉ, không nên mặc quá kín. Hằng ngày, người bệnh cần theo dõi nhiệt độ và chú ý phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời. Bác sĩ Thúy cho biết người bệnh cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được nghe theo kinh nghiệm mách bảo để chữa mẹo hoặc dùng thêm các loại thuốc khác.
Khi bị sốt xuất huyết chỉ dùng hạ sốt bằng paracetamol đơn chất, dùng 10 - 15mg/kg cân nặng. Người bệnh không dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen, aspirin làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
Người bệnh nên uống nhiều nước, có thể dùng oresol hoặc nước cam, chanh tươi, dừa thay thế. Tăng cường các loại thức ăn mềm như cháo, súp. Không ăn các thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ.
Những trường hợp cần vào viện ngay: nôn liên tục, xuất huyết niêm mạc (chảy máu chân răng, rối loạn kinh nguyệt), giảm tiểu cầu, mệt mỏi, đau bụng đau tăng lên, đi tiểu ít.
Biến chứng của sốt xuất huyết là suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng, rối loạn điện giải, xuất huyết não...
Theo Cục Y tế dự phòng, số ca mắc sốt xuất huyết 8 tháng đầu năm 2023 tập trung tại TP Hà Nội (5.190 ca) và một số tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam như TP.HCM (8.628), An Giang (3.161), Đồng Nai (3.114), Bình Dương (2.482), Bình Thuận (3.118), Sóc Trăng (2.481). Tuýp virus sốt xuất huyết lưu hành năm 2023 chủ yếu là D1, D2.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số ca sốt xuất huyết ghi nhận tăng cao bắt đầu từ tuần 26 (tháng 6) và tăng mạnh trong 3 tuần gần đây. Số mắc trong 8 tháng đầu năm 2023 giảm tại 3 khu vực (miền Nam giảm 71%, miền Trung giảm 44,3%, Tây Nguyên giảm 34%), riêng miền Bắc tăng 125,2%, đặc biệt tại Hà Nội tăng 5,3 lần. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 66.400 ca sốt xuất huyết. Theo báo cáo tại các đại phương có 17 ca tử vong.
Hiếm gặp: Bệnh nhi 7 ngày tuổi bị sốt xuất huyếtTheo bác sĩ Trần Duy Mạnh, người điều trị trực tiếp cho bé, sốt xuất huyết là bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới, tuy nhiên, rất ít gặp ở trẻ sơ sinh." alt="Hà Nội thêm cả nghìn ca sốt xuất huyết: Dấu hiệu nào cần vào viện ngay" />Trụ sở hoạt động của nhóm Bông hồng đen Trước tháng 4, nhóm người này có thực hiện việc thu nhận máu của người dân nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được số người và độ tuổi cụ thể.
Khi làm việc với tổ thanh tra, kiểm tra của địa phương, đại diện nhóm là bà Đ.T.U (sinh năm 1971, trú tại TDP 2, phường Hải Sơn) cho biết, ai đến lấy máu sẽ được nhận 100.000 đồng. Bà U. phủ nhận việc vận động các học sinh kêu gọi bạn đi lấy máu để nhận tiền công 25.000 đồng/người.
Theo bà U., nhóm Bông hồng đen được thành lập với chức năng thông tin, tuyên truyền, tư vấn nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV ở những người sử dụng ma túy, gái mại dâm, người có các vấn đề về sức khỏe sinh sản... từ 16 đến 24 tuổi.
Bà Bùi Thu Thủy, Trạm phó Trạm y tế phường Hải Sơn cho biết, năm người trong nhóm Bông hồng đen đều nhiễm HIV.
Công an quận Đồ Sơn cho biết, đơn vị đã triệu tập các cá nhân trong nhóm Bông hồng đen lên làm việc. Hiện nhóm này đã phải tạm dừng hoạt động, phối hợp với công tác xác minh của cơ quan công an.
Trước đó, theo lãnh đạo UBND quận Đồ Sơn, khoảng 10h sáng 18/8, một số phụ huynh phản ánh, tại căn nhà số 44 đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Hải Sơn có một nhóm phụ nữ lấy máu hàng loạt học sinh không rõ mục đích.
Nhận được thông tin, UBND phường Hải Sơn đã phối hợp với lực lượng công an, y tế thành lập đoàn kiểm tra. Tại căn nhà được nhóm người trên thuê làm văn phòng hoạt động, cơ quan chức năng phát hiện có 12 học sinh (gồm cả nam và nữ).
Trong đó có 4 học sinh nữ đang ở phía trong và được nhóm người trên tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV. Bên ngoài có 8 học sinh dưới 16 tuổi đang chờ.
Toàn cảnh vụ nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy máu học sinh ở Hải Phòng
Chính quyền phường Hải Sơn yêu cầu nhóm "Bông hồng đen" trong ngày hôm nay, 21/8, phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan đến hoạt động được các cấp có thẩm quyền cho phép." alt="Nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy máu hơn 200 người, đưa mỗi trường hợp 100.000 đồng" />TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương Tương tự, Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hơn tháng nay vẫn duy trì điều trị nội trú cho khoảng 130 bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
Bác sĩ Nguyễn Thành Nam - Giám đốc Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ thường diễn biến quanh năm, tuy nhiên ca bệnh tăng nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa. Khi đó, không khí ẩm ướt, tình trạng trẻ ho, sốt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi đều tăng lên.
Viêm tiểu phế quản gặp nhiều ở trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Biểu hiện ban đầu thường gặp là trẻ sổ mũi, ho nhẹ và sốt trong 1 đến 2 ngày. Sau đó, triệu chứng này có thể tăng lên, trẻ ho nhiều hơn, thở nhanh và thở khò khè. Khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản thường sẽ gây ho rất lâu, trong khi đó bệnh lại không đặc hiệu với kháng sinh nên việc điều trị phải rất kiên trì, tái khám thường xuyên khiến cha mẹ có tâm lý lo lắng.
Về dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn phải vào viện, TS.BS Hải cho biết, diễn biến của các trường hợp viêm đường hô hấp do virus, các triệu chứng đầu tiên là viêm long đường hô hấp ví dụ như ho, chảy mũi, hắt hơi... Hầu hết các trường hợp kèm theo triệu chứng sốt diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục.
“Nhưng khi đã giảm sốt rồi, trẻ có biểu hiện sốt lại cùng với mệt mỏi, ăn kém… đó là dấu hiệu mà chúng ta phải nghĩ rằng liệu có bội nhiễm do vi khuẩn sau khi nhiễm virus hay không?”, bác sĩ nhấn mạnh.
Khi không may tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng ta nên có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Thông thường, chúng ta bật điều hòa cả ngày, trong mùa dịch bệnh như thế này, tại gia đình hoặc lớp học nên tắt điều hòa 2-3 lần/ngày, mở hết cửa để đảm bảo thông thoáng môi trường không khí trong phòng.
Thứ 2, các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như nhỏ nước mũi, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên…
Các chuyên gia cho rằng vi khuẩn, virus, nấm mốc, khí độc, bụi… là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên. Mầm bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua các giọt bắn hô hấp trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện gần. Ngoài ra, nếu chạm tay vào các bề mặt có dính virus hay vi khuẩn gây bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
TS.BS Hải cũng khuyến cáo, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện. “Một số trường hợp, chúng ta có thể xác định sớm các tác nhân gây bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp sớm, mang lại hiệu quả tốt hơn”, bác sĩ cho biết.
Phân biệt triệu chứng cúm A với bệnh đường hô hấp ở trẻ emĐể phân biệt được trẻ đang mắc cúm A và bệnh về đường hô hấp khác: cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm khuẩn…, cha mẹ có thể xác định dựa trên triệu chứng bệnh." alt="Bệnh đường hô hấp nguy cơ gia tăng khi trẻ quay lại trường học" /> Bạn đọc Báo VietNamNet giúp đỡ gia đình chị Lộc số tiền 15.845.500 đồng Hoàn cảnh chị Lộc hết sức thương tâm. Gần 10 năm nay, hai mẹ con chị chịu cảnh đau đớn do bệnh tật hành hạ. Cách đây 8 năm, khi vừa sinh con được 6 tháng, chị phát hiện bị lupus ban đỏ.
Trải qua 4 năm điều trị, tình trạng bệnh của chị Lộc vẫn không thuyên giảm, trái lại biến chứng dẫn đến suy thận nặng, cơ quan nội tạng suy yếu.
Đúng lúc đó, con gái chị bị suy tuỷ rồi qua đời khi mới tròn 10 tuổi. Ngày nhận tin dữ, người mẹ khốn khổ ngất lịm phải đi cấp cứu. Vừa hồi tỉnh, chị Lộc lại rơi nước mắt khi nghĩ đến con. Nhớ đến đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ, được bạn bè quý mến, chị đau thắt ruột thắt gan.
Bệnh tình nặng nhiều lúc khiến chị Lộc trở nên hết sức bi quan. Hiện nay, gia đình còn phải gánh khoản nợ lên đến hơn 100 triệu đồng tiền do vay chữa bệnh cho mẹ con chị suốt thời gian qua.
Thông qua tài khoản Báo VietNamNet, bạn đọc đã ủng hộ chị Bùi Thị Lộc số tiền 15.845.500 đồng. Anh Bùi Văn Nhượng, chồng chị Lộc tỏ ra xúc động: “Gia đình tôi thực sự cảm ơn tấm lòng của mọi người. Dịch bệnh thế này tôi chẳng kiếm đâu ra việc để lo viện phí cho vợ. Giờ có số tiền này, vợ tôi thêm cơ hội điều trị. Tôi hy vọng cô ấy sẽ cố gắng chống chọi với bệnh tật để không phụ tấm lòng của các nhà hảo tâm”.
Phạm Bắc
Lời kêu cứu khẩn thiết của bé trai 8 tuổi mắc nhiều bệnh hiểm nghèo
Cùng một lúc mắc đến 4 căn bệnh hiểm nghèo, trong hơi thở yếu ớt, cậu bé Luân tội nghiệp cầu xin bác sĩ giúp con thêm cơ hội được sống.
" alt="Chị Bùi Thị Lộc suy thận nặng nhận sự giúp đỡ của bạn đọc" />
- ·Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
- ·Đấu giá biển số chiều 28/12: Biển 'lộc phát' của Hà Nội giá cao nhất 1,05 tỷ
- ·Cả nước thêm 2.709 ca Covid
- ·Sữa Ensure nước hay bột tốt hơn?
- ·Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
- ·Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
- ·Đấu giá biển số sáng 28/12: Biển 'tứ quý' 8 của Hà Nội giá cao nhất gần 1,4 tỷ
- ·Thanh niên hôn mê sau khi hút thuốc lá điện tử có bơm tinh dầu
- ·Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- ·Mega Grand World
Giá bất động sản bị đẩy quá cao, dù có giảm trong những tháng cuối năm nhưng vẫn gấp nhiều lần so với thời điểm 2018 (Ảnh: Hoàng Hà) Số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, năm 2018 có gần 200.000 sản phẩm mới được cung cấp cho thị trường. Năm 2019, nguồn cung đã sụt giảm gần 1 nửa chỉ còn 110.000 sản phẩm. Năm 2020, thời điểm dịch Covid-19, nguồn cung tiếp tục khan hiếm, giảm còn hơn 90.000 sản phẩm (tương đương 50% năm 2018).
Đầu năm 2021, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng vẫn đón nhận hàng loạt cơn sốt đất trên diện rộng. Số lượng các nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường tăng cao chưa từng có. Nguồn cung căn hộ mới tiếp tục giảm xuống còn hơn 50.000 sản phẩm.
Trong khi nguồn cung giảm mạnh thì giá bất động sản lại bị đẩy quá cao. Áp lực tăng giá đầu vào như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn... và lạm phát tăng cao đã gây áp lực lên giá thành bất động sản.
"Dù giá bất động sản có giảm trong những tháng cuối năm nhưng vẫn gấp nhiều lần so với thời điểm 2018. Cắt lỗ chỉ đúng với nhà đầu tư ngắn hạn", ông Đính nhận định.
Dự báo về diễn biến thị trường bất động sản trong thời gian tới, ông cho rằng, có 2 kịch bản xảy ra. Thứ nhất, thị trường bất động sản năm 2023 khả năng vẫn còn khó bởi dòng vốn chưa được khơi thông.
Thứ hai, sau Tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh. Thị trường sẽ dần ấm lên và ổn định đến cuối năm. Theo ông Đính, kịch bản này có thể xảy ra cao hơn.
Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo, thị trường bất động sản hết năm 2022 còn trầm lắng, chỉ có thể phục hồi, phát triển lành mạnh hơn, minh bạch hơn và chuẩn mực hơn từ năm 2023 nhờ những bước tiến về môi trường pháp lý; triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan cùng với đà tăng trưởng của các hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng; sự phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0; sự đa dạng của các nguồn lực tài chính...
Cũng theo ông Lực, bên cạnh các phân khúc truyền thống (nhà ở, khu công nghiệp, nghỉ dưỡng, văn phòng…), dự báo sản phẩm trên thị trường bất động sản sẽ ngày càng đa dạng, với sự xuất hiện và phổ biến hơn của một số phân khúc như bất động sản nghĩa trang, bất động sản số, bất động sản tâm linh, sức khỏe…
Cơ sở dữ liệu đất đai cần được xây dựng tập trung
Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam để thích ứng, doanh nghiệp bất động sản sẽ chủ động cơ cấu lại sản phẩm tại các dự án đang phát triển theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới. Khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số được các doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng tích cực vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cung cấp thông tin, dữ liệu về thị trường, giúp thị trường bất động sản minh bạch, phát triển bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.
Trao đổi cụ thể về xu hướng chuyển đổi số trong bất động sản, ông Nguyễn Khắc Thế, Trưởng phòng Đo đạc bản đồ và cơ sở dữ liệu đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường) cho rằng, muốn phát triển thị trường bất động sản minh bạch bền vững thì nhất thiết dữ liệu thị trường bất động sản phải gắn liền với dữ liệu đất đai và trong đó chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu.
"Nhưng theo quy định hiện nay cần phải lưu ý dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì có thể công khai nhưng còn thông tin địa chính liên quan đến chủ sở hữu đất thì đây là thông tin riêng tư cần được bảo vệ và thông tin này nên được chia sẻ ở mức độ nào thì giữa Bộ Xây dựng và Tài nguyên Môi trường sẽ phải ngồi bàn lại với nhau", ông Thế nói.
Cũng theo ông Thế, để thị trường BĐS minh bạch, bền vững hơn, Bộ Tài nguyên Môi trường kiến nghị Chính phủ và Quốc hội tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật đất đai, trong đó cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng theo hướng tập trung thống nhất đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện trong việc xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai.
Đồng quan điểm, ông Đặng Tùng Anh, Phó giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử, Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và truyền thông), cho biết, thời gian vừa qua Bộ Thông tin và truyền thông đã tham mưu để Chính phủ ban hành nhiều văn bản liên quan tới chuyển đổi số như Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Đây là những văn bản quan trọng trong chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ về chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.
Nằm trong xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, ông Tùng Anh cho rằng bất động sản cũng sẽ phải chuyển mình mạnh mẽ, bởi chỉ có chuyển đổi số trong giai đoạn này mới giúp mang lại nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng với chi phí rẻ hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các chiến dịch marketing hấp dẫn, hiệu quả và nhanh chóng.
“Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả. Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản cũng vậy, những vấn đề như hành lang pháp lý, nhận thức, áp dụng công nghệ, hay khó khăn về nguồn lực là một bài toán khó, cần có sự quyết tâm của Bộ Xây dựng cũng như các bộ, ban ngành có liên quan”, ông Tùng Anh cho biết.
Bơm 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế có làm tan băng bất động sản?Việc nới hạn mức (room) tín dụng thêm 1,5-2%, sẽ có 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế kể từ nay đến hết năm được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản đang gặp khó." alt="Dự báo 2 kịch bản bất động sản 2023 hé lộ thời điểm thị trường ấm lên" />- Dưới đây là danh sách 10 mẫu xe có doanh số thấp nhất trong tháng 11 vừa qua:" alt="Top 10 xe bán chậm tháng 11: Suzuki Jimny bán được chiếc đầu tiên và đội sổ" />
"Khi y tá thông báo tin này qua điện thoại, tôi đã bị sốc đến mức gần như ngã quỵ. Tôi không phải là người thích tắm nắng, tôi sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 và tôi lớn lên ở xứ Wales, nơi hầu như lúc nào cũng mưa", Lee, 29, tuổi kể.
Theo Insider,Lee lần đầu tiên nhận thấy một nốt ruồi đen to bằng hạt đậu trên da đầu vào tháng 7/2021. Lúc đó, cô chụp ảnh để quyết định xem có nên nhuộm tóc hay không. Suốt vài tháng sau, các bác sĩ đều nhận định nốt ruồi này không nguy hiểm, có thể là một loại nấm sẽ tự khỏi.
Nhưng Lee vẫn tiếp tục đi khám. Đến tháng 11/2021, một bác sĩ da liễu đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ và sinh thiết nốt ruồi lạ.
Vào tháng 1, kết quả xét nghiệm xác nhận Lee bị u hắc tố dạng ác tính giai đoạn ba đồng nghĩa ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết.
Sau đó, cô đã trải qua ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ để loại bỏ 24 hạch bạch huyết vào tháng 3.
Hiện tại, Lee không còn dấu hiệu của bệnh ung thư trong cơ thể. Dù vậy, cô vẫn tiếp tục dùng hai loại thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa.
Các chuyên gia ung thư khuyên mọi người nên để ý tới những nốt ruồi có sự thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc một đốm nâu, đen mới xuất hiện.
Quá trình chữa trị khiến Lee rút ra kinh nghiệm rằng không bao giờ được đánh giá thấp tác hại của ánh nắng mặt trời. “Uung thư da có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu - ngay cả trên da đầu của bạn", cô chia sẻ.
Theo Hiệp hội Da liễu Anh, ung thư hắc tố da hiếm gặp nhưng nguy hiểm hơn các loại khác vì có khả năng xâm lấn các bộ phận của cơ thể cao nhất.
Dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ ghi nhận, tại Mỹ, năm nay có gần 100.000 trường hợp ung thư hắc tố da, khoảng 7% trong số đó đã tử vong.
Một trong những nguyên nhân chính là do tiếp xúc quá nhiều với sóng cực tím từ ánh sáng mặt trời. Da nhợt nhạt dễ cháy nắng, thành viên trong gia đình từng bị u ác tính sẽ làm tăng khả năng phát triển bệnh này.
Loại ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh trong đó các tế bào ung thư hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là một loại ung thư phổ biến, nguy cơ ở nữ giới cao hơn nam giới." alt="Phát hiện ung thư da từ nốt ruồi đen to bằng hạt đậu trên đầu" />Jessica phát hiện con có vấn đề sức khỏe từ thay đổi nhỏ ở mắt Các cuộc kiểm tra cho thấy đứa trẻ 8 tháng, mới biết đi, có khối u ở xoang. Căn bệnh này rất hiếm, đến tận tháng 1/2022 mới được đặt tên chính thức.
Ung thư di căn đến não và xuống tủy sống của Ted. Câu bé mất vào tháng 4, khi mới 16 tháng tuổi. Hóa trị và phẫu thuật cũng không cứu được cậu.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm của Jessica đã giúp gia đình có thêm 8 tháng ở bên cạnh con.
Jessica, sống ở Nottingham (Anh), tâm sự: “Tôi rất mừng vì đã tin tưởng vào bản năng của mình. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ mất con sớm hơn nếu không nhận ra lúc đó”.
'Mắt Ted không sưng nhiều khi tôi mới phát hiện nhưng trong vòng một tuần, khuôn mặt bé đã hoàn toàn thay đổi”.
Jessica và Lee đã trở nên lo lắng khi mắt của Ted bị méo trong kỳ nghỉ gia đình ở Wales. Mắt bé như đang nhô ra nhưng không viêm, không đau.
Khi trở về nhà, họ đưa con đến Khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Queen ở Nottingham, hy vọng rằng họ đã phản ứng quá mức.
Tuy nhiên, các bác sĩ đã xác nhận đây là căn bệnh hiếm, chưa có phương pháp đặc trị.
Ted đã trải qua 6 đợt hóa trị để thu nhỏ khối u và phẫu thuật tại Bệnh viện Great Ormond Street để loại bỏ phần lớn khối u vào tháng 12/2021.
Cậu bé có thể đón Giáng sinh ở nhà với các anh trai Ben, 16 tuổi và Charlie, 14 tuổi.
Sau đó, Ted đã phải tiếp tục hóa trị vào năm mới. Bố mẹ phát hiện ra một khối u trên trán của cậu. Siêu âm cho thấy não của Ted bị đẩy về phía trước.
Bệnh nhi phải mổ khẩn cấp để đặt ống dẫn lưu giúp giảm áp lực nhưng sức khỏe của Ted tiếp tục đi xuống.
Vào tháng 3, một cuộc kiểm tra ghi nhận ung thư đã di căn đến não và xuống tủy sống của Ted. Các bác sĩ ngừng hóa trị và Ted mất 10 ngày sau đó, vào ngày 9/4.
Hiện gia đình nỗ lực thành lập một tổ chức từ thiện để giúp các gia đình có trẻ em bị bệnh nặng.
Cô gái trẻ bị ung thư di căn thủng tử cung, xẹp phổi vì không nghe lời bác sĩ
Từ một bệnh lý lành tính nhưng không tái khám suốt 2 năm, cô gái trẻ bị diễn tiến sang ung thư di căn, xâm lấn phổi, ăn thủng tử cung, nguy kịch tưởng như không thể qua khỏi." alt="Mẹ phát hiện con bị ung thư từ thay đổi nhỏ ở mắt" />
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·3 bệnh nhân Covid
- ·Khởi động chương trình hỗ trợ 98% doanh nghiệp Việt bước vào kỷ nguyên số
- ·Cả nước còn tồn 21,5 triệu liều vắc xin Covid
- ·Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
- ·Phẫu thuật bắt con và bóc khối u xơ kích thước lớn cho một sản phụ
- ·Lừa mượn tiền đáo hạn ngân hàng, người đàn ông chiếm đoạt gần 700 triệu đồng
- ·Bình Định tìm nhà đầu tư dự án khách sạn, thương mại 2.500 tỷ tại khu 'đất vàng'
- ·Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Dewa United, 19h00 ngày 17/1: Giữ vững ngôi đầu
- ·Chế độ ăn thô, thuần chay giảm cân theo mạng xã hội dễ ảnh hưởng sức khỏe