Ở giai đoạn này, bệnh nhân được phẫu thuật lấy u tại chỗ, sau đó sử dụng các biện pháp bổ trợ. Bệnh có đặc thù là khả năng tái phát cao, thường tái phát tại chỗ. "Ở góc độ nào đó, ung thư bàng quang giai đoạn sớm được coi là mạn tính hơn là ác tính do tiên lượng tốt, dù có thể gây phiền hà cho bệnh nhân khi phải thường xuyên đi khám lại, theo dõi sát để đánh giá mức độ. Vì thế, bệnh nhân không nên quá bi quan", bác sĩ Giang chia sẻ.
Bổ sung ý kiến, Thạc sĩ Bùi Xuân Nội, Phó trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện K Trung ương, cho hay một tổng kết của khoa này và khoa Nội 3, cho thấy trong 500 bệnh nhân ung thư bàng quang đã được cắt bàng quang toàn bộ tạo hình (giai đoạn có xâm lấn), gần 61% bệnh nhân sống thêm 5 năm không bệnh. Đây được đánh giá là tỷ lệ tốt.
Triệu chứng dễ gặp nhất của ung thư bàng quang
Tiểu lẫn máu là triệu chứng thường gặp nhất. Trong ung thư bàng quang, tiểu lẫn máu thường có đặc điểm tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu, gần 2.000 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%.
Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác, bác sĩ khuyên phải nghĩ đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
"Chị em cần phân biệt ra máu khi tiểu với ra máu kỳ kinh, còn nam giới cũng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý hệ tiết niệu, sinh dục, như ung thư tuyến tiền liệt xâm lấn bàng quang. Nhìn chung, tất cả những triệu chứng ra máu bất thường đều phải đi khám", bác sĩ Giang khuyến cáo.
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màudo bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích cũng là biểu hiện hay gặp, thường có trước triệu chứng tiểu lẫn máu. Khi thấy nước tiểu màu sậm hơn bình thường dù đã uống đủ nước thì nên đi khám, xét nghiệm.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư bàng quang có thể bị viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn, di căn xa, các biểu hiện, các triệu chứng thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu... Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu.
Những dấu hiệu trên chưa khẳng định được bệnh nhân đã mắc ung thư bàng quang vì cũng có thể gặp ở một số bệnh lành tính. Tuy nhiên, ngay khi thấy những dấu hiệu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Sản phụ 26 tuổi quê Đăk Nông, khám thai phát hiện thai nhi ở ở tuần thứ 24,5 có khối bướu bạch huyết to ở vùng cổ và cằm dưới. Người mẹ là một điều dưỡng quyết định giữ lại thai nhi vì đây là đứa con đầu tiên của chị.
19 ngày trước ca mổ, siêu âm cho thấy khối bướu từ vùng cổ lan lên dưới lưỡi rồi qua gò má trái dưới mắt. Khối bướu này quá lớn đã bít kín đường thở, đẩy lưỡi em bé ra khỏi miệng, bít kín thực quản.
Để cứu thai nhi, phải cần đến 2 ê-kíp phối hợp nhịp nhàng của hai bệnh viện: Nhi đồng 1 và Từ Dũ. Sau khi hội chẩn, cả hai đưa đến quyết định áp dụng kỹ thuật EXIT cho ca mổ bắt con vào ngày 29/1. EXIT được hiểu đơn giản là can thiệp bào thai ngay khi sinh.
Hai ê-kíp chạy đua với thời gian để cứu bé sơ sinh bị bướu chèn đường thở.Ảnh:BSCC
Ngay sau khi kíp mổ bắt con của BV Từ Dũ, em bé ngoi lên khỏi bụng mẹ, bánh nhau vẫn còn dính chặt thì bác sĩ Nhi đồng 1 lập tức vào phẫu thuật đặt nội khí quản cho bé.
Theo bác sĩ Phan Thanh Bình, Phó Trưởng khoa điều hành Khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ, tư thế nửa trong bụng mẹ, nửa bên ngoài này đã giúp các bác sĩ sản và bác sĩ nhi có đủ thời gian thao tác đặt ống thở.
Chỉ có 2,5 phút để bác sĩ đặt ống thở giúp bé bước qua cửa tử. Ảnh: BSCC
Những trường hợp này sinh thường, cắt rốn ngay sau khi bé ra khỏi bụng mẹ sẽ tử vong ngay do không có oxy vì lúc này khối bướu bịt kín đường thở bé. Nên khi trong bụng mẹ em bé được cung cấp oxy qua dây rốn, giữ dây rốn khi bé vừa ngoi khỏi bụng mẹ đặt ống thở sẽ giúp bé bước qua cửa tử.
Ca mổ này đòi hỏi bác sĩ phỉ chạy đua với thời gian nếu không có thể ảnh hưởng tính mạng cả mẹ lẫn con. Kích thước khối bướu ước lượng khoảng 12x12. Sau khi bé được đặt ống thở đã chuyển qua BV Nhi đồng 1 chăm sóc.
Em bé được đặt ống thở thành công và chuyển về BV Nhi đồng 1 chăm sóc. Ảnh: BSCC
Bác sĩ Phan Thanh Bình cho biết thêm, những trường hợp u bạch huyết lớn chèn ép đường thở có thể khiến em bé tử vong khi vừa sinh xong. Nếu không có kỹ thuật EXIT, bác sĩ thường khuyến thai phụ nên hủy thai để đảm bảo an toàn.
Trước đó ngày 21/1, hai bệnh viện Nhi đồng 1 và BV Từ Dũ cũng đã mổ thành công ca tương tự cho một sản phụ 30 tuổi ở Phú Yên, cháu bé cũng có bướu tương tự song kích thước nhỏ hơn.
Kỹ thuật EXIT can thiệp bào thai khi chuyển dạ sinh, được áp dụng thành công ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha từ năm 2013. Kỹ thuật EXIT được áp dụng thành công sẽ giữ lại được nhiều thai nhi bị một số dị tật. Sau khi sinh, các bác sĩ sẽ sửa chữa dị tật cho các bé và có thể các bé sẽ phát triển như bình thường sau này.
Phan Nhơn
- Bé có nguy cơ tử vong khi lúc cắt dây rốn do bị bướu chèn đường thở, hai bệnh viện sản và nhi đã phối hợp nhịp nhàng trong 8 phút để đặt nội khí quản cho bé khi chưa ra bụng mẹ.
" alt=""/>Hai bệnh viện thực hiện ca mổ “thần tốc” cứu thai nhi bị bướu chèn đường thở