Phá rừng làm kinh tế
Vừa nói bác vừa chỉ vào những mảng bêtông lục giác mòn nhẵn,árừnglàmkinhtếbang xep hang v lich 2024 vài chỗ trơ lên những thanh sắt gỉ sét bên trong. Xa xa, những tảng đá "bánh ú" lúc ẩn lúc hiện khi những cơn sóng đi qua. Bác kể trước đây, rừng chạy từ đá "bánh ú" đến con đê này, lúc ấy, con đê vẫn còn bằng đất, nhỏ và thấp, nhưng rừng đã bảo vệ đất, bảo vệ công sức của bao nhiêu năm ngọt hóa vùng ven biển này. Thế nhưng hơn chục năm nay, rừng gần như không còn. Chuyện của bác đến đó thì khựng lại.
Mới đây, tôi cũng có cảm giác khựng lại khi đọc được thông tin tỉnh Thái Bình chuyển đổi hơn 11.000 ha Khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có rừng ngập mặn) thành khu đô thị, du lịch, nghỉ dưỡng, sân golf. Sinh ra và lớn lên bên những cánh rừng ngập mặn, một lần nữa tôi thấm thía thực tế: giá trị của rừng trở nên quá "nhẹ" và đòn cân luôn lệch về phía lý do phát triển kinh tế.
Khi tôi còn nhỏ, rừng ở Gò Công còn nhiều lắm. Với hệ sinh thái và sản vật đa dạng, các cánh rừng ngập mặn đã nuôi sống và là "tấm khiên" che chở cho biết bao con người và vùng đất bên trong.
Nhưng rừng ngập mặn dần mất đi, đầu tiên là do xâm thực của biển, với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tiêu cực, nước biển dâng cao và quy luật bồi lở của tự nhiên. Sau đó là các hoạt động của con người. Bác Ba nói việc quản lý lỏng lẻo đã "tiếp tay" cho nạn phá rừng. Ban đầu chỉ là lẻ tẻ người dân lấy cây về làm nhà. Rồi không biết từ đâu, những chiếc ghe lặng lẽ cập vào lúc nước lớn, mang cây đi; bắt đầu với những cây ngã đổ, sau đó đến những cây còn sống. Những gốc đước mất 20-30 năm mới trưởng thành bị chặt đi trong vài phút.
Có dạo, nghề nuôi tôm phát triển. Các ao tôm mọc lên, còn rừng co hẹp lại. Người dân dần lấn chiếm. Ban đầu là cái chòi nho nhỏ, dần lớn hơn, cuối cùng thành ra căn nhà kiên cố. Người này ở được người kia cũng ở, cứ thế xóm này xóm khác mọc lên. "Gò Công anh dũng tuyệt vời/ Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây. Cái đám lá tới mức tối trời ấy giờ là khu công nghiệp mấy trăm mẫu rồi. Giờ kiếm ra được đám lá khó lắm", bác Ba nói.
Tiền Giang hiện chỉ còn gần 1.300 ha rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ 63.000 ha đất tự nhiên của các địa phương như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công... Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhiều năm qua, rừng ngày càng bị suy giảm. Huyện Gò Công Đông quê tôi mỗi năm bị xâm thực khiến bờ biển sạt lở mất 10-20 m, rừng phòng hộ mất theo trung bình 20 ha.
Khi rừng ngập mặn phòng hộ mất gần hết, sóng biển bắt đầu xâm thực, cuốn trôi các con đê bao quanh các ao tôm. Các ngôi nhà, ao tôm cũng bị cuốn đi, để lại những con người "vô gia cư" chật vật với cuộc sống.
Hiện nay, con đê đất đã được thay bằng bêtông kiên cố hơn, và cũng có dự án làm các đoạn đê chắn sóng. Nhưng báo cáo "Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển" của World Bank năm 2020 cho thấy hai phần ba tổng chiều dài đê cả nước không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Để đảm bảo an toàn cho cộng đồng, cần phải cập nhật tiêu chuẩn, nâng cấp đê, và có cơ chế duy tu bảo dưỡng hạ tầng. Chi phí để thực hiện các biện pháp trên có thể tiêu tốn hơn 2,2 tỷ USD, ngoài ngân sách duy tu bảo dưỡng khoảng 10-40 triệu USD mỗi năm.
Nhìn từ góc độ này, tôi thực sự không chắc chắn liệu có nên đánh đổi những giá trị kinh tế có được từ việc phá đi rừng ngập mặn để phải bù lại những khoản tiền khổng lồ hàng năm nhằm bảo vệ bờ biển ngày càng bị xâm lấn. Thay vào đó có lẽ nên áp dụng cách nhìn "thuận thiên" hơn, nghĩa là đưa rừng ngập mặn vào thành một phần của giải pháp bảo vệ bờ biển. Khác với những giải pháp công trình, rừng ngập mặn có tính thích ứng cao hơn với diễn biến địa chất phức tạp của bờ biển. Hoạt động khôi phục, bảo vệ rừng ngập mặn cần mang tính liên tỉnh và đa ngành, chứ không phải nơi ra sức khôi phục, nơi lại phá bỏ đi. Bên cạnh đó là việc cân bằng giữa rủi ro và cơ hội khi đặt lên bàn cân: bảo vệ hay phá rừng làm kinh tế.
Bác Ba nhắc lại với tôi một điều nhiều người đã biết: không ai chọn được cha mẹ và quê hương. Nhưng bác nói mỗi người có thể chọn cách bảo vệ hay tàn phá nơi mình đã sinh ra. Bác buồn bã đồ rằng, ở vào tuổi đã 70, bác sẽ không còn đủ thời gian nhìn thấy những cánh rừng ngập mặn hồi sinh trên mảnh đất Gò Công nữa.
Nguyễn Minh Kha
下一篇:Soi kèo góc Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- Nghe những tàn phai
- Vụ cơ sở Phương Anh và Luật bảo vệ trẻ em
- Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Kèo vàng bóng đá AS Roma vs Genoa, 02h45 ngày 18/1: Tiếp đà hồi sinh
- HLV HAGL lý giải việc để Tuấn Anh và Xuân Trường dự bị
- Than Quảng Ninh 0
- Cho người yêu vay tiền, chia tay đòi cách nào?
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
- Người đàn ông giật tóc, đánh bé 2 tuổi ở Lào Cai
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
- Thời gian quân ngũ có được tính để hưởng thâm niên nhà giáo?
- Như viên đá cuội
- Vietlott trao học bổng 5 năm đến sinh viên Học viện Tài chính
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Quảng Nam, 19h15 ngày 19/1: Niềm tin cửa trên
- Kết quả bóng đá hôm nay 6/8
- Mỗi tháng kinh doanh được 4 triệu đồng, phải đóng những thuế gì?
- Điểm sàn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2020 từ 16
- Nhận định, soi kèo AL
- Vợ mãi không đẻ, chồng 'ra ngoài' có luôn...
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Nhận định, soi kèo Moreirense vs Farense, 22h30 ngày 19/01: Chia điểm
- Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên
- Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
- Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận
- Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1
- Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
- Nhận định, soi kèo West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1: Nới rộng khoảng cách
- Nhận định, soi kèo Al