Nhận định Nantes vs Nimes, 20h00 ngày 30/8
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01
- "Họ" Vingroup tăng giữa lúc tiền trong tài khoản giới đầu tư bị bào mònMai Chi
(Dân trí) - Sàn HoSE trong sáng nay xanh vỏ đỏ lòng khi phần lớn cổ phiếu giảm giá nhưng VN-Index vẫn tăng nhờ "họ" Vingroup và các ông lớn ngành ngân hàng.
Đà tăng của VN-Index vẫn tiếp tục trong sáng nay (20/8). VN-Index tạm khép lại phiên sáng với mức tăng 4,78 điểm tương ứng 0,38% lên 1.266,4 điểm; VN30-Index tăng 3,48 điểm tương ứng 0,27%. Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,62 điểm tương ứng 0,26% và UPCoM-Index giảm nhẹ 0,01 điểm tương ứng 0,01%.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm giá. Sàn HoSE có tới 207 mã giảm so với 152 mã tăng dù chỉ số tăng. HNX có 74 mã giảm, 62 mã tăng; UPCoM có 106 mã giảm, 114 mã tăng.
Giữa lúc sàn HoSE "xanh vỏ đỏ lòng" thì họ Vingroup đồng loạt tăng giá tốt. VIC tăng 1,9%; VHM tăng 2,1% và VRE tăng 2,5%. Trong đó, khớp lệnh tại VHM đạt mức cao với 11,5 triệu cổ phiếu giao dịch.
Một số mã đầu ngành ngân hàng như VCB, BID, CTG, TPB, MBB tăng giá cũng hỗ trợ đáng kể cho chỉ số chung. Trong đó, BID tăng 2,1%; VCB tăng 1,8% và CTG tăng 1,5%. Chiều ngược lại, một số mã khác cùng ngành điều chỉnh: NAB giảm 2,1%; HDB giảm 1,1%; EIB, MSB, STB giảm nhẹ.
Phần lớn cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính giảm giá: AGR, VDS cùng giảm 1,4%; BSI giảm 1,3%; VIX giảm 1,2%; FTS giảm 1%; CTS, ORS, VCI, HCM, VND, TVS đồng loạt giảm.
Nhóm bất động sản phân hóa. Bên cạnh nhóm cổ phiếu "họ Vin" tăng giá tốt thì SGR tăng trần; SJS tăng 2,7%; QCG tăng 2,6%; PDR tăng 2,6%; DXG tăng 2,4%. Ngược lại, SZC, TCH, TDH, LHG, KBC, NLG, AGG điều chỉnh.
Cổ phiếu ô tô và phụ tùng bùng nổ ở phiên hôm qua nhưng sáng nay đã chịu áp lực chốt lời. HHS giảm 1,9%; HAX giảm 1,5%; CSM giảm 1,2%.
Như vậy, mặc dù VN-Index sáng nay vẫn giữ đà tăng nhưng do phần lớn cổ phiếu trên thị trường điều chỉnh do vậy, giá trị tài khoản của những nhà đầu tư đang ôm cổ phiếu vẫn bị "bào mòn".
Thanh khoản thị trường ở mức thấp. Khối lượng giao dịch trên HoSE tạm dừng ở mức 304,55 triệu cổ phiếu tương ứng 7.372,63 tỷ đồng; trên HNX là 19,94 triệu cổ phiếu tương ứng 360,68 tỷ đồng và trên UPCoM là 19,89 triệu cổ phiếu tương ứng 301,14 tỷ đồng.
Giới phân tích cho rằng, thị trường tiếp tục diễn biến tăng giá sau phiên bùng nổ nhưng đà tăng đang chậm lại trên ngưỡng 1.260 điểm. Thân nến hẹp kết hợp thanh khoản giảm so với các phiên trước, cho thấy trạng thái thăm dò của thị trường và dòng tiền có động thái hạ nhiệt.
Với diễn biến chậm lại này, có khả năng thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch tiếp theo để kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ. Dự kiến thị trường sẽ nhận được hỗ trợ khi lùi bước, với vùng hỗ trợ gần 1.245 điểm, và vẫn có cơ hội hồi phục trở lại để tiếp tục quá trình thăm dò nguồn cung.
Nhà đầu tư được khuyến nghị cần chậm lại để quan sát cung cầu và có thể cân nhắc những đợt điều chỉnh để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu có nền hỗ trợ tốt. Tuy nhiên, cần hạn chế mua đuổi theo giá tăng và cân nhắc vùng giá tốt để chốt lời ngắn hạn.
" alt=""Họ" Vingroup tăng giữa lúc tiền trong tài khoản giới đầu tư bị bào mòn" /> - Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với NgaMinh Phương
(Dân trí) - Quan chức Mỹ nhấn mạnh, quyết định có nhượng bộ lãnh thổ cho Nga hay không là phụ thuộc vào Ukraine.
"Theo tôi, điều quan trọng là Ukraine tự quyết định vận mệnh của mình, chứ không bị áp đặt bởi các cường quốc bên ngoài, kể cả Mỹ", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn ABC Newsngày 1/12.
Ông nói thêm: "Về lãnh thổ, an ninh hay các yếu tố khác, tôi sẽ không bàn công khai về vấn đề đó. Tôi nghĩ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên là người nói về điều đó bởi vì cuối cùng, chúng ta đang đề cập đến đất nước của ông ấy".
Theo ông Sullivan, Kiev hiểu rằng cuộc xung đột cuối cùng sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
"Trong suốt năm 2024, chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Zelensky và đội ngũ của ông ấy về hình thức của các cuộc đàm phán như vậy. Điều quan trọng trong năm nay là chúng tôi cố gắng cung cấp cho Ukraine càng nhiều công cụ càng tốt để họ có thể tham gia đàm phán và cảm thấy có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn", ông cho hay.
Bình luận trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Zelensky bất ngờ để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với Sky News hôm 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được đề nghị bình luận về thông tin gần đây cho rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc cho phép Nga giữ lại lãnh thổ đã kiểm soát ở Ukraine để đổi lấy việc Ukraine trở thành thành viên NATO.
Ông nói: "Nếu muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng tôi cần đưa lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi đang kiểm soát vào chiếc ô bảo trợ của NATO. Chúng tôi cần phải làm điều đó nhanh chóng. Sau đó Ukraine có thể lấy lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã kiểm soát bằng con đường ngoại giao".
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 3 năm, ông Zelensky phát tín hiệu sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn với Nga, đổi lại, NATO sẽ bảo trợ các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát.
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua, chính quyền của ông Zelensky luôn tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Nga rút hết quân và khôi phục lại đường biên giới năm 1991 cho Ukraine.
Theo giới quan sát, những bước lùi trên chiến trường của Kiev cũng như việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump theo đuổi giải pháp nhằm nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine là hai trong số các lý do khiến Ukraine thay đổi lập trường.
Giới chức Kiev gần đây phát đi tín hiệu rằng họ ưu tiên đạt được các đảm bảo an ninh, hơn là vấn đề lãnh thổ, để chắc chắn Nga không thể mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở Ukraine cũng như không thể tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự vào Ukraine sau này.
Tổng thống Zelensky hôm qua cho biết, Kiev cần gia nhập NATO và cần được trang bị thêm vũ khí trước khi đồng ý ngồi vào bàn đàm phán với Nga. Tuy nhiên, đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy NATO sẽ chấp thuận sớm kết nạp Ukraine.
Theo TASS" alt="Mỹ lên tiếng về kịch bản Ukraine nhượng bộ lãnh thổ với Nga" /> - Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng trong 30 nămNinh An
(Dân trí) - Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn cho biết kể từ khi thành lập, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng, sửa đổi, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật.
Sáng 3/7, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo "Kiểm toán Nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển". Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn điểm lại nhanh về lịch sử ra đời của đơn vị.
Từ một cơ quan chưa có tổ chức tiền thân và tiền lệ về hoạt động, được thành lập để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán, đến nay Kiểm toán nhà nước đã được hiến định trong Hiến pháp.
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Hoạt động Kiểm toán nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Kiểm toán nhà nước và hơn 35 bộ luật, luật khác.
Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết Kiểm toán Nhà nước hiện có 32 đơn vị với tổng số hơn 2.000 công chức, viên chức, người lao động.
Tổng kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước giúp Quốc hội có nguồn thông tin, dữ liệu đáng tin cậy để phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; tham gia ý kiến một cách có trách nhiệm và thiết thực giúp Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương hằng năm.
Kết quả kiểm toán hàng năm của đơn vị này còn giúp cho hoạt động giám sát của Quốc hội hiệu quả hơn.
Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện những bất cập của cơ chế chính sách, từ đó đưa ra ý kiến giúp Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính công, tài sản công; quyết định các chính sách kinh tế, tài chính quan trọng của quốc gia.
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 40%.
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục "lỗ hổng" về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
Cơ quan này cũng đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tin tưởng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tận tụy của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Kiểm toán Nhà nước sẽ hoàn thành sứ mệnh, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Kiểm toán Nhà nước xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín; góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, quản trị tài chính, tài sản công, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
" alt="Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý gần 740.000 tỷ đồng trong 30 năm" /> - Chủ tịch tập đoàn nhựa An Phát Holdings từ nhiệmKhổng Chiêm
(Dân trí) - Ông Phạm Ánh Dương đã có 20 năm gắn bó với đại gia đình An Phát và làm Chủ tịch An Phát Holdings từ năm 2017 đến nay.
Công ty cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH) công bố ông Phạm Ánh Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) có đơn từ nhiệm. Trong đơn, ông Dương nêu vì lý do công việc cá nhân nên không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ trong thời gian tới.
Cùng với đó, ông Dương cũng mong muốn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT. HĐQT quyết định ông Dương sẽ vẫn giữ chức Chủ tịch HĐQT, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cho đến khi đại hội đồng cổ đông thông qua việc miễn nhiệm vị trí thành viên HĐQT và bầu bổ sung người thay thế.
Ông Dương sinh năm 1976, trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, đã có khoảng 20 năm gắn bó với đại gia đình An Phát. Từ năm 2017 đến nay, ông làm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings. Trước đó, ông có gần 1 năm làm Chủ tịch Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (công ty con của An Phát Holdings).
Theo báo cáo quản trị công ty nửa đầu năm, ông Dương sở hữu hơn 11,8 triệu cổ phiếu APH, tương ứng 4,87% vốn. Em trai ông Dương là Phạm Hoàng Việt cũng sở hữu hơn 4,3 triệu cổ phần, tương ứng 1,77% vốn. Các thành viên khác liên quan ông Dương không nắm giữ cổ phiếu công ty.
Trước khi có đơn từ nhiệm, ông Dương đã đăng ký bán toàn bộ số cổ phần cá nhân sở hữu nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 27/8 đến ngày 25/9.
Cùng với thông tin Chủ tịch HĐQT từ nhiệm, An Phát Holdings có công bố điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay. Doanh thu thuần giảm 7% còn 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 11% còn 281 tỷ đồng so với kế hoạch đã được đại hội cổ đông thường niên thông qua trước đó.
Gần đây, nhiều lãnh đạo An Phát Holdings công bố thông tin bán cổ phiếu APH. Ông Phạm Đỗ Huy Cường - Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc đăng ký bán 750.000 cổ phiếu APH từ ngày 23/8 đến ngày 20/9. Dự kiến sau giao dịch, ông Cường còn 1,125 triệu cổ phiếu APH, tỷ lệ 0,46%.
Cùng thời gian trên, bà Trần Thị Thoản - Phó tổng giám đốc - đăng ký bán toàn bộ 500.000 cổ phiếu APH đang nắm giữ. Bà Nguyễn Thị Tiện - Phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc - đăng ký bán 750.000 cổ phiếu, dự kiến còn 125.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,05%. Bà Hòa Thị Thu Hà - Phó tổng giám đốc - đăng ký bán toàn bộ 500.000 cổ phiếu.
An Phát Holdings hoạt động trong 6 lĩnh vực chính gồm sản phẩm và nguyên vật liệu sinh học, bao bì, nhựa kỹ thuật và nhựa xây dựng, nguyên vật liệu ngành nhựa, khuôn mẫu và cơ khí chính xác, bất động sản khu công nghiệp. Công ty có 17 nhà máy sản xuất các sản phẩm, nguyên vật liệu ngành nhựa ở Hải Dương, Hưng Yên, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội, Hàn Quốc.
Nửa đầu năm nay, An Phát Holdings đạt doanh thu thuần 6.640 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 271 tỷ đồng. Trong khi doanh thu giảm 10% thì lợi nhuận gấp 6 lần cùng kỳ năm trước.
Công ty cho biết nguyên nhân là trong kỳ, giá hạt nhựa ổn định nên hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm trước. Công ty cũng được lợi từ tỷ giá nên doanh thu hoạt động tài chính tăng, chi phí tài chính được tiết giảm.
" alt="Chủ tịch tập đoàn nhựa An Phát Holdings từ nhiệm" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Safa(KSA) vs Al Jubail, 21h50 ngày 22/1: Bắt nạt đối thủ
- ·Vinhomes của tỷ phú Vượng muốn trồng rau, trồng hoa, vệ sinh công nghiệp
- ·Cuộc sống khó khăn của du học sinh Việt tại Nhật giữa dịch Covid
- ·Chứng sĩ Việt tung tiền đua lệnh, chấp "cá mập" ngoại xả ròng cổ phiếu
- ·Nhận định, soi kèo Ninh Bình vs Hòa Bình, 18h00 ngày 23/1: Nhọc nhằn sân nhà
- ·Đề xuất tăng thuế với rượu bia; nước giải khát có đường chịu thuế TTĐB
- ·Cơn sốt túi mù: Khách mê mẩn chi trăm triệu đồng săn mua, người bán lãi lớn
- ·Rút nhầm thẻ đỏ, trọng tài V
- ·Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Shams Azar, 20h15 ngày 20/1: Đứng im trên BXH
- ·Các công ty chứng khoán rót tiền đầu tư cổ phiếu nào, lỗ lãi ra sao?
- Giao dịch của Nga và Trung Quốc bị bóp nghẹt vì lệnh trừng phạtHuỳnh Anh
(Dân trí) - Một số doanh nghiệp Nga đang phải đối mặt với tình trạng các khoản thanh toán với các đối tác thương mại ở Trung Quốc ngày càng chậm trễ khiến các giao dịch hàng chục tỷ nhân dân tệ đang bị "mắc kẹt".
Các nhà xuất khẩu Nga đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thanh toán cho Trung Quốc do lệnh trừng phạt được áp đặt vài tháng trước. Các ngân hàng Trung Quốc đã siết chặt việc tuân thủ quy định, sau khi phương Tây đe dọa áp lệnh trừng phạt thứ cấp vì giao dịch với Nga.
Theo nguồn tin của Reuters, các ngân hàng Trung Quốc đang phải "đóng băng" hàng loạt giao dịch với Nga và hàng chục tỷ nhân dân tệ bị giữ lại. Để giải quyết vấn đề thanh toán, các công ty Nga bắt đầu sử dụng một số phương pháp phi tiêu chuẩn.
Một cách để giải quyết vấn đề là có sự tham gia của những bên trung gian khi kết thúc giao dịch. Mặc dù điều này cho phép các giao dịch diễn ra nhưng chi phí xử lý cũng tăng lên đáng kể, gây thêm áp lực tài chính cho các nhà xuất khẩu.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, đóng góp 1/3 thương mại nước ngoài của Nga vào năm ngoái và cung cấp các mặt hàng như thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng giúp Nga vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc còn mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Nga, từ dầu khí đến nông sản.
Do vậy những công ty buộc phải tìm kiếm một vài cách tiếp cận và công cụ khác để duy trì hoạt động của mình trước những hạn chế được phương Tây thắt chặt.
Ông Dmitry Peskov, đại diện chính thức của Điện Kremlin - mới đây cũng lên tiếng bình luận về tình hình, thừa nhận trong điều kiện áp lực trừng phạt và các hoạt động kinh tế quy mô lớn thì không thể tránh khỏi rắc rối.
Tuy nhiên ông Peskov bày tỏ tin tưởng rằng nhờ quan hệ đối tác với Trung Quốc, cả 2 nước sẽ nhanh chóng tìm ra giải pháp mang tính xây dựng và vượt qua những khó khăn đang nổi lên.
Vấn đề thanh toán ảnh hưởng đến nhiều nhà xuất khẩu của Nga, điều này dự báo tác động mạnh đến quan hệ kinh tế giữa Moskva với Bắc Kinh. Mặc dù vậy, bất chấp những khó khăn, hợp tác giữa 2 nước vẫn tiếp tục phát triển và nỗ lực thích ứng trước thực tế mới.
Theo Reuters, RT" alt="Giao dịch của Nga và Trung Quốc bị bóp nghẹt vì lệnh trừng phạt" /> - Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồngKhổng Chiêm
(Dân trí) - Bà chủ chuỗi Katinat Trương Nguyễn Thiên Kim và chồng là ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap, sở hữu khối cổ phiếu VCI trị giá khoảng 3.600 tỷ đồng.
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap. Bà Kim là vợ ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap.
Bà Kim cũng được biết đến là chủ chuỗi cafe Katinat, Phê La. Chuỗi đồ uống Katinat thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat và bà Kim góp hơn 84,2% vốn để thành lập công ty này.
Ngoài ra, nữ doanh nhân còn được biết đến khi đảm nhận chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác như Thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần Sữa quốc tế (mã chứng khoán: IDP), Thành viên HĐQT độc lập tại Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), Thành viên ban kiểm soát tại Công ty cổ phần Bến xe miền tây (mã chứng khoán: WCS).
Giao dịch tại Chứng khoán Vietcap của bà Kim được thực hiện từ ngày 4/9 đến ngày 11/9. Trong thời gian này, cổ phiếu VCI dao động trong khoảng 33.690-35.310 đồng/đơn vị. Ước tính theo giá trị khớp lệnh trên sàn, bà Kim thu về hàng trăm tỷ đồng.
Sau giao dịch, bà Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap. Còn ông Tô Hải hiện sở hữu hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 22,44% vốn.
Tổng số cổ phần 2 vợ chồng ông Hải, bà Kim sở hữu tại Chứng khoán Vietcap là hơn 108,7 triệu cổ phiếu VCI, tương đương khoảng 3.600 tỷ đồng.
" alt="Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồng" /> - Chứng khoán lao dốc, VN-Index rớt về mốc 1.220 điểmMai Chi
(Dân trí) - VN-Index tiếp tục mất hơn 11 điểm trong sáng nay, cắm đầu xuống mốc 1.220 điểm. Cổ phiếu "họ" Vingroup tăng nhưng không đủ sức "cân" chỉ số.
Áp lực bán trên thị trường tiếp tục gia tăng trong phiên sáng nay (15/11), các chỉ số hầu hết vận động dưới vùng tham chiếu. VN-Index lao dốc, cắm đầu về ngưỡng 1.220,42 điểm, ghi nhận mất thêm 11,47 điểm tương ứng 0,93%. Trước đó, chỉ số cũng đã có pha giảm sâu vào chiều qua.
VN30-Index mất 11,43 điểm tương ứng 0,89%; HNX-Index giảm 2,21 điểm tương ứng 0,99% và UPCoM-Index giảm 0,4 điểm tương ứng 0,44%.
Cổ phiếu mất giá đồng loạt, tình trạng sụt giảm lan rộng, trong đó, riêng HoSE có tới 326 mã giảm giá và chỉ có 37 mã tăng.
Thanh khoản cải thiện đáng kể trong bối cảnh phần lớn cổ phiếu chiết khấu cho thấy một bộ phận nhà đầu tư đã chấp nhận giải ngân. Cầu giá thấp giúp khối lượng giao dịch trên HoSE nâng lực mức 359,46 triệu đơn vị tương ứng 8.789,81 tỷ đồng. HNX có 31,7 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 552,71 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 19,58 triệu cổ phiếu tương ứng 222,74 tỷ đồng.
Số mã giảm áp đảo rổ VN30, tuy vậy, họ Vingroup vẫn bật sắc xanh. VRE tăng 1,1%; VIC và VHM tăng nhẹ, lần lượt nhích thêm 0,2% và 0,1%.
Tình trạng giảm giá trải rộng trên khắp thị trường, tuy nhiên chưa xuất hiện bán tháo. Tại ngành ngân hàng, dù hầu hết cổ phiếu điều chỉnh nhưng mức giảm không lớn. Những mã giảm mạnh nhất tại nhóm "cổ phiếu vua" là MSB, HDB, EIB cùng giảm 2,2%; CTG giảm 1,6%; BID giảm 1,2%. Mã ngân hàng hiếm hoi tăng là SSB với biên độ 0,3%.
Cổ phiếu chứng khoán vốn có tính thị trường cao và rất nhạy với xu hướng. Tại nhóm này có một số mã giảm mạnh như CTS giảm 3,5%; TVB giảm 3,4%; TVS giảm 3,3%; VDS giảm 3%; DSC giảm 2,9%; SSI giảm 2,8%; HCM giảm 2,8%; BSI giảm 2,8%... Dù vậy, không có mã chứng khoán nào giảm sàn trên HoSE sáng nay.
Ngay cả ở nhóm ngành bất động sản, mã giảm mạnh nhất trên sàn HoSE là TDH với mức điều chỉnh 4,1%; KDH giảm 3,7%; NBB giảm 3,4%; NLG giảm 3%, không có cổ phiếu giảm sàn. Thậm chí, ngoài nhóm Vingroup vẫn có một số mã tăng như: VRC tăng trần, TLD tăng 1,9%; KBC tăng 1,4%; SZC tăng 1%; HAR, NTL, CRE tăng nhẹ.
Nhóm điện, nước và xăng dầu khí đốt cũng giảm giá diện rộng và ghi nhận mức giảm sâu tại một số cổ phiếu: SFC, TTE giảm sàn, trắng bên mua; CNG giảm 3,6%; POW, KHP, GEG, TTA đều bị điều chỉnh.
Những mã cổ phiếu đạt hiệu suất cao trong thời gian vừa qua thì nay chịu áp lực chốt lời. "Họ" Viettel đồng loạt bị bán ra khá mạnh: CTR giảm 3,2%; VGI giảm 3,8%; VTK giảm 4,5%; VTP giảm 2,6%.
Tương tự với ngành công nghệ thông tin. Cổ phiếu ST8 và ITD có thời điểm giảm sàn trước khi thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 5,2% và 6,5%. ICT gảim 3,9%; CMG giảm 3,5%; ELC giảm 3%; SAM giảm 2% và FPT cũng giảm 1,8%.
Theo đánh giá của giới phân tích, tín hiệu giảm ở phiên hôm qua đã đưa thị trường rời vùng hỗ trợ và động lực giảm có chiều hướng gia tăng. Dự báo, thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong thời gian tới với vùng hỗ trợ tiếp theo đang là vùng 1.200 điểm.
Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục thận trọng và chờ tín hiệu hỗ trợ cụ thể của dòng tiền trong thời gian tới. Hiện tại, độ ổn định của thị trường thấp và rủi ro tiềm ẩn nên nhà đầu tư cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt="Chứng khoán lao dốc, VN" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al
- ·Công Phượng vẫn tập cực sung cùng Tuấn Anh ở HAGL
- ·HLV Hải Phòng tiết lộ lý do trung vệ Việt kiều bị ĐTQG 'ngó lơ'
- ·Startup sách nói Việt nhận vốn 1,1 triệu USD từ quỹ ngoại
- ·Nhận định, soi kèo Club Brugge vs Juventus, 3h00 ngày 22/1: Đâu dễ cho Lão bà
- ·Cổ phiếu ô tô vọt tăng; bà trùm trang sức đột ngột cháy hàng
- ·Ukraine chuẩn bị mời Nga tham dự hội nghị hòa bình
- ·Nhận định SLNA vs Quảng Nam 16h30, 23/02 (V
- ·Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
- ·Mệnh danh "vua cà phê", Trung Nguyên đứng thứ mấy về xuất khẩu?