Nhận định, soi kèo Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1: Phong độ hủy diệt
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế -
Mẫu chip khiến người dùng ở Trung Quốc chưa thể cài Windows 11Windows 11 đã có mặt trên toàn cầu từ 5/10 nhưng máy tính tại Trung Quốc vẫn chưa thể nâng cấp. Ảnh: Microsoft.
Trên phiên bản Windows 11, Microsoft yêu cầu cấu hình phần cứng tối thiểu bao gồm TPM 2.0. Tuy nhiên, theo SCMP, kể từ 1999, Trung Quốc đã cấm chip bảo mật của nước ngoài vì lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Họ thay thế bằng con chip tự phát triển (TCM) và chính điều này đã khiến Windows 11 chưa thể tiếp cận người dùng ở Trung Quốc.
Xung đột tiêu chuẩn bảo mật
TPM được đề xuất trở thành tiêu chuẩn chung vào năm 2003 bởi Trusted Computing Group (TCG) - một liên minh các nhà sản xuất phần cứng quốc tế bao gồm Intel, IBM, HP và Sony. Ngay từ đầu, Bắc Kinh cho rằng tiêu chuẩn này không đáng tin cậy.
Để đáp trả lại, Trung Quốc triển khai tiêu chuẩn bảo mật riêng mang tên Trusted Cryptography Module (TCM), ra mắt cùng chip Hengzhi của Lenovo vào năm 2005. Đây cũng là một phần trong chiến lược cạnh tranh công nghệ với Mỹ.
Năm 2010, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ chỉ trích Trung Quốc đơn phương đặt ra TCM làm phức tạp chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Sự phát triển của TCM ở Trung Quốc được thúc đẩy bởi mong muốn giảm tiền bản quyền cho các sáng chế có trong tiêu chuẩn công nghệ TCG, ảnh hưởng xấu đến khả năng tương thích và chuỗi cung ứng toàn cầu", cơ quan này đánh giá.
Các công ty máy tính cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa TPM và TCM. Năm 2005, HP âm thầm giữ lại chip TPM đã vô hiệu hóa bên trong máy tính của họ ở Trung Quốc nhưng cuối cùng vẫn bị buộc loại bỏ hoàn toàn.
Vào năm 2012, The Registercho rằng Intel tìm cách thỏa thuận ngầm với các cơ quan quản lý Trung Quốc để giúp TCM tương thích với phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, đến khi Windows 11 ra đời và yêu cầu phần cứng phải có TPM 2.0, hàng loạt người dùng Trung Quốc lại gặp rắc rối.
Chip bảo mật TPM là tiêu chuẩn phần cứng bắt buộc đối với máy tính chạy Windows 11. Ảnh: PC Gamer.
"Hôm nay Microsoft đã phát hành Windows 11. Nhưng các laptop Dell bán ở Trung Quốc đã lọc bỏ TPM theo quy định. Vì vậy, chúng tôi không thể cài đặt nó. Hi vọng có phiên bản Windows 11 dành riêng cho Trung Quốc", một người dùng viết trên Weibo.
Microsoft sẽ xuống nước?
Theo SCMP, các nhà phân tích cho rằng vấn đề này sẽ sớm được giải quyết và Microsoft có thể chấp nhận hạ tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu.
"Ở Trung Quốc, bất cứ điều gì liên quan đến an ninh đều có tầm quan trọng cấp quốc gia, phải được quản lý dựa trên các quy tắc hiện hành. Do đó, một số người dùng không thể nâng cấp Windows nếu chưa có sự chấp thuận của chính phủ đối với TPM", chuyên gia phân tích Himani Mukka của Canalysnhận định.
Ông cho rằng Microsoft sẽ tìm cách giải quyết vấn đề, tránh xảy ra tình trạng dừng cung cấp sản phẩm của mình bởi vì "thị trường Trung Quốc quá lớn".
Windows là hệ điều hành phổ biến hàng đầu ở Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và là thị trường PC lớn nhất toàn cầu. Trong quý II/2021, tổng lượng PC xuất xưởng tại Trung Quốc đạt 19,4 triệu chiếc.
Trong khi đó, William Li, nhà phân tích tại Counterpoint Research, cho biết Microsoft đã "bật đèn xanh" để một số hệ thống cập nhật mà không cần TPM. "Những dịch vụ này được điều chỉnh phù hợp với các quốc gia không cho phép công nghệ mã hóa gốc, cụ thể là Trung Quốc và Nga".
Trên thực tế, theo một ghi chú được công bố vào tháng 6, Microsoft để ngỏ khả năng cho phép các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) xuất xưởng PC chạy Windows 11 không có chip TPM.
Máy tính cá nhân trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi yêu cầu nghiêm ngặt của Microsoft đối với TPM 2.0. Nghiên cứu gần đây được công bố bởi Lansweeper, họ kiểm tra 30 triệu thiết bị Windows, một nửa trong số này không kích hoạt TPM.
TheoZing/SCMP
Những điều cần biết về Windows 11 sắp ra mắt
Windows thế hệ kế tiếp đã chính thức ấn định ngày ra mắt và đây là những gì người dùng cần biết về Windows 11.
"> -
Facebook chạm 'giới hạn đỏ' trong vấn đề trẻ em sử dụng mạng xã hộiẢnh minh họa (Nguồn: Reuters.)
Các vụ bê bối lớn trước đây của Facebook hầu như không làm sứt mẻ sự thống trị của mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lần này "gã khổng lồ" công nghệ này có lẽ đã chạm đến giới hạn đỏ khi các bằng chứng cho thấy Facebook biết rằng trẻ em sử dụng các ứng dụng của hãng có nguy cơ bị tổn hại.
Theo tiết lộ của bà Frances Haugen, cựu Giám đốc phụ trách sản phẩm của Facebook, hãng công nghệ này biết rõ các công cụ của mình có nguy cơ làm trầm trọng thêm chứng rối loạn ăn uống hoặc ý nghĩ tự tử của giới trẻ, và đây có thể là bước ngoặt để các nhà lập pháp Mỹ có động thái siết chặt kiểm soát hãng này.
Bà Frances Haugen hiện đang là tâm điểm của thế giới khi đã công bố loạt tài liệu cho thấy các công cụ của Facebook gây chia rẽ trong cộng đồng, gây tác hại đối với trẻ em. Bà Haugen đã điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 5/10 về vấn đề này.
Ông Paul Barrett, Phó Giám đốc Trung tâm Stern về doanh nghiệp và nhân quyền, thuộc Đại học New York, nhận định rằng chủ đề trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng Instagram và các nền tảng xã hội khác có thể là lĩnh vực mà các nhà lập pháp hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đạt được nhất trí.
Theo ông, thái độ tán đồng giữa các nghị sĩ hai đảng trong phiên điều trần ngày 5/10 tại Thượng viện Mỹ là điều ông chưa từng thấy trong nhiều năm qua, điều đó cho thấy Facebook bị tổn hại nghiêm trọng do những tiết lộ của bà Haugen.
Trước đây, Facebook đã hứng chịu nhiều vụ bê bối nhưng đều vực dậy được. Đơn cử vụ bê bối liên quan đến hãng phân tích dữ liệu Cambridge Analytica của Anh năm 2018. Trong vụ này, Cambridge Analytica bị cáo buộc truy cập bất hợp pháp dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook và sử dụng dữ liệu này cho các mục đích chính trị.
Bê bối này dẫn tới những cuộc điều tra, giám sát, kêu gọi chia tách công ty, kiện tụng và cuối cùng là khoản phạt kỷ lục 5 tỷ USD của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở khoản tiền phạt và cam kết, trong khi các nhà lập pháp Mỹ không thông qua bất kỳ luật nào nhằm vào Facebook.
Lần này, những tiết lộ của bà Haugen về hành vi của Facebook dường như đã đánh trúng tâm lý của các nhà lập pháp. Chuyên gia nghiên cứu cấp cao Allie Funk thuộc tổ chức nghiên cứu Mỹ Freedom House nhận định: "Có những vấn đề chính trị có chiều hướng tác động đến công chúng, và bảo vệ trẻ em là một vấn đề then chốt".
Theo Vietnam+
Facebook trong tâm bão
Sau bê bối Cambridge Analytica, Facebook lại đối mặt với một khủng hoảng khác, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của mạng xã hội này.
"> -
Giáo viên tiếng Anh tiểu học:Vừa thiếu vừa nguội?