Sếp Wikipedia: 'Mark Zuckerberg không có tư cách quản lý Internet'

作者:Kinh doanh 来源:Thế giới 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-23 03:28:40 评论数:

Nhà sáng lập Wikipedia tỏ ra không hài lòng với chiều hướng phát triển của Internet trong 2 thập kỷ qua. TheếpWikipediaMarkZuckerbergkhôngcótưcáchquảnlý24 ho ông, Facebook, Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội đã trục lợi từ dữ liệu cá nhân của người dùng.

Larry Sanger phát động làn sóng phản đối nhắm vào các mạng xã hội. Trong bài viết có tựa đề "Tuyên bố về sự độc lập kỹ thuật số" đăng trên blog, Sanger cho rằng các đế chế kỹ thuật số hùng mạnh cần được thay thế bằng mạng lưới phi tập trung, quản lý bởi những cá nhân độc lập. Tính đến ngày 5/7, tuyên bố này đã nhận được 2.500 chữ ký ủng hộ.

Sep Wikipedia: 'Mark Zuckerberg khong co tu cach quan ly Internet' hinh anh 1
Larry Sanger phản đối việc các công ty trục lợi từ thông tin cá nhân của người dùng. Ảnh: Getty Images.

Người đồng sáng lập Wikipedia đang là CIO của mạng lưới bách khoa toàn thư blockchain có tên Everipedia. Larry Sanger không phải nhân vật có ảnh hưởng đến Internet đầu tiên chỉ trích mạng xã hội. Tim Berners-Lee, nhà sáng lập World Wide Web, đặt ra yêu cầu phải hành động nhiều hơn để bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân của người dùng.

Theo CNBC, Mark Zuckerberg từng thể hiện mối quan tâm về quyền riêng tư và bảo mật trên Facebook, nêu bật các biện pháp sẽ được tăng cường trong tương lai như mã hóa tin nhắn. Sanger nghi ngờ sự trung thực của Zuckerberg khi đề cập đến điều này, đồng thời cho rằng chính CEO Facebook đang lạm dụng quyền lực với việc nắm trong tay mạng xã hội lớn nhất hành tinh.

"Internet không được tạo ra bởi những người như Mark Zuckerberg, hoặc bất kỳ giám đốc điều hành công ty nào ở Thung lũng Silicon hiện nay", ông nói. "Họ không có khả năng, họ không có khí chất, họ quá áp đặt. Họ không hiểu toàn bộ ý tưởng từ dưới lên".

Mặc dù chính phủ trên toàn thế giới ngày càng giám sát chặt chẽ những đế chế kỹ thuật số, Sanger không nghĩ rằng pháp luật là cách tốt nhất để kiểm soát các công ty như Facebook hay Twitter.

Theo Sanger, quy định chặt chẽ có thể khiến các công ty mới khó gia nhập thị trường, cuối cùng mang lại lợi ích cho những tập đoàn lớn như Facebook. Ngoài ra, ông bày tỏ lo ngại về sự kiểm soát của chính phủ với những nội dung và quan điểm được phát hành rộng rãi trên Internet.

Thay vào đó, Sanger ủng hộ hình thức mạng xã hội phi tập trung. Các mạng này cho phép cá nhân xuất bản nội dung trực tuyến mà không cần thông qua tổ chức nào đó, ví dụ như một công ty. Đây chính là cách vận hành Bitcoin, một dạng tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý của các cơ quan như ngân hàng trung ương.

Với mạng xã hội phi tập trung, không một nền tảng nào có thể kiểm soát dữ liệu của người dùng trực tuyến. Ý tưởng này nhận được sự đồng tình của những người ủng hộ quyền riêng tư, tuy nhiên còn một chặng đường dài trước khi trở thành xu hướng chủ đạo.

"Một mạng Internet phi tập trung, một mạng Internet tự do hơn, đó là tư tưởng khởi nguồn khi tạo ra mạng toàn cầu", Sanger nói.