Chương trình giáo dục phổ thông mới: Tại sao không mạnh dạn hơn?
Dựa trên sự so sánh với giáo dục nước ngoài,ươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớiTạisaokhôngmạnhdạnhơtrận đấu giao hữu quốc tế chủ yếu là giáo dục Nhật Bản hiện đại, tôi muốn đưa ra một vài bình luận và góp ý về những điểm mới của dự kiến chương trình phổ thông tổng thể.
Theo những thông tin mới nhất, chương trình phổ thông tổng thể mới sẽ có một số điểm sửa đổi hoặc những điểm trọng tâm như: nhấn mạnh sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT); không tích hợp môn Lịch sử và Địa lý thành môn Khoa học xã hội ở THCS và gộp môn Lịch sử vào môn học mới là Công dân ở tổ quốc ở THPT.
Chương trình phổ thông mới dự kiến có nhiều thay đổi (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Chương trình mới cũng sẽ giảm số môn học và cho phép học sinh lựa chọn các môn.
Ở đây, dựa trên sự so sánh với giáo dục nước ngoài chủ yếu là giáo dục Nhật Bản hiện đại, tôi muốn đưa ra một vài quan sát và góp ý về những điểm mới nói trên.
Lựa chọn môn học chỉ ý nghĩa khi có thiết kế phù hợp
Về việc giảm số môn học và cho phép học sinh chọn môn học, nhiều người háo hức và lạc quan. Tuy nhiên, nếu nghĩ kĩ thì đây là chuyện tất yếu vì khi gộp một số môn lại để tạo thành môn tích hợp đương nhiên số môn học sẽ giảm đi.
Xu hướng học sinh được lựa chọn các môn học ở bậc học THPT là xu hướng chung của thế giới. Cần phải chờ toàn văn bản chương trình chính thức để biết học sinh Việt Nam sẽ được lựa chọn những môn học gì và lựa chọn như thế nào.
Tuy nhiên, ở đây tôi vẫn muốn lưu ý một điều tới các nhà làm chương trình rằng việc lựa chọn môn học chỉ có ý nghĩa khi việc thiết kế các môn học đó có sự phân hóa sâu về nội dung và phù hợp theo các nhóm đối tượng. Nếu không nó sẽ rơi vào sự lựa chọn hình thức.
Chẳng hạn ở Nhật Bản cùng là môn Lịch sử, nhưng ở đó có Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B với cách tiếp cận, xây dựng nội dung phong phú phục vụ các nhóm đối tượng học sinh khác nhau.
Để làm được điều đó cần đến sự nghiên cứu sâu nếu không sẽ lặp lại sai lầm như cách phân ban và viết sách phân ban như đã thấy.
Giới sử học nặng trách nhiệm
Về sự thay đổi các môn học, việc biến mất môn Khoa học xã hội ở cấp THCS và thay vào đó là môn có cái tên rất lạ - Lịch sử và Địa Lý, cùng việc không “tích hợp” môn Lịch sử vào môn Công dân với Tổ quốc là chỉ dấu cho thấy Bộ GD-ĐT đã phải nhượng bộ trước các ý kiến phản biện và phản đối của giới sử học, giáo dục lịch sử.
Như vậy, giờ đây trách nhiệm nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông ở phía giới sử học và giáo dục lịch sử sẽ ngày một nặng. Chương trình mới, sách giáo khoa mới trong lần cải cách này sẽ là dịp để nhân dân cả nước kiểm chứng điều ấy.
Để làm được điều đó cần phải có sự cải cách lớn cả về lý luận lẫn các “thực tiễn giáo dục”, thứ vốn gần như vắng bóng ở Việt Nam do hệ quả của cơ chế “một chương trình - một sách giáo khoa” được thực hiện trong thời gian dài tạo ra.
Một vấn đề nữa cần đặt ra ở đây là môn Khoa học xã hội có còn lý luận tích hợp nâng đỡ, vậy khi đặt ra môn Lịch sử Địa lý thì cơ sở lý thuyết nào sẽ là nền tảng cho sự tồn tại của môn học này? Cơ sở nào để ghép hai môn học này lại làm một? Khi ghép như vậy thì sẽ ghép theo nguyên lý nào?
Chương trình và sách giáo khoa sẽ gồm có hai phần Lịch sử, Địa lý độc lập như ở bậc tiểu học hiện hành hay ngoài hai phần độc lập đó sẽ có một vài chủ đề chung cho cả lịch sử và địa lý ở phần sau? Nếu vậy, ai sẽ là người dạy chủ đề chung đó, giáo viên lịch sử hay giáo viên địa lý? Dạy theo phương pháp nào? Đấy là vấn đề cần phải suy nghĩ kĩ.
Nếu không có cơ sở lý luận để ghép hai môn thì việc ghép lại nói trên không có tác dụng gì lớn và trong thực tế nó vẫn là hai môn tồn tại độc lập. Có khác chăng là học sinh dùng một cuốn sách giáo khoa thay cho hai cuốn như truyền thống.
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Hy vọng ở tổng chủ biên
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Bộ GD-ĐT công bố chính thức vị trí tổng chủ biên chương trình.
Trước kia, mỗi khi bàn về những nhược điểm của chương trình, sách giáo khoa người ta thường phàn nàn rằng những nhược điểm đó một phần là do thiếu “tổng chỉ huy”, thiếu “nhạc trưởng”. Cũng vì thế trách nhiệm của những sai sót thường được quy chung chung về phía Bộ GD-ĐT hoặc tập thể những người biên soạn.
Lần này, GS. Nguyễn Minh Thuyết, trong cương vị tổng chủ biên chương trình sẽ là người gánh trách nhiệm rất nặng nề.
Hy vọng trong cương vị này ông sẽ khắc phục được các nhược điểm của các chương trình cũ như làm theo kiểu chắp vá và thiếu thống nhất về triết lý do thiếu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn.
Tại sao không mạnh dạn hơn?
Có một câu tôi muốn hỏi là "Tại sao trong chương trình giáo dục phổ thông lại chỉ có “định hướng nghề nghiệp” mà không mạnh dạn nhấn mạnh là chương trình bao gồm nội dung “giáo dục nghề nghiệp"".
Giáo dục nghề nghiệp có nội hàm rất rộng không chỉ bao gồm đào tạo các kĩ năng để làm một nghề nghiệp nào đó. Giáo dục nghề nghiệp có thể bao gồm cả nhận thức về các nghề phổ biến trong xã hội, tri thức về các nghề chủ yếu, gần gũi với bản thân, khám phá năng lực và khí chất của bản thân trong các nghề nghiệp thông qua trải nghiệm và quan trọng nhất là tạo ra ở học sinh ý thức về nghề nghiệp.
Ở Nhật Bản ngay từ tiểu học nội dung giáo dục nghề nghiệp đã được đưa vào trong các môn học khác nhau như Xã hội, Khoa học. Đến bậc THCS học sinh được trải nghiệm làm việc trong thực tế với thời gian nhất định và để khám phá tư chất của bản thân và đến THPT thì học sinh được học nghề thực sự.
Chính vì vậy mà ngay cả chỉ tốt nghiệp THPT, ý thức về nghề nghiệp, về sự tự lập kinh tế của thanh niên Nhật vẫn tương đối tốt và họ có thể trở thành người lao động ở nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau.
Phải tạo điều kiện cho các “thực tiễn giáo dục” phát triển
Cuối cùng,cũng cần phải nhắc lại rằng trên thế giới cho dù là ở những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất cũng không ở đâu có một chương trình giáo dục phổ thông và các bộ sách giáo khoa hoàn hảo.
Suy cho cùng chương trình hay sách giáo khoa cũng chỉ là một phương án tham khảo quan trọng đối với giáo viên khi tiến hành hướng dẫn học sinh học tập.
Trong nền giáo dục hiện đại, chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo và phát triển được tính năng động, tự chủ, sáng tạo ở cả giáo viên và học sinh. Chương trình và sách giáo khoa mới của Việt Nam cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó nếu muốn đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập với thế giới.
Chương trình và sách giáo khoa này trong thực tế phải đảm bảo và tạo điều kiện cho các “thực tiễn giáo dục” của các giáo viên ở hiện trường phát triển. Đấy cũng điều kiện cơ bản để đảm bảo cho cơ chế “Một chương trình - nhiều sách giáo khoa” không trở thành thứ chỉ có tính chất hình thức.
Nguyễn Quốc Vương
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
- Nhận định, soi kèo Tzeirei Kafr Kanna vs Hapoel Migdal HaEmek, 16h00 ngày 5/1
- Nhận định, soi kèo Abia Warriors vs Gombe United, 22h00 ngày 28/12
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs PT Prachuap F.C, 18h00 ngày 24/12
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1: Tiếp tục trèo cao
- Nhận định, soi kèo US Tataouine vs C. A. Bizertin, 20h00 ngày 27/12
- Nhận định, soi kèo USM Khenchela vs ASO Chlef, 21h15 ngày 29/12
- Nhận định, soi kèo Sporting Lagos vs Shooting Stars, 22h00 ngày 15/01
- Nhận định, soi kèo Zwolle vs PSV, 22h30 ngày 18/1: Xây chắc ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Revel vs PSG, 02h45 ngày 8/1
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- Nhận định, soi kèo Aris Limassol vs Anorthosis, 0h00 ngày 23/1
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Seeb, 20h30 ngày 26/1
- Nhận định, soi kèo Rahmatgonj MFS vs Brothers Union, 15h30 ngày 29/12
- Nhận định, soi kèo AL
- Nhận định, soi kèo Hapoel Afula vs Hapoel Nof HaGalil, 0h00 ngày 2/1
- Nhận định, soi kèo Aris Thessaloniki vs Olympiakos, 1h30 ngày 22/1
- Nhận định, soi kèo Al Fahaheel SC vs Al
- Soi kèo góc Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
- Nhận định, soi kèo Al Fahaheel SC vs Al
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Angers vs Auxerre, 23h15 ngày 19/1: Tin vào lịch sử
- Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
- Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Namdhari, 20h30 ngày 17/1: Đứt mạch toàn thắng
- Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
- Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
- Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin