Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã hoàn tất các thủ tục xuất viện đối với bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang (SN 2001, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), sau khi bệnh nhân này được các bác sĩ cứu sống kỳ diệu do bị xuất huyết não.Hơn 3 tháng trước, khi chúng tôi tới trao 450 triệu đồng của bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ thì Trang vẫn nằm trên giường bệnh, hôn mê sâu, phải thở máy.
|
Các bác sĩ BV TƯ Huế thăm hỏi bệnh nhân Đặng Lê Huỳnh Trang trước lúc xuất viện |
|
Bà Lê Thị Hương xúc động, ôm con khóc khi con gái được cứu sống thần kỳ |
Nhưng nay, cô trông rất hoạt bát, nhận biết được những người xung quanh. Dù chưa nói được nhưng cô đã dùng những cử chỉ để bày tỏ lời cảm ơn đối với mọi người. Trang ngồi trên xe lăn và ôm lấy bó hoa chúc mừng của bệnh viện gửi tặng.
Bà Lê Thị Hương (mẹ của Trang) gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ BV TƯ Huế và các mạnh thường quân đã giúp đỡ để cứu sống bé Trang khỏe mạnh như hiện nay.
“Sau một thời gian điều trị tích cực, hiện bệnh nhân Trang đã tỉnh táo hoàn toàn, tự thở qua đường tự nhiên, tay chân bên liệt đã cử động được, tự ăn uống và vệ sinh cá nhân. Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận một ca xuất huyết não nhưng sau một thời gian điều trị, lại phục hồi kỳ diệu như thế", bác sĩ Bùi Mạnh Hùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV TƯ Huế nói.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, bé Đặng Lê Huỳnh Trang sinh ra trong gia đình nghèo có 3 chị em.
|
Các bác sĩ BV TƯ Huế tặng hoa cho bệnh nhân Trang |
Nhiều năm qua, ông Đặng Quốc Tuấn (bố bé Trang) bị bệnh nhiễm chất độc phổi, bụi phổi. Gần đây, bệnh tình của ông trở nặng, phải trợ thở bằng máy khiến mọi thứ càng thêm khó khăn.
Mọi gánh nặng gia đình, cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên đôi vai vợ ông Tuấn là bà Lê Thị Hương.
Cuối năm học vừa qua, hạnh phúc vỡ òa khi nghe tin Trang thi đỗ vào 3 trường ĐH gồm Kiến trúc TP.HCM, Công nghệ TP.HCM và ĐH Duy Tân Đà Nẵng.
Nhưng vì gia cảnh khó khăn, không có khả năng trang trải việc học, Trang đành phải xếp lại sách vở. Gác lại ước mơ, em vào TP.HCM làm việc phụ mẹ lo cho hai đứa em ăn học và người cha bị đau ốm.
Vào TP.HCM, Trang xin vào phụ bán hàng tại một quán sinh tố với thu nhập 18.000 đồng/giờ làm việc.
Ngày 6/9, trong lúc đang làm việc tại quán, Trang bất ngờ ngất xỉu, em được đưa vào cấp cứu, điều trị tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM). Trang bị xuất huyết não, liệt nửa người, phải thở bằng máy.
Đến ngày 9/9, bệnh tình Trang tiếp tục chuyển xấu, không thích ứng được thuốc. Dù chưa hết hy vọng, nhưng gia đình đã xin chuyển em về quê ngay trong đêm.
Hôm đưa Trang về quê nhà, dù còn vài ngày nữa em mới tròn tuổi 18 (sinh nhật Trang vào ngày 14/8 Âm lịch). Nhưng bạn bè của Trang xin tổ chức sinh nhật cho em vì sợ em không gắng gượng nổi đến ngày sinh thật của mình.
Buổi sinh nhật hôm đó có bánh, có hoa, có đầy đủ mọi người nhưng thay vì nụ cười thì đổi lại là những giọt nước mắt xót thương cho cô gái trẻ. Trên chiếc giường đặt giữa căn nhà cấp bốn chật hẹp, cô gái trẻ nằm bất động.
Những ngọn nến lung linh được thắp lên, mọi người chắp tay cầu nguyện một phép màu cho Trang. Và dường như có một điều thần kỳ đã xuất hiện sau đó. Trang như khỏe ra, tim đập nhanh, nước mắt chảy, chân tay cử động. Đang nằm, tự nhiên Trang mở mắt nhìn mọi người. Cô hiểu được mọi người nói. Lúc này, ba Trang nói muốn đưa Trang ra Huế để tiếp tục chữa bệnh thì Trang gật đầu đồng ý. Chuyến xe chở Trang ra Huế đã lăn bánh ngay trong đêm 10/9.
Tại BV TƯ Huế, Trang không tự thở được nên được các bác sĩ cho thở máy, điều trị kháng sinh phối hợp, dịch truyền và chăm sóc đặc biệt.
Ngày 28/10, Trang được chuyển đến khoa Nội Tim mạch điều trị tiếp trong tình trạng vẫn còn sốt cao, nhiễm trùng nặng, nuôi dưỡng qua sonde dạ dày, thở qua khai khí quản. Bệnh nhân Trang được chăm sóc và điều trị tích cực với điều dưỡng toàn diện.
Trao 47 nhà tình nghĩa, nhà đồng đội cho gia đình khó khăn ở Quảng Nam
47 ngôi nhà tình nghĩa, nhà đồng đội được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam trao đến các đối tượng chính sách, gia đình quân nhân có hoàn cảnh khó khăn.
" alt=""/>Cô gái đỗ 3 trường ĐH 'bệnh viện trả về' hồi phục kỳ diệu, xuất viện về nhà
|
Các bạn nhỏ của Trường Mầm non Thái Tân (Hải Dương) trình diễn thời trang |
Cô Vũ Thị Thu Làn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Tân chia sẻ, Thái Tân là một xã nghèo. Vì vậy, xuất phát điểm của trường là ngôi trường đứng top cuối của huyện với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hoạt động nổi bật mà trường là tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
|
Sân bóng cỏ nhân tạo trong sân trường. |
|
Trẻ được trải nghiệm làm vườn, chăm cây. |
"Ví dụ, chúng tôi tận dụng các khoảng trống để xây dựng mô hình làm vườn, cô và trẻ sẽ cùng nhau trồng và trẻ có thể chăm sóc hàng ngày như tưới cây, nhổ cỏ và hái thu hoạch”, bà Làn kể.
|
Cô giáo thu hoạch rau đay cùng với trẻ. |
"Bên cạnh đó, do có nhiều phụ huynh làm việc tại công ty gốm, nên nhà trường được công ty hỗ trợ các nguyên vật liệu để trẻ trải nghiệm. Với chủ đề về gia đình, chúng tôi sẽ cho học sinh làm các vật dụng trong gia đình. Hay chủ đề về các con vật thì cho trẻ có thể học tô màu tượng,...”, bà Làn nói và cho rằng để có được sự "lột xác" về cơ sở vật chất này, vai trò hỗ trợ của phụ huynh cũng như việc xã hội hóa là rất quan trọng.
|
Trải nghiệm làm gốm |
“Nhà trường đã kêu gọi sự hỗ trợ từ nguồn lực có sẵn từ địa phương. Kêu gọi xã hội hóa nhưng trường cũng không đặt nặng xã hội hóa từ tiền của phụ huynh mà kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các nhà hảo tâm, có điều kiện sẵn sàng ủng hộ”.
“Trẻ thích thú với tất cả các hoạt động khi được luân phiên tổ chức thực hiện theo chủ đề chứ không phải lặp lại một cách liên tục”, bà Làn nói.
Theo báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, các trường đã chủ động và có nhiều sáng tạo, tập trung vào bố trí, khai thác và tận dụng triệt để không gian sẵn có để tổ chức các hoạt động cho trẻ; xây dựng các khu vực trải nghiệm, các góc thực hành kỹ năng với đồ dùng, đồ chơi, thiết bị mua mới hoặc tận dụng từ nguyên vật liệu phế thải, đảm bảo an toàn, đẹp mắt.
|
Những khoảng không gian chật hẹp như thế này trước đây để trống thì giờ đây nhà trường đã tận dụng để thiết kế nơi tổ chức hoạt động chơi câu cá cho trẻ. |
Phụ huynh học sinh và cộng đồng tích cực phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện chuyên đề như hỗ trợ nguyên vật liệu, kinh phí và ngày công lao động để cải tạo môi trường.
Công tác xã hội hóa đã được quan tâm nhằm huy động kinh phí sửa sang cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, hỗ trợ tổ chức các hoạt động tập thể cho cô và trẻ.
Theo Sở GD-ĐT Hải Dương, diện mạo các trường mầm non đã được thay đổi. Qua đó, trẻ được tạo cơ hội tốt nhất để hoạt động, khám phá, trải nghiệm nhằm phát huy năng lực và tính năng động, sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi theo đúng đặc điểm lứa tuổi.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cho hay: “Qua quan sát và tham gia các hoạt động của nhà trường, chúng tôi rất phấn khởi khi các trẻ mầm non mạnh dạn, tự tin, hào hứng tham gia các hoạt động. Kỹ năng của trẻ khi tham gia các hoạt động từ khi trồng cho đến thu hoạch vườn rau, tham gia các hoạt động trải nghiệm rất tốt”.
Ông Minh cho rằng đây là những kết quả nhìn thấy được từ chuyên đề này.
|
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT) cùng tham gia thu hoạch rau cùng trẻ Trường Mầm non Thái Tân. |
“Trẻ em mầm non thích nhất là hoạt động vui chơi. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tức là phải xuất phát từ nhu cầu hứng thú, khả năng và hướng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, vai trò của phụ huynh là vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc tăng cường, xã hội hóa nguồn lực mà còn là sự thống nhất với nhà trường về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ", ông Minh khẳng định.
Để thực hiện các mục tiêu của chuyên đề, theo ông Minh, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương và các cơ Sở GD-ĐT có các giải pháp về xây dựng môi trường giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục của trường; tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá trẻ; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.
|
Nơi trẻ mầm non được trồng rau, trải nghiệm làm gốm |
Ông Minh cho hay, đề án sẽ tiếp tục được thực hiện hướng này và đi vào chiều sâu, rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, tiêu chuẩn và điều chỉnh cho phù hợp.
Hải Nguyên
Đề xuất giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc
96% giáo viên mầm non muốn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu. Đó là con số mà ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra sau khảo sát ý kiến của hơn 10.000 giáo viên mầm non.
" alt=""/>Màn 'lột xác' ngỡ ngàng của ngôi trường top cuối