Trao đổi tại hội thảo “Du lịch thông minh – Cơ hội và thách thức với du lịch Việt Nam” do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia đánh giá ngành “công nghiệp không khói” mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên cùng với xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngành du lịch cần phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số và phát triển du lịch thông minh.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 4/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 16 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nêu rõ yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh, từ đó tạo ra những bước phát triển đột phá cho du lịch Việt Nam.
Thực tế cho thấy, xếp hạng 17 trong những quốc gia có mức độ phổ cập Internet hàng đầu thế giới, Việt Nam hiện có hơn 53% dân số sử dụng Internet hàng ngày. Trong đó, gần một nửa người dùng Internet có đặt dịch vụ khách sạn, vé máy bay, tour du lịch... theo hình thức trực tuyến do người dùng có thói quen tìm kiến các thông tin trên mạng trước khi quyết định đi du lịch ở đâu, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào.
Do đó, xây dựng nhận diện thương hiệu trực tuyến là việc thiết yếu đối với tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch. Nhận diện thương hiệu trực tuyến cho phép các đơn vị này tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh với các đối thủ, tiếp cận khách hàng tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới mọi lúc mọi nơi.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh sản xuất iPhone X tiếp tục trì trệ do vấn đề với dot projector, một linh kiện trong mô-đun cảm biến 3D dùng để nhận diện gương mặt. Giám đốc điều hành (COO) Apple sẽ đến Đài Loan nhân kỷ niệm 30 năm thành lập TSMC, đối tác cung ứng chip duy nhất của dòng iPhone năm nay. Sự kiện diễn ra ngày 23/10.
Foxconn là đơn vị lắp ráp iPhone X duy nhất, trong khi Sharp, công ty vừa được Foxconn thâu tóm và LG Innotek của Hàn Quốc chịu trách nhiệm lắp ráp các mô-đun cảm biến 3D. Hồi cuối tháng 9, báo Nikkei của Nhật Bản đưa tin mô-đun cảm biến 3D đã ảnh hưởng đến việc sản xuất iPhone X. Nguồn tin của báo cho hay ông Gou đã đến các nhà máy của Sharp vào đầu tháng 10 để hỗ trợ giải quyết vấn đề liên quan.
Quan chức Sharp cho biết năng suất (số lượng máy sử dụng được trong một lô linh kiện hoặc sản phẩm trong một quy trình sản xuất) đang dần được cải thiện. Dù vậy, một nguồn tin trong ngành tiết lộ dù tỷ lệ tăng, nó vẫn chưa đạt mức thỏa đáng. “Nhiệt độ có thể giảm đi đôi chút nhưng cơn sốt vẫn còn đó”, người này ví von. Tỷ lệ sản lượng cảm biến 3D sẽ không đạt tới mức độ cho phép các nhà cung ứng sản xuất iPhone X tận dụng năng lực tối đa vào cuối tháng 10.
" alt=""/>iPhone X khiến Apple và Foxconn lại phải gặp nhauSau nhiều tranh cãi về Thông tư 58 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ, bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe sang giấy phép được làm bằng vật liệu PET. Bộ GTVT đã ra thông báo chính thức về việc đang soạn thảo lại một Thông tư thay thế.
Cụ thể, Bộ này cho hay: Việc xây dựng Thông tư 58/2015/TT-BGTVT đã được Bộ GTVT lấy ý kiến rộng rãi đến các đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành, triển khai thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2016 của Bộ GTVT và Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe, Bộ GTVT đang tiến hành xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Theo đó, trong dự thảo Thông tư mới thay thế thông tư 58, Bộ GTVT đã quy định việc chuyển đối giấy phép lái xe sang vật liệu PET theo hướng: đối với Giấy phép lái xe không thời hạn, việc chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET được thực hiện đến ngày 31/12/2020 mà không yêu cầu thi lại lý thuyết. Đối với giấy phép lái xe có thời hạn, người sử dụng sẽ chuyển đổi sang Giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET khi hết thời hạn ghi trên giấy phép.
" alt=""/>Đổi giấy phép lái xe sang thẻ PET: phải đổi trước năm 2021