Học đại học 3.5 năm, cô gái khiếm thị trở thành thủ khoa
Câu nói của một người bị liệt toàn thân khiến cô gái sinh năm 1988 quyết tâm vực dậy làm lại mọi thứ từ đầu.
Với tất cả nghị lực,ọcđạihọcnămcôgáikhiếmthịtrởthànhthủarsenal vs fulham cô gái Nguyễn Thị Hồng (Thanh Trì, Hà Nội) - dù đôi mắt không thể nhìn thấy gì, dù phải học muộn tới 9 năm so với bạn bè cùng trang lứa - vẫn xuất sắc trở thành một trong hai thủ khoa của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
“Tôi từng bị nhìn như một sinh vật lạ”
Hồng vốn không phải là một người khiếm thị bẩm sinh. Thế giới của Hồng thời thơ ấu vẫn ngập tràn những gam màu tươi vui khi cô luôn là niềm tự hào của cả gia đình với thành tích học tập xuất sắc.
Nhưng một cú va đập mạnh năm 14 tuổi đã khiến Hồng bị vỡ nhãn cầu, tê liệt toàn bộ dây thần kinh. Vì vậy, Hồng không còn cảm thấy đau nữa. Hôm sau, khi đôi mắt cứ thế mờ dần, bố mẹ mới tá hoả đưa Hồng đến bệnh viện. Lúc này, cả hai bên mắt của cô gần như không còn nhìn thấy gì.
Mẹ Hồng khóc nghẹn khi biết mắt phải của con phải cắt bỏ hoàn toàn. Còn Hồng cũng khóc theo mẹ vì biết mình sẽ không được đi học nữa.
Nguyễn Thị Hồng là một trong hai thủ khoa của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội năm nay.
Cô bé 14 tuổi lúc bấy giờ vẫn chưa hiểu được bản thân sẽ thiệt thòi ra sao khi hai mắt không thể nhìn rõ. Nỗi buồn lớn nhất lúc bấy giờ có lẽ là không được đi học, xem hoạt hình hay đọc truyện tranh.
Nhưng càng về sau, Hồng bắt đầu cảm nhận thấy rõ sự kỳ thị của mọi người.
“Bước ra ngoài, mọi người nhìn mình như một sinh vật lạ. Họ tò mò theo dõi từng bước chân xem mình đi đứng ra sao, làm việc như thế nào. Chính lúc ấy, mình bắt đầu cảm thấy bản thân bị phân biệt”.
Hồng dần thấy sợ và khép mình lại. Trong suốt 3 năm đầu, cô không dám bước chân ra khỏi nhà.
Ở mãi trong nhà nên Hồng thích nghe đài. Một lần, đài phát đi chương trình về nghị lực sống. Đó là câu chuyện của một người bị liệt toàn thân, chỉ có đầu và một chân cử động được. Nhưng người đàn ông ấy vẫn ngồi xe lăn, đi bán vé số dạo và suốt ngày cười nói, hát ca.
Khi được hỏi tại sao có thể luôn vui vẻ như thế, ông trả lời: “Nếu như tôi khóc mà có thể tốt hơn thì tôi sẽ khóc. Còn nếu tôi khóc mà không thể thay đổi được điều gì thì tại sao tôi không cười”.
Nghe được câu nói ấy, Hồng thấy như được truyền động lực: “Mình chỉ bị hỏng mắt thôi, nhưng vẫn còn tay, còn chân. Tuy hơi khó khăn, nhưng mình vẫn may mắn hơn rất nhiều người. Cho nên, mình không việc gì phải buồn cả”.
Tư tưởng thay đổi, Hồng bắt đầu trở nên lạc quan hơn. Nhưng cô gái trẻ vẫn không biết phải định hướng ra sao cho cuộc đời mình, bởi “xung quanh mình không ai bị như thế cả và bản thân cũng chưa từng tiếp xúc với người khiếm thị”.
Đôi mắt không thể nhìn thấy, Hồng từng tự ti đến mức không dám bước chân ra ngoài trong suốt 3 năm trời.
Lần khác trong lúc nghe đài, Hồng nghe được câu chuyện của những học sinh khiếm thị ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Đó là lần đầu tiên, Hồng biết đến những người giống như mình. Họ vẫn đang làm việc, vui vẻ học Âm nhạc, tiếng Anh, chơi cờ vua.
Gạt bỏ suy nghĩ “trên đời này chỉ có một mình mình hỏng mắt”, Hồng tự nhủ “mình không thể như thế này mãi được”. Vậy là Hồng xin mẹ cho đi học.
Đó cũng là thời điểm Hà Nội đang có đại dịch đau mắt đỏ. Lần này, Hồng tiếp tục bị mắc phải khiến đôi mắt vốn nhìn lờ mờ trở nên “tịt hẳn”.
Ông bà phản đối kịch liệt việc cho Hồng đi học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. “Con bị như thế mà lại đem đi vứt bỏ. Không ai vứt bỏ nó cả”, người ông quyết liệt nói với bố mẹ Hồng.
Nhưng Hồng quyết tâm phải thuyết phục gia đình bằng mọi giá. Bố mẹ Hồng đành phải bàn nhau đi tìm trường cho con.
Thời điểm ấy trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ nhận muộn nhất 16 tuổi, nhưng Hồng khi ấy đã 20.
“Ở tuổi 20 lẽ ra phải giúp được bố mẹ rồi nhưng mình vẫn phải để bố mẹ nuôi”.
Nghĩ vậy, Hồng nhờ bố mẹ xin vào Trung tâm GDTX Nguyễn Văn Tố để học những ngày cuối tuần. Trong tuần, cô đi làm xoa bóp, bấm huyệt. Mỗi tháng, Hồng nhận được 600.000 đồng. Số tiền này đủ để cô tự nuôi sống bản thân mà không cần xin bố mẹ nữa.
Người khiếm thị cũng có ước mơ
Học đến hết năm 2015, Hồng hoàn thành xong chương trình lớp 12. Cô đăng ký xét ưu tiên vào ngành Công tác xã hội của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn. Với thành tích học tập tốt, hồ sơ của Hồng được chấp nhận.
Giờ đây Hồng có thể tự tin nói chuyện với mọi người
Lên đại học, Hồng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn khác. Chữ nổi ghi rất chậm, slide trôi nhanh khiến cô không thể ghi chép được bài.
Mất nửa học kỳ đầu, Hồng cảm thấy bất lực vì không có tài liệu. Cô cứ thế “tay không bắt giặc” do không thể đọc được giáo trình.
Những tưởng không thể tiếp tục, nhưng sau một kỳ đầu, Hồng cũng dần quen với phương pháp học tập mới ở bậc đại học.
“Các bạn bắt đầu giúp đỡ mình nhiều hơn và thầy cô cũng dần quen với việc trong lớp có một bạn khiếm thị”.
Không có tài liệu học tập, Hồng chăm chú nghe cô giảng trên lớp và ghi âm lại. Cô cũng ghi lại từ khoá trong các bài giảng, sau đó về nhà tìm kiếm giáo trình trên mạng.
“Việc tìm giáo trình cũng rất khó vì nếu tìm được nguyên bộ giáo trình như cô giảng dạy trên lớp là không có. Cách duy nhất mình có thể làm là tìm kiếm tư liệu cho từng bài học.
Ví dụ với môn Triết, học đến học thuyết nào mình sẽ lên mạng tìm kiếm tất cả các bài phân tích về những học thuyết ấy. Sau đó, mình dùng phần mềm đọc màn hình để nghe xem bài phân tích nào đúng góc độ mà cô giáo giảng rồi lấy đó là căn cứ để làm tài liệu sử dụng".
Cứ thế trong những năm đại học, nhờ phương pháp này Hồng đã vượt qua được tất cả các môn. Nguyễn Thị Hồng đã làm được những điều "không tưởng" là hoàn thành chương trình học chỉ mất 3,5 năm và đến giờ là danh hiệu thủ khoa Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
"Hóa ra, ai rồi cũng có thể nỗ lực tỏa sáng theo cách riêng", Hồng tự nhủ.
"Có những cơ thể không lành lặn nhưng vẫn đem lại điều đẹp đẽ cho cuộc đời". Đó là lý do Hồng lựa chọn Ngành công tác xã hội. Cô mang ước mơ có thể làm thay đổi nhiều thứ trong suy nghĩ của người khiếm thị.
"Trước đây mình từng làm cho một tổ chức phi chính phủ với vai trò dạy Tiếng Anh cho người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội.
Làm công việc này khiến mình nhận ra nhiều thứ. Mình không thích cách nhiều người tặng quà cho người khiếm thị nhưng lại tặng tranh ảnh hay những thứ không sử dụng được. Điều đó thực sự lãng phí.
Trong khi đó những người khiếm thị có nhu cầu được giúp đỡ thông tin nhưng người ta lại không biết tìm sự giúp đỡ ấy ở đâu. Vì thế nên mình nghĩ, nếu mình là một nhân viên làm công tác xã hội, mình sẽ giúp họ có thể biết người khuyết tật cần những điều gì.
Còn đối với các bạn khuyết tật, mình cũng nhận thấy một sự thật là nhiều người luôn ỉ lại sự giúp đỡ của người khác và nghĩ rằng mình có quyền được ưu tiên. Nếu có thể đổi lại, mình hi vọng bản thân sẽ là người đi cho chứ không mong là người được nhận".
Thúy Nga
Chàng trai Thái thành thủ khoa kép ngành múa
-Trước đây Minh chỉ nghĩ học xong cấp 2 sẽ về làm ruộng, chăn trâu chứ chưa từng nghĩ đến những danh hiệu này.
下一篇:Nhận định, soi kèo Puebla vs San Luis, 08h00 ngày 18/01: Ca khúc khải hoàn
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Puebla vs San Luis, 08h00 ngày 18/01: Ca khúc khải hoàn
- Căn hộ 100 triệu: Cơn khát của dân nghèo thành phố
- Kết quả Leeds 3
- Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Beverly tại TP. Thủ Đức
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
- Nước mắt người đàn ông nuôi con ung thư
- Đoạt mạng nữ nhân viên massage, ra tòa bật khóc cầu cứu mẹ
- 10 dự báo táo bạo về bất động sản 5 năm tới
- Nhận định, soi kèo Adana Demirspor vs Fenerbahce, 23h00 ngày 19/01: Cửa trên gặp khó
- Ngã vào chậu nước, bé trai ở TP.HCM bị tổn thương não
相关推荐:
- Soi kèo góc Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1
- Việt Nam tham gia thử nghiệm đánh giá liệu pháp điều trị Covid
- 5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam vươn ra thế giới
- Khoảnh khắc kịch tính người hùng cứu em bé trước đầu tàu hỏa
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- 3 năm tới, giá bán căn hộ sẽ tăng 5
- Sức hút lớn của BĐS đô thị vệ tinh quanh TP.HCM
- Apple chặn người dùng hạ cấp iOS 16
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne Victory, 15h35 ngày 18/1: Đội khách xa lầy
- Trải nghiệm tốc độ, âm thanh của những chiếc xe F1 tại Hà Nội
- Kèo vàng bóng đá AS Roma vs Genoa, 02h45 ngày 18/1: Tiếp đà hồi sinh
- Nhận định, soi kèo Zwolle vs PSV, 22h30 ngày 18/1: Xây chắc ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
- Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
- Nhận định, soi kèo Werder Bremen vs Augsburg, 23h30 ngày 19/1: Ưu thế sân nhà
- Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà